Tài Chính Vip
» » » Lợi nhuận trước thuế là gì? Cách tính lợi nhuận trước thuế?

Lợi nhuận trước thuế là gì? Cách tính lợi nhuận trước thuế?

Lợi nhuận trước thuế là gì? Làm sao để tính lợi nhuận trước thuế cho doanh nghiệp? Với sự phát triển của thời đại, hiện nay có rất nhiều công ty cạnh tranh với nhau, vì vậy họ cần phải theo dõi chặt chẽ khả năng sinh lời của công ty mình. Lợi nhuận trước thuế là một số liệu mà các nhà quản trị cũng như các bạn kế toán vô cùng quan tâm, vì chỉ số này đóng vai trò vô cùng quan trọng trong công ty. Hãy cùng Taichinh.vip tìm hiểu xem lợi nhuận trước thuế là gì mà lại có tầm quan trọng đến doanh nghiệp như vậy nhé!

Lợi Nhuận Trước Thuế

Lợi nhuận trước thuế là gì? EBIT là gì?

Lợi nhuận trước thuế (ngôn ngữ kế toán gọi là EBIT) hay còn gọi là thu nhập trước lãi vay và thuế là tổng số lợi nhuận doanh nghiệp đã thu được  sau khi đã trừ đi phần tiền bỏ ra để thực hiện kinh doanh nhưng chưa tính đến tiền thuế phải nộp cho cơ quan thuế và tiền lãi.

Ứng dụng chỉ số EBIT

Lợi nhuận trước thuế thường được sử dụng trong các báo cáo tài chính, báo cáo thu nhập giao dịch nhận được lãi hay lỗ của những doanh nghiệp.

Lợi nhuận trước thuế còn giúp cho doanh nghiệp giảm trừ được một số rủi ro, tránh khỏi những phát sinh không đáng có.

Lợi nhuận trước thuế còn là cơ sở để chủ đầu tư nắm được toàn bộ các chỉ số quan trọng để quyết định có nên đầu tư vào doanh nghiệp này hay không và giám sát mô hình vận hành trong nội bộ doanh nghiệp trước khi đưa ra quyết định đầu tư.

Tại vì, lợi nhuận trước thuế là lợi nhuận thực nhận được của doanh nghiệp, là kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. Do vậy dựa trên kết quả này, người ta mới có thể đánh giá được doanh nghiệp đó kinh doanh có được lợi nhuận hay thua lỗ và nếu thua lỗ thì thua lỗ bao nhiêu và sanh lợi nhuận thì là bao nhiêu.

Một vài doanh nghiệp được khấu trừ thuế, giảm thuế, miễn thuế nên lợi nhuận sau thuế có thể sẽ rất cao nhưng sẽ không phải án được trực tiếp lãi kinh doanh của doanh nghiệp.

Lợi nhuận trước thuế cũng có ý nghĩa rất lớn đối với các nhà phân tích đầu tư và đánh giá sự phát sinh tín dụng. Lợi nhuận trước thuế cung cấp những số liệu cực kỳ chính xác, giúp cho quá trình đánh giá của các chuyên gia được chính xác hơn, hạn chế tối đa sự sai sót.

Những chỉ tiêu đánh giá lợi nhuận trước thuế?

Theo khái niệm phía trên của lợi nhuận trước thuế là gì, chúng ta sẽ dễ dàng biết được các chỉ tiêu nào dùng để đánh giá chỉ số này. Gồm 3 chỉ tiêu:

Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh

Đây là khoản tiền chênh lệch giữa giữa chi phí hoạt động và doanh thu của doanh nghiệp, bao gồm:

  • Giá thành các sản phẩm
  • Sản phẩm hàng hóa đã tiêu thụ

Lợi nhuận từ hoạt động tài chính

Đây là khoản tiền chênh lệch giữa chi phí và doanh thu của những công việc liên quan tới tài chính, cũng như các khoản thuế phải nộp theo quy định.

Lợi nhuận từ các hoạt động khác

Đây là khoản tiền chênh lệch giữa thu nhập của hoạt động kinh doanh, các khoản thuế cần nộp theo quy định.

Ý nghĩa của lợi nhuận trước thuế

EBIT đem lại cho bạn tước đo về khả năng sinh lợi nhuận của công ty từ những hoạt động. Do không tính đến các chi phí có liên quan đến thuế và lãi vay, EBIT bỏ qua những biến số về cấu trúc vốn và gánh nặng của thuế. Có một số lĩnh vực chính mà EBIT cực kỳ hữu ích:

  • Thuế – Điều này đặc biệt hữu ích cho các nhà đầu tư đang so sánh các công ty khác nhau với các nghĩa vụ thuế khác nhau. Ví dụ như một công ty X gần đây đã được giảm thuế có thể có lợi hơn một công ty Y không có lợi nhuận nhưng điều này lại có thể chưa đúng. Đo lường mức thu nhập trước lãi suất và thuế có thể sẽ góp phần làm rõ tình hình.
  • Nợ – Hơn nhiều thế nữa, EBIT có thể rất hữu ích khi phân tích các doanh nghiệp trong các ngành hàng thâm dụng vốn. Những công ty như thế này thường có nhiều tài sản cố định trên bảng cân đối kế toán (thường thì được tài trợ bằng nợ), có nghĩa là lãi vay sẽ có chi phí cao. 

Tuy nhiên, vì những tài sản cố định này rất quan trọng đối với sự tăng trưởng dài hạn, nên việc đo lường khả năng sinh lợi nhuận để loại bỏ nợ và các chi phí liên quan sẽ giúp ích rất nhiều cho việc đo lường khả năng sinh lời.

Hạn chế của lợi nhuận trước thuế

Tuy có ý nghĩa quan trọng nhưng lợi nhuận trước thuế vẫn còn một số hạn chế:

Chi phí khấu hao

Khấu hao được bao gồm trong tính toán EBIT và có thể dẫn đến kết quả khác nhau khi so sánh các công ty trong nhiều ngành khác nhau. 

Nếu như một nhà đầu tư đang so sánh một công ty có nhiều tài sản cố định với một công ty có ít tài sản cố định thì chi phí khấu hao sẽ có tác động rất nhiều đến công ty có tài sản cố định vì chi phí này làm giảm thu nhập ròng hay lợi nhuận.

Lãi suất vay

Những công ty có số nợ tương đối lớn sẽ có mức chi phí lãi suất vay cao. EBIT loại bỏ các chi phí lãi suất vay và do đó làm tăng tiềm năng thu nhập của công ty, đặc biệt nếu công ty đó có lượng nợ lớn. Không bao gồm nợ trong phân tích có thể sẽ là một vấn đề lớn nếu công ty làm tăng nợ do thiếu dòng tiền vào hoặc hoạt động bán hàng kém đi. 

Cũng cần phải xem xét rằng nếu trong môi trường tỷ giá tăng, chi phí lãi vay sẽ tăng lên đối với các công ty có nợ trên bảng cân đối kế toán của họ và cần phải được xem xét khi phân tích tài chính của một công ty.

EBIT

Tính EBIT có thể khó khăn, đặc biệt là đối với những người chưa làm quen được với nó. Nếu bất kỳ ai đang gặp khó khăn trong việc xác định giá trị này thì có thể sẽ muốn xem xét liên hệ với một trong những công ty kế toán trực tuyến tốt nhất.

Công thức tính lợi nhuận trước thuế

Trong hoạt động kinh doanh sản xuất, lợi nhuận trước thuế gồm tất cả các khoản lợi nhuận thu về được từ hoạt động sản xuất kinh doanh và lợi nhuận về tài chính và những lợi nhuận có thể sẽ phát sinh khác. Theo đó, lợi nhuận trước thuế được tính bằng công thức là tổng doanh thu trừ đi chi phí. Cụ thể công thức tính lợi nhuận trước thuế như sau:

Lợi nhuận trước thuế = Tổng doanh thu – Chi phí cố định — Chi phí phát sinh

Trong đó: 

  • Tổng doanh thu là toàn bộ những doanh thu thu về từ hoạt động sản xuất cũng như kinh doanh của doanh nghiệp
  • Chi phí cố định bao gồm giá vốn đã bỏ ra, chi phí vận chuyển, chi phí sản xuất hay chi phí thuê nhân viên cả chi phí thuê địa điểm và các khoản chi phí khác.
  • Chi phí phát sinh là bao gồm tất cả các chi phí phát sinh trong quá trình hoạt động của công ty mà không có kế hoạch của doanh nghiệp

Dựa trên những yếu tố này, doanh nghiệp có thể tính ra được lợi nhuận trước thuế.Từ dế dàng xác định được tình trạng kinh doanh lãi  hay lỗ của doanh nghiệp.

Ví dụ về cách tính lợi nhuận sau thuế

Một doanh nghiệp X đang kinh doanh một chuỗi cửa hàng cà phê, năm 2020 doanh nghiệp  X đó có tổng doanh thu là 15 tỷ VNĐ. Trong đó, 

Doanh nghiệp X đã mua nguyên liệu từ một công ty Y với tổng số tiền là 5 tỷ VNĐ.

Chi phí vận chuyển nguyên liệu của công ty Y về kho hàng chính của doanh nghiệp X là 1 tỷ VNĐ.

Chi phí thuê nhân viên và thuê mặt bằng là 2 tỷ VNĐ

Chi phí vận chuyển từ kho hàng chính về các chuỗi cửa hàng cà phê là 500 triệu VNĐ

Chi phát sinh trong quá trình kinh doanh là 150 triệu VNĐ

Từ những dữ liệu trên, áp dụng vào công thức ta có thể dễ dàng tính ra lợi nhuận trước thuế của công ty X là:

EBIT = 15 tỷ – (5 tỷ + 1 tỷ + 2 tỷ + 500 triệu) – 150 triệu = 6 tỷ 350 triệu VNĐ

Như vậy từ phép tính trên, ta có thể thấy được được lợi nhuận trước thuế là 6 tỷ 350 triệu. Điều đó cũng nói lên rằng doanh nghiệp X đang kinh doanh có lãi.

So sánh lợi nhuận trước thuế và lợi nhuận sau thuế

Lợi nhuận trước thuế và lợi nhuận sau thuế là hai chỉ số được rất nhiều doanh nghiệp quan tâm trong lĩnh vực kinh doanh và đầu tư. Lợi nhuận trước thuế và lợi nhuận sau thuế có những điểm tương đồng những bên cạnh đó cũng có những điểm khác nhau. Mời các bạn cùng mình xem chi tiết ở bảng sau nhé.

Tiêu chí so sánh Lợi nhuận trước thuế Lợi nhuận sau thuế

Giống nhau

Đều là những số liệu thể hiện trong hoạt động kinh doanh, đồng thời đóng vai trò quan trọng trong quá trình đánh giá sản xuất, kinh doanh.


Khác nhau
>
Khái niệm

Lợi nhuận trước thuế chính là lợi nhuận và doanh nghiệp hay nhà đầu tư nhận được trước khi phải nộp thuế hoặc trả lãi.

Khác với lợi luận trước thuế, lợi nhuận sau thế là phần lợi nhuận mà doanh nghiệp hay nhà đầu tư nhận được sau khi đã trả các chi phí cũng như là tiền thuế. Lợi nhuận sau thuế còn được gọi với tên khác là lợi nhuận ròng (lãi ròng).

Công thức

Lợi nhuận trước thuế = Tổng doanh thu – Chi phí cố định – Chi phí phát sinh.

Lợi nhuận sau thuế = Tổng doanh thu – Tổng chi phí – Thuế thu nhập doanh nghiệp.

Ý nghĩa

Góp phần đánh giá chính xác tình hình kinh doanh của doanh nghiệp.
Lợi nhuận trước thuế là cơ sở để từ đó nhà đầu tư có thể so sánh và đưa ra quyết định đầu tư hợp lý.
Nhận được sự quan tâm, chú trọng của các nhà đầu tư và các chuyên gia phân tích tài chính hơn là các doanh nghiệp

Lợi nhuận sau thuế cho thấy khả năng công ty kiếm soát chi phí của công ty như thế nào.
Lợi nhuận sau thuế quyết định công ty, doanh nghiệp có kinh doanh tốt hay không, lãi hay là lỗ. Nếu lợi nhuận sau thuế nhỏ hơn 0 thì công ty kinh doanh thua lỗ và ngược lại nếu lớn hơn 0 thì kinh doanh có lãi.
Thông qua lợi nhuận sau thuế, doanh nghiệp có thể dễ dàng nhận biết được các tỷ lệ lợi nhuận hay doanh thu, lợi nhuận hay tài sản, để từ đó có thể đánh giá hiệu quá của kinh doanh.

Lợi nhuận trước thế có được chia không?

Hiện nay, pháp luật không có quy định phải bắt buộc chia lợi nhuận sau thuế và cũng không có quy định không được chia lợi nhuận sau thuế. Vì vậy, các doanh nghiệp hoàn toàn có thể chia lợi nhuận trước thuế.

Tuy nhiên, lợi nhuận trước thuế là lợi nhuận chưa trừ đi các khoản thuế với cơ quan thuế nên các doanh nghiệp cần phải kê khai đúng lợi nhuận trước thuế và tính đúng các phần thuế phải nộp cùng với các khoản nợ, các nghĩa vụ tài chính khác để có thể căn cứ chia lợi nhuận.

Các công ty, doanh nghiệp thường sẽ chia lợi nhuận sau khi đã hoàn tất tất cả các nghĩa vụ tài chính với cơ quan thuế Nhà nước và các chủ thể khác có liên quan.

Việc chia lợi nhuận khi chưa tính thuế có thể sai sót và việc lấy lại lợi nhuận từ các chủ thể cũngcó thể sẽ gặp khó khăn, chậm lấy lại hoặc là không thể lấy lại được dẫn đến việc thất thoát một số tiền đáng kể của doanh nghiệp.

Một số câu hỏi liên quan đến lợi nhuận trước thuế

Lợi nhuận kế toán trước thuế là nghiệp vụ của nhân viên kế toán đang làm việc trong doanh nghiệp. Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế sẽ được tính bằng cách lấy: Lợi nhuận thuần + Lợi nhuận khác. 

Biên lợi nhuận trước thuế (Pre-tax Profit Margin) là một công cụ kế toán tài chính được sử dụng để đo lường hiệu quả hoạt động của một doanh nghiệp hay công ty.

Lợi nhuận sau thuế chính là phần lợi nhuận mà một công ty hay doanh nghiệp nhận về sau khi trừ đi số vốn bỏ ra và đã trừ cả khoản thuế thu nhập phải đóng cho Nhà nước. Khoản lợi nhuận này còn có tên gọi khác là thu nhập ròng hay lãi ròng.

Có lẽ nhiều bạn đã biết tới lợi nhuận trước thuế là gì nhưng lại không biết tên tiếng anh của lợi nhuận trước thuế và EBIT là ký hiệu của chữ nào?

Vậy lợi nhuận trước thuế trong tiếng anh là “Earnings Before Interest and Taxes“ và được viết tắt là EBIT.

Nếu lợi nhuận trước thuế âm thì doanh nghiệp không cần phải nộp thuế thu nhập doanh nghiệp mà sẽ được chuyển sang lỗ tối đa trong vòng 5 năm.

Chỉ số EBIT thấp có thể do nhiều nguyên nhân. Vì vậy, để thay đổi kết quả lợi nhuận của kỳ kinh doanh kế tiếp bạn cần xác định nguyên nhân ảnh hưởng tới EBIT.

Nếu lợi nhuận trước thuế thấp do giá vốn củ sản phẩm cao, ban nên đánh giá lại chuỗi cũng ứng. Theo đó bạn có thể chọn những sản phẩm rẻ hơn hoặc thuê ở ngoài để giảm tối đa chi phí sản xuất.

Trường hợp khác, lợi nhuận trước thuế thấp do chi phí không cân xứng thì bạn cần kiểm tra lại tất cả các khâu vận hành. Sau đó hãy cắt giảm những chi phí thực sự không cần thiết.

Kết luận

Hy vọng bài viết trên của Tài Chính Vip có thể giúp bạn hiểu được lợi nhuận trước thuế là gì, ebit là gì và cách tính lợi nhuận trước thuế là như thế nào. Để từ các dữ liệu đánh giá hiệu quả của mô hình kinh doanh đó bạn có thể đưa ra những quyết định đầu tư thông minh. Mọi chi tiết xin vui lòng liên hệ cho tôi để được giải đáp thắc mắc.

X