MBO là gì? So sánh mô hình quản trị MBO và MBP?

MBO là gì? Hiện nay, doanh nghiệp muốn hoạt động hiệu quả cần có quy trình chiến lược quản lý tối ưu và phù hợp để giúp vận hành hệ thống được trơn tru, mượt mà hơn. Nhiều giải pháp khác nhau đã được áp dụng và hiệu quả của mỗi phương pháp nhận lại được cũng hoàn toàn khác nhau. Cùng Taichinh.vip tìm hiểu dưới đây.

Mô hình quản trị MBO

Tổng quan về mô hình quản trị MBO

MBO là gì?

MBO (có tên tiếng Anh là Management by Objectives) hay còn được gọi là quản trị theo mục tiêu – đây là một phương pháp dùng để tiếp cận chiến lược với mục đích nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của một tổ chức hay doanh nghiệp. Ở đó, ban lãnh đạo và các nhân viên cùng thảo luận, giám sát kết quả thực hiện những mục tiêu trong một khoảng thời gian nhất định. Người đặt nền móng cho MBO là Peter Drucker.

Khái niệm MBO

Ưu điểm của MBO

  • Quản lý theo mục tiêu nhằm nâng cao vai trò cũng như trách nhiệm của nhân viên trong công việc.
  • Những mục tiêu cốt lõi được xác định cụ thể cho từng nhân viên tùy thuộc vào kinh nghiệm, trình độ học vấn và chuyên môn của họ.
  • Cải thiện khả năng giao tiếp, tương tác và kết nối giữa các thành viên với nhau để làm việc theo nhóm đạt hiệu quả tốt hơn.
  • Cung cấp cho nhân viên sự hiểu biết rõ ràng về những kỳ vọng của công ty đối với họ và ảnh hưởng của họ trong việc hướng tới mục tiêu chung của doanh nghiệp.
  • Mỗi nhân viên đảm nhận những mục tiêu duy nhất – cho thấy sự quan trọng của họ trong tổ chức, thúc đẩy nỗ lực cống hiến & sự trung thành.
  • Mục tiêu của nhân viên có mối quan hệ chặt chẽ với mục tiêu của tổ chức.
Ưu điểm của mô hình MBO

Nhược điểm của MBO

  • Gần như không đảm bảo được sự tập trung.
  • Rất dễ dẫn đến sự sai lạc.
  • Rất khó để đúng chuẩn 100%.
  • Quy trình thực hiện khó để kiểm soát hết được.
  • Người thực hiện cần có một tinh thần trách nhiệm rất cao.
  • Việc quản lý chi phí sẽ khó thực hiện nếu có sự không đồng nhất của các nhân viên.
Nhược điểm của MBO

Lợi ích của MBO

Quản trị theo mục tiêu có lợi ích lớn nhất là tạo ra động lực lao động. Áp dụng phương pháp MBO có thể ảnh hưởng tích cực tới động lực lao động trên nhiều khía cạnh, cụ thể như sau:

  • Khi nhân viên ngồi lại với người quản lý để thiết lập mục tiêu, họ phải cảm thấy được mình là một phần của tổ chức, hiểu được mục tiêu chung của công ty và tạo ra mối quan hệ gắn kết giữa mục tiêu công việc của nhân viên và cấp trên.
  • Thiết lập các cơ chế giao tiếp tốt hơn trong doanh nghiệp. Có hệ thống phối hợp – đánh giá thường xuyên, tương tác giữa cấp trên và cấp dưới.
  • Cho phép nhân viên và ban lãnh đạo tổ chức đánh giá chất lượng công việc của nhân viên so với các nhiệm vụ/ mục tiêu được giao.
  • Đánh giá chất lượng công việc nhân viên dựa vào các nhiệm vụ/ mục tiêu mà họ được giao và ngay lập tức phát hiện ra các nguyên nhân dẫn đến sự khác biệt giữa kết quả thực tế và kết quả mong đợi.
  • Hỗ trợ xây dựng bản mô tả công việc thống nhất ở từng cấp quản lý và giúp tiêu chuẩn hóa một số quy trình và kỹ năng.
Lợi ích của mô hình MBO

Quy trình quản trị của phương pháp MBO

6 bước quản lý MBO

Quy trình quản trị theo mục tiêu của phương pháp MBO bao gồm 6 bước cơ bản như sau:

  • Bước 1: Xác định mục tiêu của tổ chức

Ngoài một số mục tiêu dài hạn của tổ chức như tầm nhìn, sứ mệnh hay chiến lược phát triển thì các mục tiêu khác do người giám sát đặt ra chỉ là tạm thời, dựa trên sự quan sát & đánh giá những gì công ty có thể và cần đạt được trong một thời gian nhất định.

Ngoại trừ các mục tiêu dài hạn như tầm nhìn, sứ mệnh, chiến lược phát triển của tổ chức thì các mục tiêu do người giám sát đặt ra chỉ là ngắn hạn và dựa trên việc quan sát và đánh giá các mục tiêu mà công ty có thể đạt được và sẽ đạt được trong một khoảng thời gian nhất định.

  • Bước 2: Thiết lập mục tiêu của nhân viên

Khi nhân viên nhận được bản tóm tắt về kế hoạch, chiến lược và mục tiêu tổng thể của họ, người quản lý có thể bắt đầu làm việc với cấp dưới để phát triển các mục tiêu cá nhân cho từng vị trí. Đây được xem như một cuộc trò chuyện, chia sẻ những gì họ có thể làm tại một thời điểm nhất định với các nguồn lực sẵn có và đưa ra các đề xuất về các mục tiêu khả thi cho tổ chức hoặc bộ phận. 

Khi xác định mục tiêu của nhân viên, hãy chú ý áp dụng nguyên tắc 80/20, tập trung xác định 20% mục tiêu quan trọng mang ý nghĩa quyết định 80% còn lại. 

  • Bước 3: Giám sát liên tục hiệu suất và tiến độ

Để đạt được các mục tiêu phát triển chung của tổ chức, trước hết mọi người phải làm tốt công việc của mình. Đó là lý do tại sao việc theo dõi tiến độ, hiệu suất và sự tiến bộ của nhân viên là đặc biệt quan trọng. 

Để theo dõi chi tiết việc thực hiện và tiến độ thực hiện từng mục tiêu công việc liên quan đến từng nhân viên, nhà quản lý có thể tham khảo Công cụ quản lý công việc: Hỗ trợ tạo hồ sơ tồn đọng, quản lý tiến độ và đánh giá chất lượng. 

  • Bước 4: Đánh giá hiệu suất

Trong khuôn khổ của phương pháp MBO, việc đánh giá kết quả hoạt động được thực hiện một cách thường xuyên với sự tham gia của ban lãnh đạo liên quan.

  • Bước 5: Cung cấp phản hồi

Bước quan trọng nhất trong cách tiếp cận quản lý theo mục tiêu là phản hồi liên tục về kết quả và mục tiêu, vì nó giúp nhân viên thấy được điểm mạnh và điểm yếu của họ để từ đó họ có thể điều chỉnh kế hoạch làm việc của mình. 

Các phản hồi đang diễn ra có thể được bổ sung bằng các cuộc họp tổng kết thường xuyên, nơi cấp trên và cấp dưới thảo luận về tiến độ và những trở ngại trong việc đạt được mục tiêu – dẫn đến nhiều đề xuất cải tiến và các lộ trình thực hiện.

  • Bước 6: Ghi nhận kết quả, thành tích đạt được

Là một bước đánh giá và ghi nhận lại sự thành công của nhân viên trong một tổ chức MBO. Ở bước này, ngoài việc ghi nhận và đánh giá kết quả công việc, người quản lý cũng nên có chính sách và hoạt động khen thưởng những người đạt được mục tiêu nhằm khuyến khích, động viên và thúc đẩy tinh thần thực hiện MBO.

Ví dụ thực tế về các doanh nghiệp áp dụng MBO

MBO được sử dụng rộng rãi trong quản lý mô hình kinh doanh của doanh nghiệp. Nhưng để cung cấp cho người đọc có được cái nhìn chung về phương pháp, ví dụ cụ thể sau đây sẽ làm rõ vấn đề này.

  • Ban quản lý của Hewlett-Packard Computer đã áp dụng phương pháp MBO. Xác định sứ mệnh của doanh nghiệp và xây dựng các mục tiêu, chiến lược cụ thể để thiết lập các mục tiêu riêng cho từng bộ phận, phòng ban nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động. 
  • Nhiều công ty Nhật Bản cũng áp dụng MBO trong quản lý để đặt mục tiêu cụ thể, đo lường kết quả, thúc đẩy nhân viên làm việc bằng tiền thưởng.

MBO là một cách quản trị doanh nghiệp với mục tiêu hướng đến được đề ra rõ ràng. Giải pháp nhằm khuyến khích sự sáng tạo, thúc đẩy phát triển doanh nghiệp một cách toàn diện từ mọi mặt, nâng cao hiệu quả và năng lực quản lý…

Vài nét về mô hình quản trị MBP

MBP là gì?

MBP (được viết tắt của từ tiếng Anh là Management by Process) là mô hình quản trị theo quá trình. Ta xác định những bước để thực hiện công việc, sau đó xây dựng quy trình cho công việc đó, xây dựng kế hoạch kiểm soát quá trình, kế hoạch kiểm tra thử nghiệm, MBP đo lường theo kế hoạch kiểm soát quá trình và kế hoạch kiểm tra thử nghiệm.

MBP là gì

Ưu điểm của MBP

  • Đảm bảo tính tập trung cao, thậm chí tất cả đã được định vị trước.
  • Hạn chế tối đa được việc sai lạc về mọi phương diện, vì vậy đảm bảo được những chuẩn mực đề ra kể cả khó khăn.
  • Dễ đúng chuẩn.
  • Kiểm soát được quy trình từ đầu đến cuối.
Ưu điểm của mô hình MBP

Nhược điểm của MBP

  • Cấp dưới ít sáng tạo vì tất cả đã được quy định chặt chẽ.
  • Chủ động không cao mà tính lệ thuộc cao.
  • Không có tính linh động cao.
Nhược điểm của MBP

So sánh mô hình quản trị MBO và MBP

So sánh mô hình quản trị MBO và MBP

Sự khác nhau giữa MBP và MBO là gì? Thì sau đây sẽ là bảng so sánh giữa hai phương pháp MBO và MBP, để từ đó bạn có thể thấy được sự khác nhau rõ hơn.

Tiêu chí so sánhMBOMBP
Kết quả công việcĐảm bảo theo mục tiêu đề ra.

Hiệu quả.Làm đúng việc.
Kiểm soát được công việc chi tiết, nhưng không hoàn toàn sẽ đảm bảo mục tiêu.Hiệu năng.Làm việc đúng.
Người sử dụngĐa số là những quản lý cấp cao và cấp trung.Đa số là các quản lý cấp trung và cấp thấp.
Ưu điểmThuận lợi cho công việc khó kiểm soát hoặc đo lường.Thuận lợi cho các công việc mà khó xác định mục tiêu.

Kết luận

Qua bài viết trên tôi đã giới thiệu đến bạn về mô hình quản trị mục tiêu MBO là gì cũng như một vài thông tin liên quan đến MBO. Hy vọng qua bài viết trên bạn có thể hiểu rõ hơn về mô hình quản trị MBO và MBP. Từ đó bạn có thể đưa ra mô hình quản trị hiệu quả cho doanh nghiệp của bạn. Nếu có bất cứ thắc mắc nào xin vui lòng liên hệ tôi để được giải đáp một cách chi tiết, rõ ràng nhất.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *