Tìm hiểu quy định về mua bán vàng mới nhất năm 2023 

Tìm hiểu các quy định về mua bán vàng là điều cần thiết. Luật đầu tư vàng không chỉ giúp bảo vệ quyền lợi của người mua và người bán, mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì tính ổn định và minh bạch của thị trường vàng. Cùng Taichinh.vip tìm hiểu rõ hơn về các quy định kinh doanh vàng bạc đá quý và hướng dẫn cụ thể liên quan đến việc mua bán vàng.

quy dinh ve mua ban vang tren thi truong

Quy định về mua bán vàng thị trường

Theo Nghị định số 24/2012/NĐ-CP,  Pháp luật Việt Nam khẳng định và bảo vệ quyền sở hữu vàng hợp pháp của các tổ chức và cá nhân. Mọi hoạt động kinh doanh vàng phải tuân thủ những quy định từ Chính phủ cùng với những điều luật khác liên quan. 

Ngân hàng Nhà nước – cơ quan đại diện Chính phủ trong việc quản lý  thị trường. Bao gồm tất cả các việc mua bán vàng, với mục đích duy trì và phát triển ổn định, bền vững của thị trường vàng trong nước.

Quy định mua bán vàng SJC, vàng miếng

  • Nhà nước độc quyền sản xuất vàng miếng, xuất khẩu và nhập khẩu vàng nguyên liệu để sản xuất vàng miếng. 
  • Ngân hàng Nhà nước có trách nhiệm tổ chức, giám sát và quản lý sản xuất vàng miếng. Thực hiện xuất khẩu và nhập khẩu vàng nguyên liệu để sản xuất vàng miếng và mua bán vàng miếng trong thị trường nội địa theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ.
  • Mua bán vàng miếng là hoạt động kinh doanh có điều kiện phải được cấp giấy phép từ Ngân hàng Nhà nước.

Đối với thị trường vàng trang sức, mỹ nghệ

  • Hoạt động sản xuất vàng trang sức (vàng 24K, 18K, 16K, 14K. 10K) mỹ nghệ là hoạt động kinh doanh có điều kiện, phải có giấy chứng nhận đủ điều kiện từ Ngân hàng Nhà nước.
  • Mua, bán vàng trang sức, mỹ nghệ là hoạt động kinh doanh có điều kiện nhưng không cần giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh.

Xuất, nhập khẩu vàng nguyên liệu 

  • Các doanh nghiệp có giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất vàng trang sức mỹ nghệ từ Ngân hàng Nhà nước.
  • Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và doanh nghiệp đầu tư ra nước ngoài trong lĩnh vực khai thác vàng được xem xét để cấp giấy phép nhập khẩu vàng nguyên liệu để sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ.
  • Các doanh nghiệp có giấy phép khai thác vàng được xem xét để cấp giấy phép xuất khẩu vàng nguyên liệu.
  • Các doanh nghiệp kinh doanh vàng có hợp đồng gia công vàng trang sức, mỹ nghệ với nước ngoài được xem xét để cấp giấy phép tạm nhập vàng nguyên liệu để tái xuất sản phẩm.
  • Các hoạt động kinh doanh vàng khác thuộc danh mục hàng hóa, dịch vụ hạn chế kinh doanh. Các tổ chức, cá nhân chỉ được thực hiện các hoạt động kinh doanh vàng khác sau khi được Thủ tướng Chính phủ cho phép và được Ngân hàng Nhà nước cấp giấy phép.

Đối với việc mang vàng khi xuất cảnh, nhập cảnh của cá nhân

  • Cá nhân xuất cảnh, nhập cảnh bằng hộ chiếu được mang theo vàng trang sức, mỹ nghệ nhưng không được phép mang theo vàng miếng, vàng nguyên liệu.
  • Cá nhân xuất cảnh, nhập cảnh bằng giấy tờ khác không được mang theo vàng nguyên liệu, vàng miếng, vàng trang sức, mỹ nghệ.
  • Trường hợp định cư: Cá nhân nước ngoài định cư ở Việt Nam và cá nhân Việt Nam định cư ở nước ngoài được phép mang theo vàng nguyên liệu, vàng miếng, vàng trang sức, mỹ nghệ.
  • Ngân hàng Nhà nước thực hiện kiểm tra, thanh tra đối với hoạt động sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ; hoạt động kinh doanh mua, bán vàng miếng, vàng trang sức, mỹ nghệ. Hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu vàng nguyên liệu và hoạt động kinh doanh vàng khác.

Người dân có được mua, bán vàng miếng hay không?

co duoc mua vang mieng khong

Người dân không được phép kinh doanh mua bán vàng miếng tại tiệm vàng khi chưa được Ngân hàng Nhà nước cấp phép.

Căn cứ theo Điều 10 Nghị định 24/2012/NĐ-CP quy định về việc quản lý hoạt động kinh doanh mua bán vàng miếng như sau:

Hoạt động kinh doanh vàng miếng của tổ chức, cá nhân chỉ được thực hiện tại các địa điểm,  tổ chức tín dụng, doanh nghiệp đã được Ngân hàng Nhà nước cấp Giấy phép kinh doanh vàng miếng.

Để đảm bảo việc trao đổi vàng miếng hợp pháp, bạn cần thực hiện giao dịch tại những địa điểm đã được Ngân hàng Nhà nước cấp phép.

Nghị định xử phạt kinh doanh vàng không đúng quy định

nghi dinh xu phat kinh doanh vang khong dung quy dinh

Các trường hợp tự ý mua bán vàng miếng không đúng quy định sẽ bị phạt vi phạm theo điểm a khoản 2 điều 24 Nghị định 88/2019/NĐ-CP như sau:

Điều 24. Quy định về vi phạm trong lĩnh vực kinh doanh vàng: Giao dịch vàng miếng với tổ chức tín dụng hoặc doanh nghiệp không có giấy phép kinh doanh vàng miếng. Nếu tái phạm hoặc vi phạm nhiều lần, hình phạt sẽ là từ 10 triệu đồng đến 20 triệu đồng.

Tuy nhiên, việc mua bán vàng trang sức như nhẫn, hoa tai, dây chuyền, lắc tay bởi người dân tại các tiệm vàng là hợp pháp

Bán vàng không giấy lỗ bao nhiêu?

ban vang khong co giay co bi lo khong

Trên thực tế, khi mua vàng và bán lại sẽ có sự chênh lệch giá vàng. Khi mua vàng, giá thường cao hơn khi cửa hàng bán ra, thậm chí nếu bạn mua vàng ngay sau đó bán lại, giá bán thường thấp hơn giá mua.

Nếu bạn bán vàng mà không có giấy tờ đầy đủ, giá bán sẽ giảm hơn so với khi có giấy tờ. Điều này bởi trong biên lai mua bán, thông tin về số lượng vàng bạn đã mua được ghi rõ, bao gồm tuổi vàng, khối lượng, giá trị, nơi mua bán,… 

Từ đó, người mua có thể xác định nguồn gốc và chất lượng của vàng. Nếu không có giấy tờ mua vàng, việc kiểm tra chất lượng và nguồn gốc sẽ mất thời gian.

Điều này khiến các cửa hàng ép giá và giảm giá vàng để bù đắp rủi ro và không chắc chắn về chất lượng của sản phẩm. Bạn nên lưu giữ lại giấy tờ hóa đơn khi thực hiện mua bán vàng để giảm mức chi phí và hao hụt khi mua bán vàng.

Một số lưu ý khi mở tiệm vàng 

luu y khi mo tiem vang

Khi dự định mở tiệm vàng, bạn cần tuân theo các quy định pháp luật sau:

  • Luật Doanh nghiệp năm 2020 
  • Nghị định 01/2021/NĐ-CP
  • Nghị định 108/2018/NĐ-CP

Đồng thời cần lưu ý một số điều sau đây:

  • Mở tiệm vàng phải đăng ký kinh doanh theo mô hình doanh nghiệp lựa chọn 
  • Tên tiệm vàng: Chọn tên ngắn gọn, dễ nhớ và ý nghĩa. Trước khi đăng ký, nên kiểm tra Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp để tránh trùng lặp. Cần hạn chế sử dụng tên bị cấm theo Luật Doanh nghiệp 2014.
  • Trụ sở doanh nghiệp: Phải có địa chỉ rõ ràng tại Việt Nam, gồm số nhà, ngõ, phố, huyện, quận, tỉnh, thành phố. Có thể bổ sung số điện thoại, số fax và email liên lạc.
  • Ghi ngành nghề kinh doanh: Phải sử dụng mã ngành kinh tế của Việt Nam, được quy định tại Quyết định 27/2018/QĐ-TTg.
  • Vốn điều lệ: Không có quy định cụ thể về số vốn điều lệ khi mở tiệm vàng, tùy thuộc vào loại hình kinh doanh.
  • Điều kiện khác: Ngoài những quy định trên, còn có thể có các điều kiện khác liên quan đến việc mở tiệm vàng.

Dù bạn là một nhà đầu tư, người bán hay người mua thì việc nắm vững quy định về mua bán vàng cũng sẽ giúp bạn đưa ra các quyết định thông minh. Không chỉ giúp bạn tuân thủ pháp luật, mà còn đảm bảo rằng bạn có thể tham gia thị trường vàng một cách an toàn và hiệu quả. Cảm ơn quý bạn đọc đã quan tâm và theo dõi bài viết của Tài Chính Vip

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *