PHƯƠNG PHÁP BÌNH QUÂN GIA QUYỀN

By Lê Hoàng Nam Updated on

Phương pháp bình quân gia quyền là gì mà được sử dụng thường xuyên trong kế toán? Đây là phương pháp tính giá cơ bản mà bất kỳ ai học kế toán hoặc tham gia lĩnh vực kinh doanh đều phải biết. Cụ thể thì điều này quan trọng thế nào, hãy cùng taichinh.vip tìm hiểu rõ hơn qua bài viết sau đây nhé.

PHƯƠNG PHÁP BÌNH QUÂN GIA QUYỀN LÀ GÌ?

Theo phương pháp bình quân gia quyền, giá trị của các loại hàng hóa tồn kho sẽ được tính theo giá trị trung bình của từng loại hàng tồn kho đầu kỳ và giá trị từng loại hàng tồn kho được mua hoặc sản xuất trong kỳ.
Mặt khác, tùy vào đặc điểm kinh doanh của doanh nghiệp mà giá trị trung bình có thể được tính bởi 1 trong 2 cách:

  • Tính theo từng kỳ.
  • Tính sau từng lần nhập hàng.
binh quan gia quyen
bình quân gia quyền

ƯU VÀ NHƯỢC ĐIỂM KHI TÍNH GIÁ XUẤT KHO THEO PHƯƠNG PHÁP BÌNH QUÂN GIA QUYỀN

Nếu tính giá xuất kho theo phương pháp bình quân gia quyền cả kỳ dự trữ.

  • Ưu điểm: Đơn giản, dễ làm, chỉ cần tính toán một lần vào cuối kỳ.
  • Nhược điểm: Độ chính xác không cao. Hơn nữa đến cuối tháng kế toán mới tính đơn giá bình quân và giá trị hàng xuất kho nên khối lượng công việc sẽ bị dồn nhiều vào cuối kỳ. Cũng chính đến cuối tháng mới có giá xuất kho do đó mỗi nghiệp vụ xuất kho vì thế mà không được cung cấp kịp thời giá trị xuất kho.

Nếu tính giá xuất kho theo phương pháp bình quân gia quyền sau mỗi lần nhập.

  • Nhược điểm: Theo cách này, sau mỗi lần nhập kế toán phải tính toán, xác định đơn giá bình quân của các loại hàng mua về. Căn cứ vào đơn giá bình quân và khối lượng xuất kho giữa hai lần nhập liên tiếp để xác định giá xuất kho. Qua đây, ta có thể thấy kế toán tính toán đơn giá xuất kho theo cách này sẽ tốn nhiều công sức do phải tính toán nhiều lần.
  • Ưu điểm: Độ chính xác cao. Đồng thời đảm bảo được tính cập nhật, kịp thời cho mỗi lần xuất kho. Điều này đã khắc phục được nhược điểm mà cách tính cả kỳ dự trữ còn mắc phải.

ỨNG DỤNG CỦA BÌNH QUÂN GIA QUYỀN

Như đã đề cập ở trên, trong một tập số dùng để tính bình quân gia quyền, giá trị của mỗi phần tử có vai trò quan trọng khác nhau và được gắn với một trọng số. Bắt nguồn từ bản chất này, phương pháp tính số bình quân gia quyền được ứng dụng trong nhiều trường hợp như:

  • Ứng dụng tính toán bình quân trong toán học thống kê;
  • Ứng dụng tính toán giá hàng hóa, giá trị hàng xuất khẩu/nhập khẩu, giá nguyên liệu dùng trong sản xuất, giá trị hàng tồn kho… trong các lĩnh vực kế toán, sản xuất, kinh doanh;
  • Ứng dụng tính toán tiền lương, tiền

Ngoài ra, số bình quân gia quyền sẽ phản ánh tỷ trọng phần trăm ngân sách của người tiêu dùng chi cho các mặt hàng khác nhau. Thông qua đó, người ta sẽ xác định được mức tăng bình quân của giá cả hàng hóa/dịch vụ trên thị trường.

Hướng dẫn cách tính giá xuất kho theo phương pháp bình quân gia quyền.

tinh gia xuat kho theo phuong phap binh quan gia quyen
tính giá xuất kho theo phương pháp bình quân gia quyền

Cách tính như sau:

Giá xuất kho = Số lượng × giá đơn vị bình quân.

Trong đó:

  • Số lượng chúng ta dựa theo số liệu thực tế thống kê được.
  • Giá đơn vị bình quân được tính theo một trong 2 cách dưới đây.

Trường hợp 1: Tính giá xuất kho theo phương pháp bình quân gia quyền cả kỳ dự trữ.
Giá đơn vị bình quân (cuối kỳ) = (Giá trị tồn đầu kỳ + giá trị nhập trong kỳ)/( số lượng tồn đầu kỳ + số lượng nhập trong kỳ)

Ví dụ: Tại Công ty Việt Hưng có số liệu của nguyên vật liệu X như sau.

  • Tồn kho đầu kỳ: 1.000 kg, đơn giá 20.000 đồng/kg
  • Nhập trong kỳ: 4.000 kg, có giá trị là: 88.000.000 đồng.
  • Tổng số lượng xuất trong kỳ: 2.500 kg

=> Vậy, Kế toán tính trị giá xuất kho của 2.500 kg nguyên liệu X như sau:

Tính giá bình quân 1kg của nguyên liệu X trong kỳ = (1.000kg x 20.000 đồng/kg + 88.000.000 đồng)/(1.000kg + 4.000kg) = 21.600 đồng/kg.

Giá trị của nguyên liệu X xuất kho trong kỳ là: 2.500kg x 21.600 đồng/kg = 54.000.000 đồng.

Trường hợp 2: Tính giá xuất kho theo phương pháp bình quân gia quyền sau mỗi lần nhập.

Ta xác định:
Giá đơn vị bình quân (sau mỗi lần nhập) = Giá trị thực tế sau mỗi lần nhập/ Số lượng tồn sau mỗi lần nhập.
Sau đây là một ví dụ để bạn dễ hình dung hơn.

Ví dụ: Tại Công ty Việt Hưng, có số liệu của nguyên liệu M trong tháng 1 như sau:

  • Ngày 01/01: tồn kho đầu kỳ: 5.000 kg, đơn giá 3.000 đồng/kg.
  • Ngày 10/01: Công ty Việt Hưng nhập kho 4.000 kg nguyên liệu M. Với đơn giá 2.000 đồng/kg.

Như vậy, tại ngày 10/01 kế toán phải tiến hành xác định giá đơn vị bình quân 1kg nguyên liệu M. Cụ thể như sau:
Giá đơn vị bình quân (ngày 10/01) = 5.000kg x 3.000 đồng/kg + 4.000kg x 2.000 đồng/kg)(5.000kg + 4.000 kg)
= 2.556 đồng/kg.

=> Giá trị nguyên liệu M cuối ngày 10/01 là: 23.000.000 đồng.

=> Khối lượng nguyên liệu M cuối ngày 10/01 là: 9.000 kg

  • Ngày 13/01: xuất kho 1.000 kg nguyên liệu M.

Giá trị xuất kho = 1.000kg 2.556 đồng/kg = 2.556.000 đồng.

=> Giá trị nguyên liệu M cuối ngày 13/01 = giá trị tồn kho trước ngày 13/01 – giá trị xuất kho ngày 13/01
= 23.000.000 – 2.556.000 = 20.444.000 đồng.

=> Tương tự ta tính khối lượng nguyên liệu M cuối ngày 13/01 = 9.000- 1.000 kg = 8.000 kg.

KẾT LUẬN

Qua những chia sẻ của taichinh.vip về phương pháp bình quân gia quyền là gì?. Mong rằng bài viết sẽ giúp bạn đọc cảm thấy dễ dàng hơn khi tính toán trong học tập hay trong công việc. Nếu cần cung cấp thêm thông tin, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua số điện thoại để được nhân viên tổng đài hỗ trợ tư vấn thêm nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *