Hội Nhập Kinh Tế Quốc Tế

By Lê Hoàng Nam Updated on

Hội nhập kinh tế quốc tế là một điều tất yếu trong quá trình toàn cầu hóa hiện nay. Lúc này các bên sẽ gắn kết, giao lưu, hợp tác, xây dựng mối quan hệ cho kinh tế khu vực và toàn cầu. Đó là lý do nhà nước Việt Nam không ngừng tổ chức các cuộc họp cán bộ. Từ đó đề ra những chiến lược đúng đắn, bồi dưỡng, đào tạo nhằm phát triển đất nước. Cùng taichinh.vip tìm hiểu kỹ hơn về hội nhập kinh tế quốc tế ở dưới đây.

Tầm quan trọng của hội nhập kinh tế quốc tế

Quá trình hội nhập quốc tế đóng vai trò rất quan trọng đối với nền kinh tế của một quốc gia. Hành động này tác động trực tiếp đến sự phát triển tự do hóa thương mại cũng như xu hướng mở nền kinh tế. Khi hội nhập quốc tế, đất nước sẽ bước đầu giải quyết được một số vấn đề như:

  • Đàm phán để đưa đến thống nhất về việc cắt giảm hàng rào thuế quan và phi thuế quan
  • Giảm hạn chế cho các hoạt động dịch vụ
  • Giảm trở ngại cho những đầu tư quốc tế
  • Điều chỉnh công cụ và quy định cho các chính sách thương mại quốc tế
  • Giảm trở ngại cho những hoạt động di chuyển sức lao động.
hoi-nhap-kinh-te-quoc-te
Tầm quan trọng khi hội nhập quốc tế

Các nhân tố ảnh hưởng đến hội nhập kinh tế quốc tế

Việc thực hiện hội nhập kinh tế quốc tế đều trên cơ sở tự nguyện. Và khi tham gia cần chấp nhận các điều khoản và nguyên tắc đã được các bên thống nhất. Tất cả nguyên tắc này đều được xây dựng trên cơ sở bình đẳng, phù hợp với các nước phát triển và đang phát triển.

Tuy nhiên bên cạnh những nhân tố tích cực, việc tham gia hội nhập quốc tế cũng tồn tại những mặt tiêu cực mà cán bộ mỗi quốc gia cần lưu ý để không gây ảnh hưởng đến nền kinh tế thị trường trong nước.

hoi-nhap-kinh-te-quoc-te
Các yếu tố quan trọng

Tác động tích cực

Mỗi quốc gia thành viên đều có cơ hội và điều kiện thuận lợi để khai thác đa ngành, tham gia chương trình phát triển kinh tế, văn hóa, khoa học, xã hội. Qua đó chuyển dịch cơ cấu sản xuất và xuất nhập khẩu một cách hiệu quả hơn. Tạo nguồn việc làm cho người dân cũng như nâng cao quan nghệ ngoại thương. Từ đó thu hút nguồn vốn đầu tư nước ngoài.

Tạo sự cân bằng và ổn định giữa các quốc gia trong việc thúc đẩy quan hệ kinh tế. Từ đó tạo dựng cơ sở thiết lập quan hệ song phương, đa phương và khắp các khu vực.

Giúp các nước đang phát triển như Việt Nam có cơ hội học tập kinh nghiệm từ những nước tiên tiến. Ứng dụng những thành tựu khoa học kỹ thuật vào trong đổi mới nền kinh tế và sản xuất.

Tăng mức độ uy tín và tìm được vị trí thích hợp trên cán cân thương mại quốc tế. Đồng thời giúp hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật, kinh tế quốc gia.

Tác động tiêu cực

Sức ép liên quan đến kinh tế hàng hóa có thể khiến doanh nghiệp gặp khó khăn. Không chỉ vậy còn làm tăng sự phụ thuộc của kinh tế quốc gia với thị trường quốc tế. Thậm chí một số nước đang và kém phát triển có thể trở thành “bãi rác” công nghiệp của những nước phát triển khi thường xuyên nhập những thiết bị, máy móc cũ đã sử dụng.

Hội nhập kinh tế quốc tế cũng tồn tại nhiều rủi ro nếu như phân phối không công bằng giữa các nhóm nước và các nước. Qua đó dễ làm gia tăng sự phân hóa giàu nghèo và sự tụt hậu của một số tầng lớp trong xã hội.

Các hình thức hội nhập kinh tế quốc tế

Hiện nay có hai hình thức hội nhập kinh tế quốc tế là hợp tác song phương và hội nhập kinh tế khu vực.

hoi-nhap-kinh-te-quoc-te
Các hình thức hội nhập

Hợp tác kinh tế song phương

Đây là khái niệm nói về việc khi nền kinh tế của quốc gia này hội nhập cùng nền kinh tế của quốc gia khác. Hợp tác kinh tế song phương là hợp tác dưới sự thỏa thuận giữa đôi bên, trên cơ sở tự nguyện và cùng có lợi. Quá trình hợp tác thường liên quan đến hiệp định kinh tế, thương mại, đầu tư hoặc các thỏa thuận thương mại tự do khác.

Đây là loại hình hội nhập đã xuất hiện từ rất sớm và được nhiều quốc gia lựa chọn.

Hội nhập kinh tế khu vực

Đây là xu hướng chỉ mới xuất hiện từ những năm 50 của thế kỷ 20 và đang phát triển cho đến ngày nay. Sự hội nhập phân theo từng khu vực sẽ thay đổi theo từng nhóm nước cũng như sự phát triển của nền kinh tế thế giới.

Ở các nước châu Âu, họ phân chia hội nhập kinh tế khu vực thành các nhóm từ thấp đến cao. Trong đó: Liên minh Hải quan (CU), Khu vực mậu dịch tự do (FTA), Liên minh kinh tế và tiền tệ (EMU), và Thị trường chung (CM).

Hạn chế của hội nhập kinh tế quốc tế

Tuy mang đến nhiều tiềm năng quan trọng đối với nền kinh tế đất nước nhưng hội nhập kinh tế vẫn tồn tại hạn chế. Trong đó cơ cấu và chất lượng tăng trưởng vẫn chưa được cải thiện hoàn toàn. Hầu hết thời gian, tốc độ tăng trưởng dựa vào sự đóng góp của việc gia tăng năng suất lao động, hàm lượng công nghệ và tri thức.

Ví dụ về hội nhập kinh tế quốc tế ở Việt Nam

Quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam từ năm 1994

Nếu như vào năm 2001, trước Đại hội Đảng và Nhà nước IX chỉ nhắc đến khái niệm “quốc tế hóa” thay vì “toàn cầu hóa” thì hiện tại đã đề cập đến “toàn cầu hóa” và việc hội nhập kinh tế quốc tế.

Nhìn chung, vào lúc ban đầu đảng và nhà nước cũng nhận định toàn cầu hóa kinh tế là xu hướng khách quan và tất yếu. Tuy nhiên hoạt động này vẫn tồn tại những mặt tích cực và tiêu cực. Do đó yêu cầu cần phải vừa hội nhập vừa đấu tranh.

Hai năm sau đó, tức tại đại hội lần thứ XI, nhà nước đã nhận xét toàn cầu hóa giúp thúc đẩy cách mạng khoa học và quá trình hình thành xã hội thông tin cùng kinh tế tri thức. Vậy nên Việt Nam từng bước tiến hành hội nhập kinh tế theo quốc tế và khu vực. Tuy nhiên bên cạnh việc phát huy toàn bộ nguồn lực thì vẫn cần giữ lại được trọn vẹn bản sắc dân tộc và bảo vệ môi trường.

Quá trình hội nhập tại Việt Nam hiện nay

Hiện tại không chỉ Việt Nam mà các quốc gia khác trên thế giới cũng nhận thấy xu hướng toàn cầu hóa đang có dấu hiệu chững lại. Việc này có liên quan đến việc nhiều nước đang nhận được bảo hộ bởi các nước phát triển. Và cuộc chiến thương mại diễn ra giữa Mỹ – Trung Quốc cũng như các tranh chấp thương mại của các trung tâm kinh tế thế giới.

Tuy việc tham gia vào hội nhập quốc tế mang về nhiều tiềm năng và lợi thế cho một đất nước. Nhưng Chính phủ Việt Nam vẫn không ngừng củng cố, tạo tầm ảnh hưởng đến các khía cạnh kinh tế, văn hóa – xã hội, trở thành thành viên có trách nhiệm, vai trò giữa các nước thành viên.

Hội nhập kinh tế quốc tế được xem là bước tiến vượt bậc trong việc phát triển kinh tế thị trường trong nước và thế giới. Với những kiến thức được Tài Chính VIP tổng hợp và chia sẻ ở trên, người đọc đã bước đầu hiểu được tầm quan trọng của việc hội nhập kinh tế quốc tế. Qua đó biết được lợi ích của toàn cầu hóa đối với doanh nghiệp trong nước và mỗi người dân.

Xem thêm các bài viết liên quan

Những Điều Cần Biết Về Xuất Siêu

Trung Gian Thanh Toán 

Sự Khác Nhau Vi Mô Và Vĩ Mô 

Kinh Tế Vĩ Mô Là Gì?

Thanh Toán Quốc Tế

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *