Vốn ODA – Official Development Assistance ra đời sau Chiến tranh thế giới thứ 2 nhằm viện trợ các nước châu u phục vụ ngành công nghiệp đã bị chiến tranh tàn phá. Cho đến hiện nay, nguồn vốn vay ODA vẫn tồn tại giúp đỡ tài chính rất nhiều cho các nước đang và kém phát triển thông qua nhiều hình thức. Trong bài viết hôm nay, Taichinh.vip sẽ cùng với các bạn tìm hiểu rõ hơn về khái niệm vốn ODA.
Sơ lược về ODA
Nguồn vốn ODA là gì?
Vốn ODA là nguồn tiền mà chính phủ, các cơ quan chính thức của các tổ chức phi chính phủ, quốc tế dành cho các nước đang và kém phát triển vay để phát triển kinh tế – xã hội.
Nguồn vốn ODA là viện trợ không hoàn lại hoặc hoàn lại tín dụng ưu đãi (cho vay với mức lãi suất thấp) của chính phủ, cơ quan thuộc Liên hợp quốc, tổ chức phi chính phủ, tài chính quốc tế mà người ta gọi chung là các đối tác nước ngoài dành cho chính phủ các nước nhận viện trợ.
Ưu nhược điểm của vốn oda
Ưu điểm nguồn vốn oda
- Nguồn vốn có lãi suất thấp (dưới 2% trên một năm). Vì thế, đây là nguồn vốn quan trọng đề các nước phát triển kinh tế – xã hội cho các nước đang và kém phát triển.
- Thời gian cho vat kéo dài từ 25 năm đến 40 năm. Thời gian ân hạn kéo dài từ 8 đến 10 năm.
- Đặc biệt trong tổng nguồn vốn vay oda, sẽ có ít nhất khoảng 25% nguồn vốn không cần phải hoàn lại.
Nhược điểm nguồn vốn oda
- Đi kèm với việc mua nguồn vốn vay ODA, các nước cho vay sẽ yêu cầu nước đi vay phải mua, sử dụng dịch vụ, nhân sự,… với mức chi phí khá cao.
- Cùng với đó là các điều khoản thương mại mậu dịch như nhập khẩu tối đa bất kỳ sản phẩm nào đó của các nước cho vay.
- Trong trường hợp tỷ giá hối đoái có sự biến động mạnh sẽ làm cho giá trị dòng vốn oda tăng cao. Đến khi trả nợ thì giá trị vốn oda đã rất lớn.
- Trong quá trình sử dụng vốn oda nếu không khéo léo sẽ dễ xảy ra tình trạng lãng phí, tham nhũng, thiếu kinh nghiệm điều hành dự án,… vô cùng nguy hiểm với các nước đi vay oda.
Đặc điểm của vốn ODA
Hãy cùng Tài Chính Vip tìm hiểu về đặc điểm của nguồn vốn ODA nhé!
Vốn hợp tác phát triển
Như các bạn đã biết ODA là hình thức hợp tác giữa các quốc gia phát triển, các tổ chức quốc tế để hỗ trợ các nước đang phát triển hoặc kém phát triển. Khoản viện trợ này có thể không hoàn lại hoặc áp dụng chính sách vây với điều kiện ưu đãi.
Ngoài các khoản vay ưu đãi thì các nước hỗ trợ còn thực hiện việc cung cấp hàng hóa, các dịch vụ, chuyển giao khoa học kỹ thuật,… Hơn thế nữa, việc nhận viện trợ thì cần phải có trách nhiệm đối với việc sử dụng nguồn vốn vào các mục tiêu phát triển kinh tế, xây dựng cơ sở hạ tầng,… để đất nước phát triển, nâng cao đời sống người dân.
Vốn ODA có nhiều ưu đãi
Các khoản vay ODA có mức lãi suất rất thấp, chỉ ở mức một vài phần trăm. Nếu mà là ngân hàng thế giới thì khoản vay có mức lãi suất gần như 0% một năm. Vì mục tiêu chung là hỗ trợ các nước đang và kém phát triển nên ODA sẽ có tính ưu đãi hơn so với bất kỳ nguồn vốn nào.
Điều kiện ràng buộc kèm theo
ODA có những chính sách, quy định kèm theo rõ ràng buộc các nước tiếp nhận phải thực hiện theo. Bởi vì các nước viện trợ vẫn muốn đạt được ảnh hưởng chính trị, và mang lại lợi nhuận cho mình. Chính vì thế mà ODA bao giờ cũng có các điều kiện nhất định về kinh tế, chính trị, khu vực địa lý.
Vai trò của ODA đối với nước tài trợ
Vốn oda được đánh giá là nguồn vốn ngoại lực quan trong giúp các nước phát triển thực hiện tốt mục tiêu phát triển kinh tế – xã hội của mình. Vai trò của ODA sẽ được thể hiện rõ thông qua một số điểm chính sau đây:
- ODA là nguồn vốn bổ sung giúp các nước nghèo đảm bảo đủ chi phí đầu tư phát triển, giảm gánh nặng cho ngân sách của nhà nước. Đặc tính của vốn ODA chính là ưu việt về thời gian, lãi suất thấp, luôn có một phần viện trợ không hoàn lại. Nhờ nguồn vốn ODA khổng lồ mà các nước đang và kém phát triển có thể tập trung đầu tư cơ sở hạ tầng, kinh tế.
- Vốn ODA giúp các nước đang, kém phát triển đầu tư vào giáo dục, đào tạo nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả của nguồn nhân lực. Bên cạnh đó, ODA lớn còn được dành cho các chương trình hỗ trợ lĩnh vực y tế nhằm đảm bảo sức khỏe cho cộng đồng.
- Vốn ODA giúp các nước xóa đói, giảm nghèo, thể hiện tính nhân đạo của ODA. Trong bối cảnh sử dụng nguồn vốn ODA có hiệu quả thì khi tăng một lượng vốn bằng 1% GDP sẽ làm giảm % nghèo khổ và giảm 0.9% tỉ lệ tử vong cho trẻ sơ sinh. Vậy nếu các nước phát triển tăng 10 tỉ USD viện trợ hàng năm thì sẽ cứu được 25 triệu người dân trên khắp thế giới khỏi cảnh nghèo khổ.
Các dự án sử dụng vốn ODA tại Việt Nam
Hiện tại, Việt Nam là một trong những nước nhận được nguồn vốn ODA dường như là nhiều hơn so với các nước có cùng thu nhập. Nguồn vốn ODA đóng vai trò rất tích cực trong việc thúc đẩy kinh tế – xã hội. Nâng cao chất lượng cơ sở hạ tầng, an sinh xã hội đặc biệt là các vùng sâu vùng xa.
Không dừng lại ở đó, các nguồn vốn vay còn hỗ trợ tích cực vào quá trình đẩy mạnh chuyển giao công nghệ, tiếp thu khoa học, kỹ thuật, quản lý tiên tiến để tạo ra việc làm. Tuy nhiên, trong quá trình sử dụng nguồn vốn ODA không thể tránh khỏi việc tồn tại những bất cập cần khắc phục trong thời gian sắp tới. Chẳng hạn như tiến độ thực hiện dự án, việc giải ngân các dự án chưa đáp ứng yêu cầu, cam kết ký kết trong hiệp định.
Tính đến năm 2018, Việt Nam đã ký các hiệp định vay hơn 84 tỷ USD vốn ODA. Tập trung chủ yếu ở các nhà tài trợ lớn như WB (29%), Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) (20%), Nhật Bản (34%), Trung Quốc (4%), Hàn Quốc (4%), Pháp (3%),…
Với các dự án tiêu biểu như Chuyển đổi nông nghiệp bền vững (Vn-SAT), Dự án Cạnh tranh ngành Chăn nuôi và An toàn thực phẩm (LIPSAP), Sửa chữa và nâng cao an toàn đập,…
Kết luận
Trên đây là những chia sẻ của Tài Chính Vip về chủ đề vốn ODA được nhiều người quan tâm. Rất hy vọng bài viết sẽ mang đến cho các bạn đọc những kiến thức thật bổ ích. Đừng quên theo dõi chúng tôi để cập nhật những tin tức mới nhất về tài chính nhé!