Xuất Siêu Là Gì?

By Lê Hoàng Nam Updated on

Xuất siêu là gì và tầm ảnh hưởng của nó đối với ngành xuất nhập khẩu hiện nay sẽ được taichinh.vip giới thiệu qua bài viết dưới đây. Nhìn chung, trước tình hình hàng hóa Việt Nam đang trên đà hội nhập cũng như cạnh tranh với nhiều quốc gia khác trên thế giới. Việc biết xuất siêu và nhập siêu sẽ giúp nhà nước tính toán chính xác kim ngạch xuất khẩu. Qua đó đóng góp vào sự phát triển thị trường thương mại.

Xuất siêu là gì?

Xuất siêu thường được dùng để mô tả tình trạng cán cân thương mại có giá trị lớn hơn 0. Trong đó, kim ngạch xuất khẩu sẽ cao hơn kim ngạch nhập khẩu trong một quãng thời gian nhất định.

xuat-sieu-la-gi
Như thế nào là xuất siêu

Nhập siêu là gì?

Nhập siêu mô tả tình trạng cán cân thương mại đang có giá trị nhỏ hơn 0. Trong một khoảng thời gian nhất định, nếu kim ngạch nhập khẩu thấp hơn kim ngạch xuất khẩu thì hiện tượng này được gọi là nhập siêu. Đây là một hiện trạng thường gặp ở những nước phát triển nền kinh tế theo hướng mở.

xuat-sieu-la-gi
Đôi nét về nhập siêu

Kim ngạch là gì?

Bạn thường nghe khái niệm kim ngạch xuất khẩu và kim ngạch nhập khẩu nhưng lại không rõ kim ngạch là gì?

Có thể hiểu, kim ngạch xuất là tổng giá trị (số tiền) thu về nhờ việc xuất khẩu hàng hóa trong một thời gian cố định (theo quý hoặc theo năm) của doanh nghiệp nào đó. Sau đó tổng giá trị hàng hóa này sẽ được quy đổi thành một dòng tiền cố định để dễ dàng hơn trong việc tính toán.

xuat-sieu-la-gi
Kim nghạch là gì?

Như vậy, kim ngạch xuất khẩu càng cao thì chứng minh tình hình kinh doanh và nền kinh tế của một doanh nghiệp hoặc một đất nước càng phát triển. Trong khi đó, nếu như kim ngạch xuất khẩu thấp thì giá trị hàng hóa, thương mại và thị trường đang có dấu hiệu suy giảm. Lúc này công ty hoặc tổ chức nhà nước cần đề ra phương án kịp thời để cải thiện tình hình chung.

Lợi ích của xuất siêu với nền kinh tế

Với tình hình xuất khẩu tăng mạnh sẽ góp một phần rất lớn đến kinh tế đất nước. Đó là lý do nhiều nước sở hữu trọng số xuất siêu cao thường có nền kinh tế ổn định hoặc phát triển mạnh mẽ. Dưới đây là hai ví dụ tiêu biểu về lợi ích của xuất siêu đối với kinh tế.

Đóng góp vào sự phát triển kinh tế

Xuất siêu cao gắn liền với việc tăng sản lượng xuất khẩu sang các nước khác trên thế giới. Nhờ đang trong bối cảnh hội nhập phát triển nên kéo theo tăng trưởng xuất khẩu là hoàn toàn dễ hiểu. Không chỉ vậy, hàng Việt Nam đang ngày càng được thị trường nước ngoài ưa chuộng. Kéo theo kim ngạch xuất khẩu cũng tăng mạnh.

xuat-sieu-la-gi
Góp phần Phát triển kinh tế

Theo các nhà kinh tế học, xuất khẩu nước ta trong năm 2020 đạt mức cao nhất trong 5 năm trở lại đây. Điều này giúp chỉ số xuất siêu tăng cao và đóng góp một phần quan trọng vào việc ổn định nền kinh tế thị trường.

Quyết định sự tăng trưởng xuất khẩu

Khi xuất siêu cao có thể nhận định rằng thị trường nước ngoài đang quan tâm đến hàng hóa Việt Nam. Nếu như trước đây hàng Việt Nam vẫn được xem là những mặt hàng có giá trị thấp và chưa phổ biến tại các nước Châu Âu hay Châu Mỹ.

Nhưng trong những năm gần đây, rất nhiều doanh nghiệp nghiên cứu và cải thiện chất lượng sản phẩm. Từ đó giúp hàng hóa Việt Nam chiếm được thị phần lớn và có năng lực cạnh tranh với hàng hóa của các nước như Nhật, Hàn,…

Theo thông tin mới nhất trên diễn đàn kinh tế thế giới, Việt Nam đang đứng ở vị trí 55 trên toàn cầu về xuất siêu. Kết quả này cho thấy xuất khẩu Việt Nam đã tăng 5 bậc so với cùng kỳ năm trước và tăng 20 bậc so với tình hình 5 năm gần đây.

Câu hỏi liên quan

Việt Nam là nước xuất siêu hay nhập siêu, vì sao?

Việc xác định Việt Nam là nước xuất siêu hay nhập siêu dựa vào kim ngạch xuất nhập khẩu trong những năm gần đây biến động như thế nào.

Theo như hiệp định thương mại đã ký, Việt Nam từng là nước thường siêu. Nhưng vào tháng 7 năm 2019, sau khi thực hiện CPTTP thì Việt Nam đã chuyển từ nước nhập siêu sang nước xuất siêu.

Nguyên nhân là vì sau khi tham gia CPTTP, tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước đạt 15,4%. So với 10 nước trong cùng khối CPTPP thì Việt Nam đạt mức khá. Đồng thời việc gia nhập CPTTP giúp xuất khẩu VN tăng trong khi nhập khẩu giảm. Vậy nên nếu theo cùng kỳ năm trước, VN vẫn còn là nước nhập siêu thì hiện tại đã là nước xuất siêu.

Quốc gia nào xuất siêu vào năm 2018?

Danh sách một số quốc gia xuất siêu vào năm 2018: Mỹ, Hàn, Nhật, Anh, Canada,…

Cùng với nền kinh tế phát triển không ngừng, Việt Nam ngày càng chứng minh được vị thế của mình và được đánh giá là thị trường tiềm năng cho các dự án nhập khẩu bởi nhiều quốc gia trên thế giới. Với những thông tin được Tài Chính VIP chia sẻ ở trên, bạn đã biết xuất siêu là gì và vì sao trọng số xuất siêu tác động đến nền kinh tế thị trường.

Xem thêm các bài viết liên quan

Những Điều Cần Biết Về Chợ Đen

Cách Chuyển Tiền Từ Western Union

Cách giải quyết khi vỡ nợ, nợ quá nhiều

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *