Chính Sách Tiền Tệ

By Lê Hoàng Nam Updated on

Chính sách tiền tệ được thực hiện nhằm ổn định nền kinh tế, thắt chặt lạm phát từ đó thúc đẩy quốc gia phát triển. Có rất nhiều nghiên cứu đã khẳng định rằng chính sách tiền tệ của NHTW tác động mạnh mẽ đến các biến số ở các nước phát triển như giá cả hàng hóa, tỷ lệ thất nghiệp. tốc độ tăng trưởng kinh tế GDP,… Hãy cùng taichinh.vip tìm hiểu sâu hơn về vấn đề này trong bài viết sau đây nhé!

Chính sách tiền tệ là gì

Sơ lược về chính sách tiền tệ

Chính sách tiền tệ (Monetary policy) là chính sách sử dụng các công cụ từ hoạt động tín dụng, ngoại hối nhằm ổn định tiền tệ. Từ đó giúp ổn định nền kinh tế của một quốc gia, thúc đẩy sự tăng trưởng và phát triển.

Ngân hàng trung ương chính là cơ quan tổ chức thực hiện mọi chính sách tiền tệ nhằm mục đích ổn định giá cả, giảm thất nghiệp, tăng trưởng GDP. Chính sách tiền tệ tác động vào thị trường tiền tệ, tác động đến tổng cầu và sản lượng nên trở thành công cụ ổn định kinh tế rất hữu ích của chính phủ.

Mục tiêu của chính sách tiền tệ

chinh-sach-tien-te

Kiểm soát lạm phát, ổn định giá trị đồng tiền

Thông qua Chính sách tiền tệ có thể tác động đến sự tăng/giảm giá trị đồng tiền của một đất nước. Giá trị ổn định của đồng tiền sẽ được xem xét dựa trên 2 cơ sở:

  • Sức mua đối nội (chỉ số giá cả hàng hóa/dịch vụ trong nước)
  • Sức mua đối ngoại (tỷ giá đồng tiền trong nước với ngoại tệ)

Mặc dù Chính sách tiền tệ hướng đến mục tiêu là ổn định giá đồng tiền nhưng không có nghĩa tỷ lệ lạm phát sẽ bằng không. Bởi vì như vậy thì nền kinh tế của đất nước đó sẽ không thể phát triển được. Ở các nước có nền kinh tế đang trì trệ thì việc kiểm soát lạm phát ở mức ổn định ( thường là một con số) thức đẩy kinh tế tăng trưởng trở lại.

Giảm tỷ lệ thất nghiệp, tạo công ăn việc làm cho người dân

Chính sách tiền tệ được thắt chặt hay mở rộng đều ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực xã hội. Và điều này làm ảnh hưởng đến tỷ lệ thất nghiệp của nền kinh tế. Để tỷ lệ thất nghiệp giảm thì phải chấp nhận tỷ lệ lạm phát tăng.

Tăng trưởng nền kinh tế của quốc gia

Tăng trưởng kinh tế là mục tiêu mà mọi chính phủ đều đặt ra trong chính sách kinh tế vĩ mô của mình. Và mục tiêu này chỉ đạt được khi hai mục tiêu trên đạt được một cách hài hòa.

Có thể thấy, các mục tiêu của chính sách tiền tệ đều có mối quan hệ chặt chẽ, hỗ trợ nhau không tách rời. Thế nhưng, khi xem xét trong thời gian ngắn hạn thì mục tiêu này có thể mâu thuẫn với mục tiêu khác, thậm chí là triệt tiêu lẫn nhau. Vì vậy, để đạt được các mục tiêu nêu trên thì ngân hàng trung ương cần phối hợp nhiều chính sách kinh tế vĩ mô khác.

Thực trạng sử dụng công cụ chính sách tiền tệ

Hiện nay, chính sách tiền tệ sẽ bao gồm công cụ chính như sau.

chinh-sach-tien-te

Tái cấp vốn

Đây là hình thức cấp tín dụng của NHTW dành cho các Ngân hàng thương mại. Việc tăng lượng tiền cung ứng cho Ngân hàng thương mại sẽ giúp khai thông khả năng thanh toán của họ.

Tỷ lệ dự trữ bắt buộc

Đây là tỷ lệ giữa số lượng phương tiện cần vô hiệu hóa với tổng số tiền gửi huy động. Mục đích của việc này là điều chỉnh khả năng thanh toán của các Ngân hàng thương mại.

Nghiệp vụ thị trường mở

Là hoạt động NHTW mua bán giấy tờ có giá ngắn hạn trên thị trường tiền tệ, điều hòa cung cầu về giấy tờ có giá. Điều này sẽ làm ảnh hưởng đến khối lượng dự trữ của các Ngân hàng thương mại. Từ đó, tác động trực tiếp đến khả năng cung ứng tín dụng của các Ngân hàng thương mại, dẫn đến tăng/giảm khối lượng tiền tệ.

Lãi suất tín dụng

Đây là công cụ gián tiếp khi thực hiện chính sách tiền tệ. Bởi vì việc thay đổi lãi suất không trực tiếp làm tăng/giảm lượng tiền trong lưu thông mà chỉ có thể kích thích hoặc kìm hãm sản xuất.

Cơ chế điều hành lãi suất được hiểu đơn giản là tổng thể những chủ trương, chính sách và giải pháp cụ thể của NHTW để điều tiết lãi suất trên thị trường trong từng thời kỳ nhất định.

Hạn mức tín dụng

Đây là công cụ can thiệp trực tiếp và mang tính hành chính của NHTW nhằm khống chế mức tăng khối lượng tín dụng. Hạn mức tín dụng là mức dư nợ tối đa mà NHTW buộc các Ngân hàng thương mại phải tuân theo khi cấp tín dụng cho nền kinh tế.

Tỷ giá hối đoái

Đây là công cụ cho thấy sự tương quan sức mua giữa đồng nội tệ và đồng ngoại tệ. Là đòn bẩy để điều tiết cung cầu ngoại tệ và tác động mạnh mẽ đến xuất nhập khẩu cũng như các hoạt động sản xuất kinh doanh trong nước.

Về bản chất, tỷ giá không phải là một công cụ của chính sách tiền tệ vì tỷ giá không làm thay đổi lượng tiền tệ trong lưu thông. Nhưng ở các nước có nền kinh tế đang chuyển đổi thì tỷ giá được xem là một công cụ quan trọng hỗ trợ cho chính sách tiền tệ.

Thực trạng chính sách tiền tệ Việt Nam hiện nay

Theo thống kê mà Oxfam công bố vào năm 2017, từ năm 1992 đến 2012 tỷ lệ Palma (đo tỷ lệ giữa phần thu nhập của nhóm 10% thu nhập cao nhất và nhóm 40% có thu nhập thấp nhất) tăng 17% cho thấy sự chênh lệch giữa hai nhóm ngày càng cao. Mức độ bất bình đẳng thu nhập còn được thể hiện rõ nét thông qua sự chênh lệch thu nhập giữa nhóm nghèo và trung lưu.

Tuy nhiên vào năm 2020, dưới tác động tiêu của của đại dịch Covid -19 và hiệu quả của các chính sách an sinh xã hội nhằm đến các đối tượng là lao động thất nghiệp, người nghèo, gia đình chính sách. Chính vì vậy mà nhóm thu nhập thấp tăng 7.6% trong giai đoạn 2016 – 2020, nhanh hơn nhiều so với mức tăng 3.3% nhóm thu nhập cao.

Có thể thấy, hiện nay chính sách tiền tệ ngoài ổn định giá trị đồng tiền nó còn tác động đến bất bình đẳng thu nhập trong xã hội. Vừa qua, khi ngân hàng nhà nước Việt Nam đã thực hiện một cú sốc chính sách tiền tệ bằng cách tăng tốc độ cung ứng tiền, tình trạng bất bình đẳng thu nhập giảm trong ngắn hạn, nhưng khoảng vài tháng sau đó, tác động này gần như bị triệt tiêu.

Kết luận

Trên đây là những chia sẻ của Tài Chính Vip các vấn đề liên quan đến chính sách tiền tệ. Rất hy vọng bài viết sẽ mang đến cho các bạn những thông tin bổ ích về chính sách tiền tệ. Đừng quên theo dõi chúng tôi để cập nhật những tin tức mới nhất về tài chính nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *