Kinh tế tuần hoàn là vòng tuần hoàn với những vấn đề liên quan đến phát triển nền kinh tế. Trong đó bao gồm các hoạt động như thiết kế, sản xuất, đặt ra mục tiêu giải pháp nhằm tăng tuổi thọ và hạn chế các tác động đến môi trường. Tìm hiểu chi tiết khái niệm kinh tế tuần hoàn với bài viết dưới đây của Taichinh.vip. Qua đó biết được vai trò quan trọng của mô hình này trong nền kinh tế quốc gia hiện nay.
Mô hình kinh tế tuần hoàn là gì?
Kinh tế tuần hoàn được biết đến là một mô hình kinh tế, tại đó diễn ra các hoạt động như thiết kế, sản xuất và dịch vụ nhằm kéo dài tuổi thọ của vật chất. Đồng thời loại bỏ những tác động không tốt ảnh hưởng đến môi trường xung quanh.
Hệ thống tuần hoàn vận hành theo quy trình tái sử dụng nhờ việc chia sẻ, sửa chữa, tân trang, tái sản xuất cũng như tái chế. Tất cả tạo nên một vòng lặp kín, hạn chế sử dụng tài nguyên kinh tế. Từ đó giảm tối thiểu số lượng nguyên liệu đầu vào và phế thải thải ra. Nhờ vậy giảm được lượng khí thải cũng như mức độ ô nhiễm môi trường.
Vai trò của kinh tế tuần hoàn trên thế giới
Trên thế giới hiện nay, kinh tế tuần hoàn có vai trò đối với quốc gia, xã hội và doanh nghiệp. Ở từng khía cạnh, vai trò của kinh tế tuần hoàn có sự khác nhau.
Đối với quốc gia
Việc một quốc gia phát triển kinh tế tuần hoàn nhằm mục đích thể hiện trách nhiệm và giải quyết những vấn đề toàn cầu. Đấy đều là những thách thức tác động trực tiếp đối với sự phát triển và tồn vong của nhân loại. Ví dụ như những vấn đề đến từ thiên nhiên như ô nhiễm môi trường hoặc biến đổi khí hậu.
Ngoài ra, trong quá trình phát triển mô hình kinh tế, mỗi quốc gia cũng thúc đẩy nâng cao năng lực và sức cạnh tranh trên thị trường. Nhờ kinh tế tuần hoàn, họ có thể tận dụng các nguồn tài nguyên có sẵn mà không cần phải tốn thời gian và chi phí xử lý.
Từ đó tận dụng được giá trị tài nguyên, giảm thiểu được tình trạng khai thác tài nguyên thiên nhiên. Cuối cùng hướng đến hạn chế nguồn chất thải hoặc khí thải ra bên ngoài môi trường.
Đối với xã hội
Nhờ kinh tế tuần hoàn mà giảm bớt được những chi phí liên quan đến việc quản lý bảo vệ môi trường hoặc trong trường hợp cần ứng phó với những biến đổi khí hậu. Nhờ vậy ngân sách xã hội có thể dùng vào việc tạo ra thị trường mới, tăng cơ hội việc làm cho người dân. Từ đó nâng cao sức khỏe, tài chính cho từng cá nhân, giúp cho xã hội phát triển.
Đối với doanh nghiệp
Việc dựa vào mô hình kinh tế tuần hoàn cũng giúp ích cho doanh nghiệp trong việc giảm rủi ro về khủng hoảng thừa sản phẩm. Giải quyết gần như triệt để việc khan hiếm tài nguyên, đồng thời tạo động lực để đầu tư và giả chi phí sản xuất, đổi mới công nghệ và tăng chuỗi cung ứng sản phẩm,… Qua đó mang lại nhiều nguồn lợi về kinh tế.
Các lĩnh vực được đánh giá là có những bước phát triển vượt bậc nếu áp dụng mô hình kinh tế tuần hoàn: thời trang và dệt vảy, lương thực và nông nghiệp, hệ thống năng lượng và carbon, điện tử và công nghệ cao,…
Lợi ích của kinh tế tuần hoàn trong công nghiệp
Kinh tế tuần hoàn tận dụng các nguồn nguyên liệu có sẵn cho các mục đích nhất định thay vì vứt bỏ chúng. Tuy mang đến nhiều lợi ích nhưng không phải cộng đồng nào cũng có thể thực hiện chuyển đổi sang nền kinh tế tuần hoàn. Bởi chúng là một hệ thống lớn, đòi hỏi sự nỗ lực của không chỉ chính phủ mà còn cả doanh nghiệp và các cá nhân trong xã hội.
Thế nhưng nếu thực hiện kinh tế tuần hoàn trong công nghiệp sẽ đem về những lợi ích sau.
Giảm sử dụng nguồn tài nguyên không thể tái tạo
Hiện nay chúng ta hầu hết đều sử dụng nguồn năng lượng không thể tái tạo. Điều này về lâu dài sẽ dẫn đến tình trạng khan hiếm và cạn kiệt tài nguyên. Tuy nhiên với việc vận dụng kinh tế tuần hoàn, chúng ta có thể tái sử dụng những nguồn tài nguyên cũ thay vì vứt bỏ chúng. Điều này giúp giảm sử dụng nguồn tài nguyên không thể tái tạo.
Giảm lượng khí carbon
Theo nghiên cứu cho thấy nguồn khí thải và năng lượng thải ra ngoài môi trường là nguyên nhân chính dẫn đến hiện tượng nhà kính. Nhưng với kinh tế tuần hoàn, mô hình quản lý tài nguyên một cách hiệu quả và bền vững hơn. Tận dụng các sản phẩm và năng lượng đến từ nguồn nguyên liệu có thể tái tạo.
Hướng tới mục tiêu không chất thải
Tình trạng ô nhiễm môi trường và biến đổi khí hậu dẫn đến thủng tầng ozon là kết quả của việc quá nhiều khí thải ra bên ngoài môi trường. Không chỉ ảnh hưởng đến đời sống hằng ngày của con người mà còn là nguyên nhân dẫn đến thiên tai trên thế giới.
Kinh tế tuần hoàn hướng đến mục tiêu không chất thải, tức là hạn chế rác thải, chai nhựa trong đại dương. Giảm việc liên tục sử dụng nguồn năng lượng và nguyên liệu mới mà thay vào đó tái sử dụng những sản phẩm cũ.
Mang đến lợi ích cho người tiêu dùng
Việc áp dụng tái sử dụng nguyên liệu cũ cũng mang đến nhiều lợi ích cho người dùng. Lúc này, sản phẩm của bạn sẽ tồn tại lâu hơn, bạn cũng có cơ hội mua lại các sản phẩm cũ với mức giá rẻ hơn. Nhờ vậy việc kiểm soát chi tiêu tốt hơn, qua đó sử dụng mức thu nhập của bản thân vào những mục đích quan trọng hơn.
Kinh tế tuần hoàn tại Việt Nam
Như đã đề cập ở trên, kinh tế tuần hoàn là mô hình kinh tế nhằm kéo dài tuổi thọ của nguyên vật liệu. Tránh tình trạng khan hiếm và cạn kiệt các nguồn năng lượng không thể tái tạo. Đồng thời loại bỏ những tác động tiêu cực đến môi trường như ô nhiễm không khí và biến đổi khí hậu; vốn là nguyên nhân dẫn đến các thiên tai không mong muốn.
Tại Việt Nam, chính phủ và doanh nghiệp cũng nỗ lực phát triển, chuyển đổi từ kinh tế tuyến tính sang kinh tế tuần hoàn. Từ đó phát triển xã hội một cách bền vững, tránh những tác động xấu đến môi trường và nền kinh tế thị trường.
Kết luận
Việc chuyển dịch kinh tế tuyến tính sang kinh tế tuần hoàn đang là xu hướng hiện nay. Và Việt Nam cũng là một trong những quốc gia quan tâm đến khía cạnh này.
Trên đây là những thông tin liên quan đến kinh tế tuần hoàn đã được Tài Chính VIP tổng hợp và chia sẻ. Dựa vào những kiến thức trong bài tin tức này, bạn đã hiểu hơn về tầm quan trọng của việc sử dụng mô hình kinh tế tuần hoàn trong đời sống hiện nay.
Xem thêm các bài viết liên quan