Tài Chính Vip
» » Chính Sách Tài Khóa Là Gì – Vai Trò Trong Kinh Tế

Chính Sách Tài Khóa Là Gì – Vai Trò Trong Kinh Tế

Chính sách tài khóa là thuật ngữ quen thuộc trong kinh tế vĩ mô, nói về chế độ thuế cũng như đầu tư công ảnh hưởng ra sao đến nền kinh tế hiện tại. Đây là một khái niệm vô cùng quan trọng trong lĩnh vực ngân hàng liên quan đến các chính sách giao dịch tương tự như chính sách tiền tệ. Lần này, taichinh.vip sẽ trình bày đầy đủ thông tin liên quan đến chính sách tài khóa (fiscal policy) ở bài viết dưới đây.

Sơ lược về chính sách tài khóa

Tài khóa là gì?

Được biết đến như là chu kỳ trong khoảng thời gian 42 tháng, tài khóa thường dùng cho dự toán và quyết toán ngân sách hàng năm của doanh nghiệp và nhà nước. Đây cũng được xem là mốc tính thuế mỗi năm. Do đó tùy vào quy định của mỗi quốc gia và nhu cầu hoạt động của từng doanh nghiệp mà tài khóa có thể diễn ra theo mốc dương lịch hoặc âm lịch.

Thời gian phân tích tài chính

Khái niệm

Chính sách tài khóa được biết đến như là công cụ của chính sách kinh tế vi mô. Nó có khả năng tác động trực tiếp đến nền kinh tế thị trường thông qua các biện pháp nhằm làm thay đổi chi tiêu cũng như thuế của chính phủ.

Chính sách tài khóa ra đời nhằm làm giảm quy mô biến động của sản lượng trong cùng một chu kỳ kinh doanh. Tuy nhiên, dù có nhiều quan điểm cho rằng sở dĩ nhà nước ban hành chính sách tài khóa là để vi chỉnh hoạt động của nền kinh tế. Nhưng hiện nay không ít nhà kinh tế học đặt vấn đề rằng liệu chính sách tài khóa có thật sự hiệu quả đối với vi chỉnh kinh tế hay không.

Cơ chế của chính sách tài khóa

Hiện nay có hai công cụ thường được sử dụng gắn liền với cơ chế của chính sách tài khóa.

Chi tiêu chính phủ

Chính phủ thường chi tiêu với hai hạng mục chính là: chi chuyển nhượng và chi mua sắm hàng hóa, dịch vụ. Trong đó:

  • Chi mua sắm hàng hóa là dùng ngân sách để mua vũ khí, xây dựng đường xá, công trình công cộng, những dự án liên quan đến phát triển đất nước, trả lương cho cán bộ công nhân viên chức,…
  • Chi chuyển nhượng là khoản trợ cấp của chính phủ dành cho các đối tượng thuộc hộ nghèo hoặc nằm trong nhóm dễ bị tổn thương khác.

Thuế

Hiện nay có rất nhiều loại thuế khác nhau, nhưng về cơ bản chúng được chia thành hai nhóm như sau:

  • Thuế trực thu: dùng để chỉ những loại thuế đánh trực tiếp lên thu nhập hoặc tài sản của người dân. Ví dụ như: thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân,…
  • Thuế gián thu: dùng để chỉ những loại thuế đánh lên giá trị hàng hóa/dịch vụ đang được lưu thông thông qua sản xuất và tiêu dùng trên thị trường.

Chính sách tài khóa có ổn định hay không?

Trong nền kinh tế mở

Tùy vào tỷ giá hối đoái mà chính sách tài khóa có ổn định hay không trong nền kinh tế mở. Khi tỷ giá hối đoái ổn định thì chính sách tài khóa sẽ phát huy khả năng của nó trong việc cân bằng thị trường. Còn nếu tỷ giá bị thả nổi thì chính sách tài khóa lại mất hiệu lực bởi sự thay đổi tỷ giá đã triệt tiêu tính hiệu quả của chính sách này.

Trở ngại về tình hình ổn định chính trị

Ở một số nước, nếu như chính phủ muốn đầu tư, xây dựng bất kỳ điều gì đều cần phải được quốc hội phê duyệt. Đồng thời trước khi đầu tư thì đều cần phải điều tra nghiêm ngặt về tính khả thi và công dụng trong tương lai của dự án. Do đó nếu như bị bác bỏ thì dự án cũng sẽ không được thực hiện, và điều này vẫn có khả năng xảy ra.

Ngoài ra, nếu như việc thực hiện chính sách có thể giảm thuế thì dễ. Nhưng trong trường hợp yêu cầu tăng thuế để thực hiện dự án thì lại vấp phải sự phản đối của người dân nên việc này có thể cũng không thực hiện được.

Độ trễ khi phát huy tính hiệu quả của chính sách tài chính

Để có thể triển khai tài chính thì cần được quốc hội phê duyệt. Quãng thời gian chờ đợi để lãnh đạo xem xét thảo luận thường kéo dài rất lâu. Điều này có thể ảnh hưởng đến việc triển khai kế hoạch đầu tư. Vậy nên tính hiệu quả của chính sách cũng bị ảnh hưởng ít nhiều bởi độ trễ này.

Vai trò của chính sách tài khóa trong kinh tế vĩ mô

Chính sách tài khóa gắn liền với kinh tế vĩ mô, vì vậy chúng có vai trò và ý nghĩa rất quan trọng. Có thể nói, chính sách tài khóa trong kinh tế vĩ mô giúp cho chính phủ dễ dàng điều tiết hoạt động chi tiêu mua sắm và thuế. Từ đó điều tiết được nền kinh tế, giảm thiểu tình trạng biến động thị trường.

Trong trường hợp bình thường, chính sách tài khóa sẽ tác động đến sự tăng trưởng kinh tế. Còn trong lúc kinh tế có dấu hiệu suy thoái thì nó lại trở thành công cụ giúp cân bằng thị trường.

Hạn chế của chính sách tài khóa

Bên cạnh những lợi thế mang lại thì chính sách tài khóa vẫn tồn tại một số hạn chế như sau liên quan đến các khía cạnh sau.

Phân tích dữ liệu tài chính

Thâm hụt tài khóa

Đây là sự thiếu hụt giữa thu nhập thực tế của chính phủ so với chi tiêu chính phủ. Thâm hụt tài khóa thường được tính bằng tỷ lệ phần trăm của tổng sản phẩm quốc nội.

Chính sách tài khóa mở rộng

Còn được biết là chính sách tăng cường chi tiêu của chính phú. Chính sách tài khóa mở rộng ra phạm vi chi tiêu sản phẩm/hàng hóa hoặc giảm bớt nguồn thuế thu vào.

Chính sách tài khóa thu hẹp

Được hiểu với ý nghĩa chính phủ giảm bớt chi tiêu hoặc tăng nguồn thu thuế.

Kỷ luật tài khóa

Mang ý nghĩa tập hợp tất cả các quy định về các dự thảo hoặc phê duyệt thực hiện các dự án sử dụng ngân sách nhà nước. Về cơ bản, kỷ luật tài khóa sẽ giới hạn các khoản chi tiêu được pháp luật công nhận. Doanh nghiệp và nhà nước tuân thủ các mức chỉ tiêu đặt ra chính là đảm bảo kỷ luật về tài khóa.

Chính sách tài khóa trong kinh tế vĩ mô là một thuật ngữ đã không còn xa lạ đối với nền kinh tế. Thông qua bài viết trên của taichinh.vip , bạn đã hiểu hơn về chính sách tài khóa là gì và các khía cạnh liên quan đến chính sách này.

Xem thêm bài viết liên quan

Học Phí Học Viện Ngân Hàng 

Bản Chất Của Tiền Tệ

Các Loại Thị Trường Phổ Biến

Categories: Tài Chính
X