Bao Thanh Toán Là Gì?

By Lê Hoàng Nam Updated on

Bao thanh toán là gì và có vai trò như thế nào trong nghiệp vụ tài chính sẽ được Tài Chính VIP giới thiệu qua bài viết dưới đây. Về cơ bản, bao thanh toán là một phương thức hợp đồng thanh toán. Trong đó, bên bán sẽ bán khoản phải thu (khoản nợ của một bên nào đó) cho bên thứ ba với những điều khoản được ghi rõ ràng trong hợp đồng. Tìm hiểu thêm thông tin chi tiết bao thanh toán là gì bằng cách theo dõi tin tức sau.

Bao thanh toán là gì?

Bao Thanh Toán Là Gì?

Bao thanh toán là việc tổ chức tín dụng hoặc ngân hàng cấp tín dụng cho doanh nghiệp. Lúc này, ngân hàng sẽ mua lại các khoản phải thu được phát sinh thông qua quá trình sản xuất và mua bán hàng hóa. Tất cả thông tin về quyền và nghĩa vụ của hai bên đều được ghi rõ ràng trong hợp đồng nhằm đảm bảo tính công bằng và minh bạch.

Khi quá trình trao đổi mua bán diễn ra, ngân hàng sẽ đóng vai trò bao thanh toán. Chịu trách nhiệm trả chi phí cho bên bán hoặc cung cấp nguồn vốn cho các doanh nghiệp kinh doanh, sản xuất.

Bao thanh toán thường xuất hiện nhiều trong các hợp đồng xuất nhập khẩu trong nước và quốc tế. Các nghiệp vụ ngoại thương sử dụng phương thức thanh toán L/C cũng xem ngân hàng như một bao thanh toán trung gian.

Nhìn chung, bao thanh toán là một hình thức trợ vốn cho bên bán để họ không bị gián đoạn sản xuất. Trong đó, bên bán sẽ bán khoản phải thu (bên mua) cho ngân hàng để họ thu nợ sau khi quá trình giao hàng hoàn tất.

Các loại hình bao thanh toán

Sau khi đã biết bao thanh toán là gì, người đọc sẽ tiếp tục tìm hiểu các loại hình bao thanh toán ở bên dưới.

Bao thanh toán bên bán hàng

Đây là trường hợp đơn vị bao thanh toán mua lại có quyền bảo lưu truy đòi khoản cần thu của bên bán tương đương với số tiền họ đã ứng trước để bên bán thực hiện quá trình sản xuất. Tất cả điều khoản, quy định và số tiền đã được quy định trong hợp đồng ban đầu.

Bao thanh toán dành cho bên mua hàng

Đây là trường hợp đơn vị bao thanh toán mua lại có quyền bảo lưu truy đòi khoản mà bên mua phải trả cho bên bán tương đương với số tiền họ đã ứng trước để bên bán thực hiện quá trình sản xuất. Bên mua sẽ hoàn lại số tiền đã ứng cùng với mức phí và lãi suất đã được thỏa thuận trong hợp đồng ban đầu.

Bao thanh toán trong nước

Dành cho bên bán và bên mua nằm trong diện người nước ngoài cư trú tại Việt Nam. Tùy theo từng hợp đồng mà hình thức bao thanh toán này sẽ bao gồm cung ứng dịch vụ hoặc mua bán hàng hóa.

Bao thanh toán quốc tế

Đây là loại bao thanh toán mà trong đó có một bên là người không cư trú trong nước. Việc bao thanh toán sẽ diễn ra thông qua hợp đồng mua bán và cung cấp dịch vụ/hàng hóa dưới hình thức xuất nhập khẩu.

Các hình thức bao thanh toán

Hiện nay bao thanh toán cung cấp 3 hình thức chính là theo món, theo hạn mức và đồng bao thanh toán. Cụ thể chi tiết từng hình thức:

hinh thuc bao thanh toan
Các Hình Thức Bao Thanh Toán

Theo món

Đối với hình thức này, ngân hàng sẽ ký một hợp đồng tín dụng với bên bán. Trong đó có liệt kê rõ từng khoản phải thu.

Theo hạn mức

Hình thức cho phép bên bán sở hữu một hạn mức thanh toán trong một khoảng thời gian nhất định. Và tại bất kỳ thời điểm nào của bao thanh toán, bên bán cũng không được vượt quá mức hạn mức đã được ngân hàng đưa ra.

Đồng bao thanh toán

Một tổ chức tín dụng đứng ra chịu trách nhiệm làm đầu mối bao thanh toán cho nhiều tổ chức khác nhau. Các tổ chức tín dụng này sẽ cùng nhau thực hiện việc bao thanh toán cho một hợp đồng sản xuất mua bán.

Lợi ích của bao thanh toán

Bao thanh toán mang đến nhiều lợi ích cho cả bên mua và bên bán. Đó là lý do mà rất nhiều hợp đồng ngoại thương hiện nay đều sử dụng hình thức bao thanh toán.

Đối với bên bán

  • Hạn chế được các rủi ro tín dụng.
  • Cách thức thanh toán linh hoạt giúp tăng khả năng cạnh tranh với các đối thủ khác.
  • Nhờ bao thanh toán mà bên bán có thể biết chính xác tiềm lực tài chính của đối tác và khách hàng.
  • Công ty có thể tiết kiệm được thời gian thu hồi nợ và chi phí quản lý.

Đối với bên mua

  • Không mất chi phí thanh toán.
  • Không cần phải trả tiền ngay lập tức mà vẫn có thể nhập hàng hóa để sử dụng. Điều này phù hợp với những doanh
  • nghiệp đang gặp bất lợi về vốn.
  • Linh hoạt trong việc thanh toán bằng ngoại tệ hoặc nội tệ.
  • Có điều kiện tốt hơn trong việc đàm phán hợp đồng.

Quy trình bao thanh toán

Quy trình bao thanh toán diễn ra tuần tự theo từng bước sau:
Bước 1: Thẩm định hồ sơ và ký hợp đồng
Ở bước này sẽ diễn ra quá trình chi tiết bao gồm:

  • Hai bên mua và bán ký hợp đồng thương mại. Sau đó bên bán/mua làm đơn xin tổ chức tín dụng hỗ trợ bao thanh toán.
  • Bên bán/mua chuẩn bị các loại giấy tờ được yêu cầu và đưa cho nhân viên ngân hàng.
  • Phía tổ chức sẽ tiến hành thẩm định hồ sơ, nếu như không có vấn đề gì thì sẽ tiến hành ký hợp đồng bao thanh toán.

Bước 2: Bên bán thực hiện những điều đã cam kết trong hợp đồng, gồm sản xuất và gửi hàng đến bên mua.

Bước 3: Bên bán sẽ giao bộ chứng từ cùng các hóa đơn có liên quan cho đơn vị bao thanh toán. Đồng thời bổ sung văn bản chuyển nhượng cho bên bao thanh toán khoản nợ đã ký kết ở bước 1.

Bước 4: Phía bao thanh toán sẽ thẩm định và thực hiện việc tài trợ

Ở bước này, khi đã nhận được bộ hồ sơ chứng từ thì ngân hàng sẽ tiến hành kiểm tra tính chính xác của nó. Đồng thời tham khảo phía người mua xem đã thật sự nhận đủ hàng hóa theo như người bán đã nói hay không.

Khi đã xác minh được tính hợp lệ của bộ chứng từ thì họ sẽ thanh toán cho bên bán và gửi hồ sơ cho bên mua. Bên mua sẽ giao số tiền hàng cho tổ chức bao thanh toán để có thể nhận được hàng.

Câu hỏi về bao thanh toán

Bao thanh toán tiếng Anh là gì?

Bao thanh toán được ghi trong các hợp đồng thương mại quốc tế là Factoring.

Trường hợp nào không được bao thanh toán?

Không phải tất cả mọi lúc đều có thể nhận được sự hỗ trợ từ tổ chức tín dụng. Điển hình như các trường hợp sau:

  • Các giao dịch nằm trong diện vi phạm pháp luật.
  • Những hợp đồng mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ có hạn thanh toán lên tới 180 ngày kể từ ngày tổ chức nhận được đề nghị bao thanh toán.
  • Hợp đồng mua bán hàng hóa mà đơn vị bao thanh toán không được chuyển giao quyền và nghĩa vụ trong hợp đồng.
  • Những giao dịch từ hợp đồng trong lĩnh vực tài chính, bảo hiểm, ngân hàng theo quy định của hệ thống ngành kinh tế và thủ tướng chính phủ Việt Nam.
  • Đã hoặc đang thực hiện nghĩa vụ bao thanh toán khác.
  • Đang có tranh chấp phát sinh đối với hợp đồng thương mại.
  • Quá hạn thanh toán hợp đồng ngoại thương.

Kết luận

Thông qua bài viết trên của Tài Chính VIP, bạn đã biết bao thanh toán là gì và mang lại những lợi ích gì cho bên mua và bên bán. Nếu muốn biết thêm kiến thức liên quan tới lĩnh vực tài chính, vay thế chấp,… Hãy truy cập vào trang chủ của chúng tôi để được cập nhật những tin tức mới nhất trên thị trường hiện nay.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *