Công thức tính độc lập tài chính, nghỉ hưu sớm

Độc lập tài chính là gì? Công thức tính độc lập tài chính ra sao? Đây là những vấn đề mọi người thường thắc mắc khi lên kế hoạch tiết kiệm tiền bạc để nghỉ hưu sớm. Trong bài viết dưới đây, Taichinh.vip sẽ giúp bạn làm rõ 7 cấp độ của độc lập tài chính và cách xây dựng kế hoạch tích lũy vốn liếng cho sau này. Theo dõi ngay nhé!

Độc lập tài chính là gì? 

doc lap tai chinh la gi

Độc lập về tài chính là một khái niệm không mới trong cuộc sống hiện đại. Đây là trạng thái chúng ta có đủ tiền để trang trải cho phần còn lại của cuộc đời. mà không cần phải lao động hay sống phụ thuộc vào người khác.

Xu hướng “độc lập tài chính – nghỉ hưu sớm” được gọi là FIRE (viết tắt của Financial Independence and Retire Early).

Nghỉ hưu sớm là điều mà hầu hết chúng ta đều mong muốn, trừ những người thực sự “tâm huyết”. Nhưng để nghỉ hưu sớm, ít nhất bạn phải đạt được sự “độc lập về tài chính” để lo cho phần còn lại của cuộc sống.

Công thức tính độc lập tài chính

cong thuc tinh

Các giáo sư tại Đại học Trinity, Texas, Mỹ đã nghĩ ra công thức tính số tiền cần sử dụng sau khi nghỉ hưu. Công thức này cho kết quả khá đúng, cụ thể công thức như sau:

FIRE = Số tiền chi tiêu hàng năm x 25

Công thức này tương đương với: FIRE = Chi tiêu hàng tháng x 12 x 25

Tại sao con số này lại là x25 mà không phải con số khác. Câu trả lời là nó được nghiên cứu và áp dụng vào thực tế để có kết quả khả thi. 

Dựa trên độ tuổi nghỉ hưu của chúng ta là từ 50 tuổi và tuổi thọ trung bình trên thế giới năm 2009 là 71 tuổi. Vì vậy nếu chúng ta nghỉ hưu ở tuổi 50 thì FIRE theo cách tính trên đủ để bạn sống đến 71 tuổi mà không cần phải làm gì cả.

Một ví dụ đơn giản: 1 gia đình tôi có 5 người với mức chi tiêu hàng tháng là 20 triệu. Vậy 1 năm cần 20 x 12 = 240 triệu. Con số FIRE của gia đình tôi sẽ là 240 x 25 = 6 tỷ.

Vì vậy, nếu có 6 tỷ bây giờ, đó được coi là “đủ để nghỉ hưu” ngay cả khi ta còn trẻ. Số tiền này đủ để chi trả mọi chi phí theo mức sống hiện tại của bạn trong tương lai.

>> Cách người giàu quản lý tiền bạc như thế nào?

Cách thiết lập kế hoạch tài chính hiệu quả

Xác định hình thức tiết kiệm cho bản thân

Trong cuộc sống, đôi khi bạn phải đối mặt với những rủi ro như thất nghiệp, đầu tư thất bại, phá sản, vay đến hạn với lãi suất ngày càng tăng… Bạn sẽ cần một số tiền lớn để bù đắp cho những sự cố không thể lường trước này.

Cách tốt nhất để phòng ngừa các rủi ro này chính là tự tạo cho mình một khoản tiền tiết kiệm linh hoạt. Hay chính xác hơn là hình thức gửi tiền tiết kiệm có kỳ hạn. Theo đó bạn có thể rút một phần trước thời hạn, số tiền còn lại vẫn được tính lãi suất theo quy định. 

Nhờ đó, bạn hoàn toàn có thể sử dụng số tiền tiết kiệm của mình cho những mục đích bất khả kháng khác. Và cả việc đầu tư vào những hạng mục mới mà bạn cho là có tiềm năng phát triển.

Tìm hiểu kỹ các loại đầu tư phù hợp 

Không chỉ kiếm tiền từ thu nhập của công việc chính hàng ngày mà bạn còn phải khéo léo đầu tư vào những hạng mục khác tích hợp với chuyên môn của mình để sinh lời. Hãy hết sức thận trọng trong việc đưa ra các quyết định đầu tư ngắn hạn hay dài hạn hoặc xoay vòng cả hai.

Phân bổ thời gian hợp lý giữa việc đầu tư và nguồn thu nhập chính

Cuối cùng, nên biết cách quản lý thời gian hợp lý cho từng hạng mục công việc.Có thể bạn sẽ cảm thấy choáng ngợp khi vừa phải làm việc vừa đầu tư, nhưng nếu bạn biết cách quản lý thời gian thì mọi chuyện sẽ hoàn toàn nằm trong tầm kiểm soát của bạn. 

>> Tổng hợp những nghề hái ra tiền triệu mỗi ngày năm 2022

7 cấp độ để độc lập tài chính, nghỉ hưu sớm

7 cap do doc lap tai chinh

Cấp độ 1: Rõ ràng

Ở cấp độ đầu tiên, bạn phải biết rõ ràng tình hình tài chính hiện tại của bản thân. Bạn có bao nhiêu tiền? Bạn nợ bao nhiêu tiền? Mục tiêu tương lai của bạn là gì?

Cấp độ 2: Tự túc

Tiếp theo, bạn sẽ muốn tự đứng bằng đôi chân của mình và tự lo liệu cuộc đời mình về mặt tài chính. Tức là bạn có khả năng kiếm đủ tiền để chi trả các chi phí sinh hoạt của mình mà không phụ thuộc vào bất kỳ ai. 

Cấp độ 3: Thoải mái

Những người ở cấp độ này thường sau khi trang trải các chi phí sinh hoạt của họ, sẽ dành số còn lại cho các mục tiêu như xây dựng quỹ riêng hay đầu tư cho hưu trí.

Mức 4: Ổn định

Những người đạt đến cấp độ này thường đã trả hết các khoản nợ lãi suất cao. Đồng thời tiết kiệm 6 tháng chi phí sinh hoạt vào quỹ khẩn cấp. 

Cấp độ 5: Tính linh hoạt

Những người ở cấp độ 5 đã tiết kiệm được ít nhất hai năm chi phí sinh hoạt. Với số tiền này, bạn hoàn toàn có thể nghỉ việc một năm nếu muốn.

Số tiền khác không nhất thiết phải là tiền mặt. Đó có thể là tổng tài khoản tiết kiệm và đầu tư của bạn. Chỉ cần bạn có thể tiếp cận được số tiền bất cứ khi nào cần thì có thể nghỉ làm mà không cần suy nghĩ nhiều.

Cấp độ 6: Độc lập tài chính

Tức là bạn đã đạt được sự độc lập về tài chính và có thể sống tốt bằng thu nhập được tạo ra từ các khoản đầu tư. Để đến được đây, bạn phải đầu tư phần lớn tiền của mình. 

Điều này có thể khiến bạn chuyển sang lối sống đơn giản, chi tiết hơn để giảm đáng kể chi phí sinh hoạt. Để theo đuổi lối sống này đòi hỏi bạn phải tư duy khác đi để giải phóng bản thân khỏi những quan niệm truyền thống và định kiến cổ hủ về tài chính cá nhân.  

Cấp độ 7: Của cải dồi dào

Ở cấp cuối cùng, mọi người đều độc lập về tài chính bằng cách sống dựa vào thu nhập danh mục đầu tư của họ theo “quy tắc 4%”. Một quy tắc là nhà đầu tư đã nghỉ hưu có thể rút 4% khỏi danh mục cổ phiếu và trái phiếu với điều kiện chắc chắn rằng số tiền còn lại sẽ tiếp tục tăng. 

Mặc dù các nhà kinh tế tranh luận liệu 4% có phải là con số tối ưu hay không, nhưng tính toán đằng sau nó là cơ sở để thiết lập con số FIRE – số tiền bạn cần để nghỉ hưu và sống thoải mái với số tiền của mình. 

>> 5 cách vượt qua khủng hoảng tài chính cá nhân

Như vậy, qua bài viết trên Taichinh.vip đã giới thiệu đến quý bạn đọc công thức tính độc lập tài chính đầy đủ và khả thi nhất. Theo dõi trang chủ của chúng tôi để tìm đọc thêm nhiều nội dung và kiến thức tài chính thú vị khác nhé!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *