Tài Chính Vip
» » » Just In Time Là Gì? Lợi Ích Của Mô Hình JIT Với Doanh Nghiệp 2023

Just In Time Là Gì? Lợi Ích Của Mô Hình JIT Với Doanh Nghiệp 2023

Có thể bạn chưa biết, doanh nghiệp có thể mất tiền nếu giữ hàng tồn kho dư thừa hoặc lỗi thời. Đây là nguyên nhân để nhiều công ty áp dụng mô hình Just in time vào hệ thống doanh nghiệp của họ. Điển hình là công ty sản xuất ô tô của Nhật Bản (TOYOTA). Vậy mô hình Just in time là gì? Hay cùng Taichinh.vip để có cái nhìn tổng quan hơn nhé.

Just in time là gì? Mô hình JIT là gì?

Just-in-time (viết tắt là JIT) là một chiến lược quản lý hàng tồn kho. Với mục tiêu chính là điều chỉnh luồng nguyên vật liệu phù hợp cho tiến độ sản xuất cũng như đơn đặt của khách hàng.

JIT được thực hiện để đảm bảo sản xuất “Đúng sản phẩm – đúng số lượng – đúng nơi – đúng thời điểm” nhằm mục tiêu “không tồn kho, không thời gian phải chờ đợi, không các chi phí phát sinh”.

Mô hình Just In Time – Quản lý tinh gọn chuỗi cung ứng

Một ví dụ thực tế về mô hình JIT là được công ty Toyota áp dụng lần đầu tiên vào năm 1970 và đây được xem là chìa khóa thành công của họ.

Bản chất và ý nghĩa của mô hình JIT

  • JIT là một hệ thống quản lý sản xuất trong đó dòng nguyên liệu, hàng hóa và sản phẩm luân chuyển trong quá trình sản xuất và phân phối được lên kế hoạch chi tiết nhất để quy trình tiếp theo được thực hiện ngay lập tức khi quy trình hiện tại kết thúc.
  • Do đó, không có mặt hàng nào trong quá trình sản xuất bị kẹt ở trạng thái dậm chân tại chỗ, đang chờ xử lý và không có công nhân hoặc thiết bị nào phải chờ đầu vào để vận hành. Một hệ thống JIT cho phép các hệ thống sản xuất hoạt động một cách hiệu quả nhất, tránh lãng phí không cần thiết.

Mục tiêu của JIT

Mục đích cơ bản nhất của JIT là cân bằng hệ thống, tức là đảm bảo được dòng dịch chuyển đều đặn, liên tục trong suốt hệ thống.

Giúp cho thời gian thực hiện càng ngắn và dùng nguồn lực càng tốt là phương thức đạt được sự cân bằng song song với ba mục tiêu chính:

  • Thời gian chờ bằng KHÔNG – Loại bỏ sự gián đoạn: Các gián đoạn có tác động ngược lại đến sự thông suốt của dòng sản phẩm của hệ thống và do đó cần được loại bỏ. Những lý do chính của sự gián đoạn này là các yếu tố như lỗi thiết bị, thay đổi lịch trình hoặc sự chậm trễ cung cấp.
  • Tồn kho bằng KHÔNG – Làm cho hệ thống trở nên linh hoạt: Tính linh hoạt của hệ thống giúp tăng năng lực sản xuất và đảm bảo cân bằng các nguồn lực. Các hệ thống cần có được khả năng thích ứng phù hợp với sự thay đổi.
  • Chi phí phát sinh bằng KHÔNG – Loại bỏ sự lãng phí: việc lãng phí thể hiện rõ ở cách sử dụng thiếu  hiệu quả các nguồn lực. Theo mô hình JIT, có thể chia thành 7 lãng phí sau đây:
    • Lãng phí do sự sản xuất dư thừa hoặc quá sớm
    • Lãng phí do phải chờ đợi
    • Lãng phí do vận chuyển
    • Lãng phí do lưu kho nhiều
    • Lãng phí nhiều vật tư trong quá trình thực hiện sản xuất
    • Lãng phí do phế phẩm.
    • Lãng phí bởi những động tác hoặc hoạt động thừa.

Đọc thêm: SBU là gì? Tại sao phải phân tích chiến lược SBU trong doanh nghiệp?

Áp dụng mô hình JIT có lợi ích gì?

Với những mục đích như trên thì mô hình JIT mang lại lợi ích rất lớn cho các doanh nghiệp và nhà sản xuất.

  • Giảm đáng kể hiện tượng tồn kho, ứ đọng vốn.
  • Giảm diện tích kho bãi.
  • Tăng chất lượng sản phẩm.
  • Giảm phế liệu, sản phẩm lỗi.
  • Nâng cao năng suất nhờ giảm thời gian chờ đợi.
  • Linh hoạt trong việc thay đổi trình tự sản xuất và mẫu mã của sản phẩm.
  • Công nhân được trực tiếp tham gia sâu trong việc cải tiến, tăng năng suất và chất lượng sản phẩm.
  • Giảm lao động gián tiếp.
  • Giảm áp lực của khách hàng.

Rủi ro tiềm tàng mô hình Just in time

Việc áp dụng JIT sẽ chứa đựng nhiều rủi ro khi chỉ cần một mắt xích trong chuỗi cung ứng gặp vấn đề sẽ khiến hoạt động toàn bộ hệ thống bị đóng băng.

Ví dụ về nhược điểm của JIT tại công ty Toyota: Hệ thống JIT áp dụng tại Toyota đã gặp phải một lỗ hổng trong chuỗi cung ứng. Đó là Toyota dùng nguyên vật liệu cung cấp từ công ty Seiki trong chuỗi cung ứng của mình.

Sau đó, công ty Seiki bị cháy keo theo việc sản xuất ô tô của Toyota bị gián đoạn và trì trệ. Chỉ 4 ngày sau khi xảy ra vụ việc, Toyota đã thiệt hại lên đến 15 tỷ đô.

Đọc thêm: MBO là gì? So sánh mô hình quản trị MBO và MBP?

Điều kiện áp dụng mô hình JIT cho doanh nghiệp

Chiến lược Just in time được sử dụng hiệu quả nhất đối với những doanh nghiệp hoạt động sản xuất có tính chất tuần hoàn lặp đi lặp lại. Mô hình Just in time có những đặc trưng quan trọng như sau:

  • Áp dụng các lô hàng nhỏ gần như cùng quy mô sản xuất, chấp nhận vật tư trong quá trình sản xuất tốt hơn lô lớn, làm tồn kho và ứ đọng vốn. Nó cũng giúp dễ dàng kiểm tra chất lượng hơn và giảm thiệt hại nếu có sự cố.
  • Từng bước của dòng “hàng hóa” luân chuyển trong quá trình sản xuất và phân phối được chi tiết hóa để bước tiếp theo được thực hiện ngay sau khi bước trước đã hoàn thành. Không có công nhân hoặc thiết bị phải chờ đợi đầu vào sản phẩm.
  • Mỗi công đoạn chỉ sản xuất một lượng chính xác sản phẩm/ bán thành phẩm cần thiết cho công đoạn sản xuất tiếp theo. Công nhân của quá trình tiếp theo là khách hàng của quá trình trước.
  • Họ có trách nhiệm kiểm tra, nghiệm thu và bán các sản phẩm được giao trước khi thực hiện công việc của mình. Những sản phẩm không đạt yêu cầu sẽ loại bỏ, đồng thời báo cáo kịp thời kế hoạch điều chỉnh toàn bộ hệ thống.
  • Việc sử dụng mô hình JIT cần có sự kết hợp chặt chẽ giữa nhà sản xuất với nhà cung cấp nguyên vật liệu. Tăng cường phân công lao động xã hội thông qua hợp tác với các công ty liên kết.
  • Để thành công được Just in time, các công ty cần kết hợp đồng thời nhiều biện pháp: áp dụng một dây chuyền lắp ráp sản phẩm duy nhất (sản phẩm được chuyển giao theo quy trình sản xuất chứ không phải theo bộ phận chuyên môn để giảm thiểu chi phí vận chuyển), khả năng tự kiểm tra (đánh giá, nghiệm thu các công đoạn trước), bình thường hóa (công việc được phân bổ đều mỗi ngày, không có ngày nhiều hay ngày ít công việc).

Phương pháp hoạt động của JIT

Các mô hình JIT được áp dụng không thành công là do lượng hàng hóa dự báo không đúng hoặc khi phát sinh thêm các vấn đề về sản xuất hoặc chất lượng.

Ví dụ như khi một nhà cung ứng vật liệu gặp sự cố về máy móc hoặc họ không thể tiếp tục hoạt động sản xuất khiến tất cả các đối tác khác phải đợi và toàn bộ hệ thống phải tạm ngừng hoạt động vì không có nguyên vật liệu trong thời gian đó.

Điều này có thể dẫn đến những tổn thất về thời gian và chi phí không mong muốn, hơn thế nữa có thể gây ảnh hưởng nghiệm trọng đến doanh nghiệp.

Đồng thời, có thể thường xuyên có các khoản phí cần giải quyết, giữ lại và các chi phí ẩn khác có thể ảnh hưởng xấu đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Như thế, để có thể thành công được với mô hình JIT, các doanh nghiệp cần phải:

  • Sản xuất ổn định, nhất quán.
  • Nhà cung cấp nguồn vật liệu đáng tin cậy.
  • Sử dụng máy móc chất lượng và tay nghề nhân công đồng đều, không có lỗi.
  • Các dự đoán được hỗ trợ bởi trí tuệ nhân tạo AI.

Một số công ty đang sử dụng máy học (Machine Learning) kết hợp với trí tuệ nhân tạo AI để có thể dự báo được nhu cầu và dự đoán trước các vấn đề tiềm ẩn có khả năng xảy ra. Học máy và kết nối mạng thông qua Internet of Things cho phép JIT hoạt động hiệu quả hơn bao giờ hết. 

Ví dụ: ERP đám mây và công nghệ Blockchain cho phép nhiều bộ phận và đối tác chia sẻ, phân tích dữ liệu trong thời gian thực để đưa ra được những quyết định nhanh chóng, hiệu quả.

Các đối tác trong chuỗi cung ứng có thể cập nhật thông tin với nhau đến từng thứ hai,  vì vậy, mọi người biết đơn đặt hàng ở đâu và những gì đang xảy ra.

Công cụ hỗ trợ khi áp dụng Just in time

Cùng với sự phát triển hiện đại của công nghệ thông tin, Thẻ báo (Kanban) là một phương pháp hỗ trợ hữu hiệu.

Thẻ KanBan là gì?

Kanban là hệ thống quản lý thông tin kiểm soát số lượng linh kiện trong từng giai đoạn sản xuất. Mỗi Kanban được gắn vào các hộp phụ kiện khi chuyển qua từng công đoạn lắp ráp.

Công nhân ở công đoạn nhận linh kiện từ công đoạn trước phải để lại một Kanban đánh dấu việc chuyển giao số lượng linh kiện.

Các thành phần di chuyển qua tất cả các giai đoạn của dây chuyền lắp ráp và bảng Kanban được điền đầy đủ thông tin cần thiết và được gửi lại để lưu công việc đã hoàn thành và yêu cầu cung cấp linh kiện tiếp theo.

Hình Thức Áp Dụng KanBan

  • Thẻ rút (Withdrawal Kanban): Mô tả chi tiết về các loại và số lượng của các thành phần mà quy trình tiếp theo nhận được từ quy trình trước đó. 
  • Thẻ đặt (Production – Ordering): Chi tiết các loại và số lượng của các thành phần phải thực hiện cho quy trình sau. 

Công nghệ thông tin không thể thay thế hoàn toàn con người. 

Toyota đã giảm 80% lượng hàng tồn kho bằng cách chuyển từ hệ thống “đẩy” sang hệ thống “kéo” bằng việc sử dụng thẻ Kanban.

Áp dụng hiệu quả Just in time cần có tư duy mới

Công ty nhỏ sẽ linh hoạt và có ưu thế hơn công ty lớn

Các tập đoàn lớn hoạt động với cơ cấu cồng kềnh, quan liêu và thiếu linh hoạt. Do chi phí chuyển đổi lớn nên khó thay đổi dây chuyền công nghệ.

Giải pháp: Các công ty lớn có xu hướng mở rộng hợp tác với các chi nhánh địa phương để sản xuất và cung cấp các thành phần trong chuỗi tạo giá trị của sản phẩm.

Giảm chi phí và làm cho sản phẩm của bạn cạnh tranh hơn, với sự linh hoạt trong việc thay đổi quy trình khi bạn muốn tạo ra sản phẩm mới.

Ví dụ: 

  • Hãng Honda Việt Nam đã thuê các Công ty tư nhân Việt nam sản xuất các nguyên vật liệu như chân chống, xích, líp, vành xe theo tiêu chuẩn thiết kế của Honda. Khi thị hiếu người tiêu dùng thay đổi, Honda sẽ không mất nhiều chi phí để thay đổi dây chuyền mới.
  • Thương hiệu máy bay Boeing có tất cả 11.000 chi tiết lớn, nhỏ khác nhau đều được sản xuất tại các công ty có quy mô vừa và nhỏ trên toàn thế giới thế giới. Điều này cho thấy sự toàn cầu hóa trong việc phân công lao động.

Ngày càng có nhiều lựa chọn về sản phẩm cho khách hàng

Khách hàng càng ngày càng có quyền tham gia vào quá trình design sản phẩm, họ muốn sản phẩm của mình phải thực sự khác biệt so với những sản phẩm khác.

Tăng tính ủy quyền cho mọi thành viên

  • Việc sản xuất từng linh kiện đơn lẻ được chia nhỏ các công ty sẽ trở nên thích hợp hơn. Công ty nhỏ hoàn toàn độc lập trong quản lý, chủ động trong việc điều hành. Đơn hàng được thực hiện một cách bình đẳng theo hợp đồng.
  • Mọi thành viên trong doanh nghiệp đều có quyền tham gia đóng góp, xây dựng vào quá trình đổi mới, nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng năng suất, giảm giá thành sản phẩm.

Chỉ làm chủ ý tưởng sáng tạo, bí quyết công nghệ

  • Công ty mẹ phải giữ bí quyết công nghệ, thiết kế sản phẩm mới với những đặc điểm và chức năng vượt trội.
  • Các thương hiệu lớn về sản xuất ô tô trên thế giới đã chuyển nhà máy của mình sang Trung Quốc để có thể tận dụng được nguồn nhân công với mức chi phí rẻ, đồng thời còn giảm được sự ô nhiễm môi trường cho đất nước họ trong những thời gian gần đây là một ví dụ thực tế.
  • Mặc dù di chuyển nhà máy nhưng  không hề “di chuyển công nghệ độc quyền”.

Tạo những sản phẩm mới mà khách hàng không từng nghĩ đến

  • Để có thể tồn tại và phát triển trên thị trường, các công ty cần có sự năng động và sáng tạo đổi mới thị trường.
  • Thị trường mới không đơn thuần chỉ là  là mở rộng quy mô trong kinh doanh.
  • Những công ty sớm đưa ra được các ý tưởng mới sẽ dễ dàng có được thành công. Những thứ mà khách hàng chưa từng được  nhìn thấy hay không hề nghĩ tới.
  • Nhắm tới một thị trường tương lai tiềm năng chứ không chỉ là những đổi mới nho nhỏ.

Trách nhiệm xã hội toàn diện

  • Bản chất của Just in time là hướng đến khách hàng, lấy khách hàng làm nòng cốt để phát triển.
  • Nhân viên chính là khách hàng đầu tiên doanh nghiệp cần thỏa mãn.
  • Khách hàng là cộng đồng toàn xã hội. Thành công của doanh nghiệp đi đôi với sự an toàn, ổn định và phát triển của toàn cộng đồng xã hội.

Kết luận

Qua bài viết trên Tài Chính Vip đã giới thiệu cho các bạn đọc những nội dung liên quan đến mô hình Just in time là gì và một số thông tin về mô hình này. Như vậy, JIT là một mô hình sản xuất hiện đại cho phép các doanh nghiệp có thể cắt giảm chi phí tồn kho một cách đáng kể.

X