Tài Chính Vip
» » ROA Là Gì? Công Thức Tính Chỉ Số ROA?

ROA Là Gì? Công Thức Tính Chỉ Số ROA?

ROA là gì? là tỷ số lợi nhuận ròng trên tài sản (Return on assets – ROA), là chỉ tiêu đo lường khả năng sinh lợi trên mỗi đồng tài sản của công ty. Chỉ số Roa có quan trọng đối với một doanh nghiệp không? Và công thức tính chỉ số Roa thế nào? Nếu bạn cùng có những thắc mắc này, hãy cùng Taichinh.vip tìm kiếm câu trả lời dưới bài viết này nhé!

What is the roa?

Tìm hiểu ROA là gì?

Chỉ số ROA là gì?

Chỉ số ROA là gì?
  • Return on Assets hay gọi tắt là Roa dùng để đo tỷ suất sinh lời cho tổng giá trị tài sản của doanh nghiệp.
  • Chỉ số Roa sẽ đo lường mức sinh lợi của doanh nghiệp có hiệu quả so với tổng tài sản của doanh nghiệp đó không.

Ý nghĩa của ROA nói lên điều gì?

  • Roa là lợi nhuận ròng trên tổng tài sản, Roa nói lên doanh nghiệp sử dụng tài sản có hiệu quả không.
  • Mức độ Roa sẽ đánh giá doanh nghiệp sử dụng tài sản hiệu quả bao nhiêu trên tiền lãi 1 đồng tài sản.
  • Nếu chỉ số Roa cao cho thấy doanh nghiệp có sử dụng hiệu quả tài sản. Nhà đầu tư sẽ đánh giá doanh nghiệp có chứng khoán cao dựa vào chỉ số Roa cao.

Công thức tính chỉ số ROA thế nào?

  • Thông thường hoạt động của một doanh nghiệp thường có nguồn vốn hình thành từ vốn tự có và vốn vay.
  • Để đo lường hiệu quả lợi nhuận được chuyển hóa từ vốn đầu tư từ đầu sẽ dựa vào chỉ số Roa.
  • Công thức tính chỉ số Roa sẽ đo lường được hiệu quả sinh lãi từ nguồn vốn tổng đã đầu tư ban đầu.
  • Nếu chỉ số Roa của doanh nghiệp càng tăng thì chứng tỏ doanh nghiệp sử dụng tài sản hiệu quả.
Công thức tính roa và roe

Công thức tính chỉ số ROA = Tổng tài sản bình quân x 100%/ Lợi nhuận ròng

Trong đó có:

  • Công thức tính lợi nhuận ròng = Lợi nhuận sau khi đóng thuế – Số lãi vay
  • Công thức tính lợi nhuận sau khi đóng thuế =Tổng doanh thu -Tổng số chi – Số thuế TNDN.
  • Công thức tính tổng tài sản bình quân = (Số tài sản cuối kỳ + Số tài sản đầu kỳ)/2.

Phân tích chỉ số ROA bao nhiêu là tốt nhất?

Các yếu tố phân tích Roa tốt hay không phụ thuộc vào các yếu tố sau:

  • Lĩnh vực hoạt động của công ty.
  • Chỉ số Roa của công ty so với đối thủ cạnh tranh cao hay thấp hơn.
  • Chỉ số Roa của công ty so với chỉ số trước đó có cao hơn không?
  • Chỉ số Roa còn phụ thuộc vào số nợ, nếu nợ ít thì chỉ số Roa càng tốt hơn.
  • Theo đánh giá chuẩn quốc tế: Chỉ số Roa > 7,5 % thì đánh giá tốt.
  • Nếu ít nhất 3 năm doanh nghiệp có thể duy trì Roa >= 10 % thì doanh nghiệp được đánh giá tốt.
  • Vậy suy ra: Doanh nghiệp có Roa tốt khi Roa > 7,5%/ tăng dần ít nhất 3 năm.
  • Tuy nhiên đối với một số lĩnh vực như bảo hiểm, ngân hàng hoặc tài chính chỉ số Roa sẽ được đánh giá khác.
  • Ví dụ lĩnh vực ngân hàng: Để đánh giá ngân hàng chỉ cần Roa >2%.

Ví dụ minh họa cụ thể về chỉ số ROA

Chỉ số Roa trong lĩnh vực tiêu dùng

Ví dụ chỉ số Roa của công ty sữa Vinamilk (VNM)

Chỉ số (%)2013201420152016
ROA37.2430.8437.1541.73
  • Chỉ số Roa của công ty cổ phần sữa Vinamilk 4 năm liên tiếp luôn duy trì trên mức >25%.
  • Roa của doanh nghiệp Vinamilk luôn tăng cao qua  từng năm.
  • Có thể đánh giá Roa của Vinamilk tốt qua mỗi năm nên giá cổ phiếu luôn cao và Vinamilk đã sử dụng tài sản cổ đông rất tốt để nắm giữ vị trí cao.

Chỉ số ROA trong lĩnh vực tài chính

Ví dụ chỉ số ro của của phiếu FLC

Chỉ số (%)2013201420152016
ROA4.726.599.195.7
  • Chỉ số Roa của cổ phiếu FLC 4 năm liên tiếp luôn duy trì trên mức < 7.5%.
  • Roa của cổ phiếu FLC không tốt qua mỗi năm, nên có thể đánh giá cổ phiếu FLC đã không sử dụng hiệu quả tài sản đã đầu tư.

Một số lưu ý khi phân tích chỉ số ROA

Khi phân tích tính toán chỉ số Roa cần phải cân nhắc 2 điều sau:

Quan tâm đặc biệt đến lĩnh vực kinh doanh của bạn.

  • Ví dụ lĩnh vực xây dựng: Chỉ số Roa sẽ thấp hơn các lĩnh vực khác, vì đây là lĩnh vực xu hướng vay nợ nhiều.
  • Ví dụ lĩnh vực tiêu dùng, công nghệ thông tin: Chỉ số Roa thường cao hơn vì tài sản cố định không lớn.
  • Không phải chỉ số tăng, hoặc giảm thất thường kéo dài là tốt cho doanh nghiệp.

Hãy dựa vào những chỉ số phân tích chính thống, đáng tin tưởng.

  • Hãy tìm nguồn báo chính thống để dựa vào đó phân tích Roa, đồng thời cần phân tích một số chỉ số khác như chỉ số Roe, chỉ số Ros.
  • Đặc biệt quan tâm đến đòn bẩy trong tài chính để phân tích toàn diện, tốt hơn.

Tìm hiểu mối quan hệ chỉ số Roa và chỉ số Roe

  • Để có cái nhìn toàn diện tổng thể cho mức sử dụng tài sản của một doanh nghiệp có hiệu quả không cần kết hợp chỉ số Roa với chỉ số Roe và một số chỉ số khác.
  • Trong mô hình phân tích Dupont chỉ số Roa và chỉ số Roe được xem là cặp chỉ số tương thông qua
  • Công thức tính chỉ số Roe = Chỉ số Roa * Đòn bẩy trong tài chính
Mối quan hệ giữa ROA and ROE

Trong đó chỉ số Roe = Chỉ số Roa * Tổng số tài sản/VCSH.

= Chỉ số Roa * (1 + Tổng số nợ/ VCSH).

  • Hoặc công thức Roa = Chỉ số Roe/ Đòn bẩy trong tài chính.

Chỉ số Roa = Chỉ số Roe * Tổng số tài sản/ VCSH.

= Chỉ số Roe / (1+ Tổng số nợ/ VCSH).

  • Tổng số tài sản = ( Tổng số nợ + Tổng vốn sở hữu) Tổng số nguồn vay.
  • Vậy ta có công thức tính Tổng đòn bẩy tài chính = tổng tài sản / Tổng vốn sở hữu = Roe/Roa.

Ví dụ cụ thể

  • Công ty A  VCSH 100 tỷ, LNST 20 tỷ, không nợ.
  • Công ty B  VCSH 200 tỷ, LNST 40 tỷ, vay nợ 80 tỷ.
  • Vậy Roa của công ty A tốt hơn công ty B vì công ty có nợ.
  • Ta có: tài sản = Vốn sở hữu + Nợ
  • Vậy công thức tính Roa như sau:
  • Công ty A Roa = 20/100 = 20%
  • Công ty B Roa = 40 / (200 + 80) = 14.3%

Vậy suy ra nếu Roa công ty nào cao hơn thì đánh giá công ty đó tốt hơn.

Kết luận

Hy vọng những thông tin từ Taichinh.vip sẽ giải đáp được thắc mắc Roa là gì và công thức tính chỉ số Roa như thế nào đến quý bạn đọc. Cảm ơn bạn đã tham khảo bài viết, chúc bạn có trải nghiệm thành công khi phân tích với chỉ số ROA nhé!

Categories: Tài Chính
X