Tài Chính Vip
» » » Cách mở sổ tiết kiệm online TPbank mới nhất 2023

Cách mở sổ tiết kiệm online TPbank mới nhất 2023

Mở sổ tiết kiệm online TPBank giúp mang đến giải pháp tích lũy an toàn, sinh lời hiệu quả khoản tiền nhàn rỗi của bạn. Lãi suất tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn tại ngân hàng TPBank khá cao so với thị trường hiện nay. Bên cạnh đó sổ tiết kiệm trực tuyến còn giúp bạn dễ dàng tra cứu thông tin bất cứ lúc nào. Cùng Taichinh.vip theo dõi chi tiết hơn qua bài viết dưới đây.

Có nên gửi tiết kiệm online TPbank không?

Có nên gửi tiết kiệm online TPbank hay không? Khách hàng khi tham gia gửi tiết kiệm điện tử tại TPBank sẽ được hưởng nhiều lợi ích: Thủ tục nhanh chóng, thuận tiện, không cần cầm sổ như gửi tiết kiệm thông thường, không cần đến ngân hàng mở sổ và có thể mở/tất toán bất cứ lúc nào.

Bên cạnh các dịch vụ mở sổ tiết kiệm online PVcombank, Eximbank, VIB… rất phổ biến. TPBank cũng nắm bắt xu hướng cho ra đời dịch vụ tiết kiệm Online TPBank dành cho khách hàng có nhu cầu tích lũy cho tương lai.

Một số ưu điểm khi mở sổ tiết kiệm online TPBank 

  • Loại tiền gửi: VND
  • Số dư tối thiểu: 1.000.000 VND
  • Kỳ hạn gửi: 1, 2, 3 tuần, từ 1 đến 36 tháng
  • Phương thức nhận lãi: Lĩnh lãi cuối kỳ
  • Gia hạn: Gia hạn cả gốc và lãi/gia hạn gốc/không gia hạn
  • Tài khoản tiết kiệm trực tuyến được phép cầm cố, chiết khấu/tái chiết khấu.
  • Hướng dẫn mở sổ tiết kiệm online ngân hàng TPBank đơn giản, dễ thao tác

Hướng dẫn mở sổ tiết kiệm online tại TPBank

Nhìn chung, để mở tài khoản tiết kiệm TPBank Online, khách hàng chỉ cần vài cú click chuột. Cụ thể, gửi tiết kiệm online TPBank sẽ trải qua các bước như sau.

Bước 1: Khách hàng mở tài khoản cá nhân và đăng ký dịch vụ eBanking của TPBank.

Bước 2: Ngay sau khi được cấp tài khoản, khách hàng đăng nhập và mở Tiết kiệm điện tử qua mục Tiết kiệm trên eBank.

Bước 3: Khách hàng lựa chọn các thông tin trên giao diện như số tiền gửi, kỳ hạn, hình thức nhận lãi…

Bước 4: Xác nhận thông tin và hoàn tất đăng ký. Đồng tiền của bạn bắt đầu sinh lời và sử dụng các tiện ích đi kèm với tài khoản tiết kiệm như ứng trước từ sổ tiết kiệm, chứng minh tài chính…

Cách kiểm tra số dư tiết kiệm TPBank

Để biết tiền đã về tài khoản tiết kiệm hay chưa, bạn có thể kiểm tra số dư bằng các cách sau:

Kiểm tra bằng tin nhắn SMS: Người dùng sẽ nhận được tin nhắn thông báo số dư tài khoản ngay khi mở tài khoản tiết kiệm.

Gọi đến hotline TPBank: Khách hàng chỉ cần cung cấp thông tin cá nhân, tổng đài viên sẽ tra cứu tình trạng số dư tài khoản.

Kiểm tra bằng mã QR: Khách hàng chỉ cần tải ứng dụng TPBank eBank, mở tính năng quét mã QR trên sổ tiết kiệm của mình.

Kiểm tra trên Internet Banking/Mobile Banking: Khách hàng truy cập ebank của ngân hàng, nhập tài khoản, mật khẩu và truy vấn.

Lãi suất gửi tiết kiệm Online TPBank

Sử dụng dịch vụ tiết kiệm điện tử của TienPhongBank, khách hàng sẽ được hưởng lãi suất hấp dẫn so với gửi tiết kiệm tại quầy giao dịch. Ngoài ra, kỳ hạn gửi vô cùng linh hoạt từ 1 tuần đến 36 tháng.

Trong đó, lãi suất tiết kiệm online của TPBank là 7,35%/năm áp dụng cho các kỳ hạn: 18, 24 và 36 tháng.

Một số thắc mắc khi gửi tiền tiết kiệm TPBank 

Tiết kiệm điện tử là hình thức trích nợ trực tiếp từ tài khoản thanh toán của khách hàng mở tại TPBank. Vì vậy, bạn cần mở một tài khoản trước, sau đó mới sử dụng dịch vụ.

Khi đã có tài khoản, bạn có thể chuyển tiền từ ngân hàng khác đến tài khoản của mình tại TPBank để mở tài khoản tiết kiệm điện tử.

Bước 1: Đưa thẻ ATM đã liên kết với tài khoản tiết kiệm vào máy ATM. 

Bước 2: Chọn ngôn ngữ và nhập mã PIN đăng nhập. 

Bước 3: Chọn tính năng chuyển khoản và nhập số tài khoản của sổ tiết kiệm trực tuyến vào phần thông tin tài khoản nhận. 

Bước 4: Nhập số tiền cần chuyển và hoàn tất giao dịch và nhận lại thẻ.

Số tiền tối thiểu để gửi tiết kiệm điện tử là bao nhiêu? Số tiền gửi tiết kiệm điện tử tối thiểu là 1.000.000 VND.

Như vậy qua bài viết trên Taichinh.vip đã cung cấp cho bạn một số thông tin cần biết việc mở sổ tiết kiệm online TPBank. Hy vọng sẽ mang đến cho bạn những giải pháp đầu tư sinh lời phù hợp và hiệu quả. 

Categories: Ngân Hàng
X