Kinh Tế Vĩ Mô Là Gì?

By Lê Hoàng Nam Updated on

Kinh tế vĩ mô là gì? Kinh tế vĩ mô (ktvm) là một nền kinh tế lớn, nghiên cứu nguyên nhân và hậu quả của các biến động diễn trong trong thời gian ngắn đối với thu nhập. Cũng như các yếu tố quyết định đến sự tăng trưởng kinh tế của một quốc gia. Trong bài viết hôm nay, taichinh.vip sẽ giúp các bạn tìm hiểu rõ hơn về khái niệm kinh tế vĩ mô.

Kinh tế vĩ mô là gì?

Kinh tế vĩ mô là cụm từ chỉ một lĩnh vực tổng quát, bắt nguồn từ học thuyết của kinh tế chính trị. Kinh tế vĩ mô là việc phân tích nền kinh tế của một quốc gia như một tổng thể. Xem xét dữ liệu, tổng hợp tình hình lạm phát, mặt bằng giá, sản xuất công nghiệp, tình trạng thất nghiệp.

kinh-te-vi-mo
Đôi nét về ktvm

Phân biệt kinh tế vĩ mô và kinh tế vi mô là gì?

kinh-te-vi-mo
So sánh vi mô và vĩ mô

Điểm giống nhau

Về mặt kinh tế học thì bộ phận cấu thành thì kinh tế vĩ mô và kinh tế vi mô đều cần bổ sung cho nhau và không thể chia cắt. Theo đó, kinh tế vĩ mô điều chỉnh nền kinh tế về quản lý nhà nước, cần có cả sự quản lý kinh tế vi mô để đảm bảo sự ổn định và có thể phát triển bền vững.

Điểm khác biệt

Kinh tế vĩ mô Kinh tế vi mô
Khái niệm Nghiên cứu về nền kinh tế một cách tổng thể. Bao gồm đặc điểm, cấu trúc, hành vi. Nghiên cứu về hành vi của NTD, hộ gia đình tham gia trong nền kinh tế và cả doanh nghiệp.
Đối tượng nghiên cứu Phân tích biến số kinh tế về tổng hợp Phân tích biến số kinh tế về cá thể
Ứng dụng Vấn đề bên ngoài môi trường Những hoạt động nội bộ
Phạm vi nghiên cứu Các sản phẩm, chu kỳ kinh tế, tăng trưởng, lạm phát, việc làm,… Các lý luận của cơ bản trong kinh tế, thị trường trong các yếu tố sản xuất, lý thuyết hành vi từ người tiêu dùng và người sản xuất, cấu trúc thị trường,…
Phương pháp nghiên cứu Mô hình hóa Phân tích cận biên, mô hình hóa, phương pháp phương pháp so sánh tĩnh,…
Tầm quan trọng Duy trì mức ổn định giá chung.

Giải quyết phát sinh chính xảy ra trong nền kinh tế.

Xác định giá của sản phẩm dựa vào các yếu tố sản xuất trong nền kinh tế.
Mặt hạn chế Không phù hợp để áp dụng vào một cá nhân, ví sẽ không đúng nếu dựa trên kết quả từ tổng thể. Các giả định không đúng với thực tế.

Tác động của kinh tế vĩ mô đối với thị trường chứng khoán

kinh-te-vi-mo
Tác động của vĩ mô lên chứng khoán

GDP – Tổng sản phẩm quốc nội

Đây là một trong những chỉ số vô cùng quan trọng của kinh tế vĩ mô. Vậy, GDP ảnh hưởng đến thị trường như thế nào?

  • Tốc độ tăng trưởng GDP càng cao sẽ kéo theo sự gia tăng số lượng doanh nghiệp trong nước. Điều này đồng nghĩa với việc tạo công ăn việc làm cho cả một nền kinh tế.
  •  Khi GDP tăng trưởng kéo theo đó là thị trường chứng khoán có sự phát triển nhanh cả về chất và lượng.
  • Dịch vụ tài chính phát triển là dựa trên nhu cầu sử dụng của các công ty, doanh nghiệp cần vốn để phát triển. Đây là mối quan hệ tương sinh mà việc tăng trưởng kinh tế đã tạo ra.
  • Đồng thời, tăng trưởng kinh tế mở ra cơ hội đầu tư hấp dẫn, thu hút vốn đầu tư cả trong và ngoài nước cho một quốc gia. Từ đó giúp nâng cao sự năng động của thị trường, giúp phát triển bền vững hơn.
  • Tuy nhiên, việc tăng trưởng GDP quá mức sẽ dẫn đến nguy cơ khủng hoảng kinh tế.

Chỉ số lạm phát

Lạm phát có thể hiểu đơn giản là sự gia tăng mức giá chung. Lạm phát tác động rất nhiều đến thị trường tài chính nói chung.

Nếu lạm phát tăng cao thì các chi phí sản xuất của doanh nghiệp cũng sẽ bị đẩy lên. Hàng hóa cũng vì thế mà tăng theo trong khi tại thị trường cầu hàng hóa giảm. Điều này sẽ khiến cho doanh thu của doanh nghiệp bị ảnh hưởng trầm trọng.

Đó là lý do mà khi lạm phát tăng cao thì các chính sách tiền tệ được thắt chặt hơn để kiềm chế. Lúc này, lãi suất sẽ được nâng cao thông qua lạm phát khiến cho tình trạng bán tháo trái phiếu diễn ra tràn lan trên thị trường.

kinh-te-vi-mo
Chỉ số lạm phát

CPI – Chỉ số giá tiêu dùng

Đây là chỉ số dùng để phản ánh mức thay độ tương đối của một mặt hàng cụ thể. Mặc dù chỉ mang tính chất tương đối nhưng nó cũng đóng vai trò rất quan trọng.

  • Khi chỉ số CPI tăng thì đồng nghĩa với việc doanh nghiệp cần phải “rót” thêm chi phí đầu vào. Và tất nhiên lúc này lợi nhuận của các doanh nghiệp sẽ bị suy giảm.
  • Khi CPI tăng bắt buộc nhà nước phải thực thi chính sách tín dụng thắt chặt để bình ổn. Điều này sẽ khiến cho các nhà đầu tư không thể tiếp cận với nguồn tín dụng.
  • Lãi suất ngân hàng có thể gia tăng khi chỉ số CPI tăng cao.
kinh-te-vi-mo
Chỉ giá tiêu dùng

Cung ứng tiền tệ

Cung ứng tiền tệ là việc cung cấp tiền vào nền kinh tế để đáp ứng nền kinh tế đó.

  • Khi chính sách cung ứng tiền tệ mở rộng: làm gia tăng tiêu dùng hàng hóa và các loại tài sản tài chính, làm giảm lãi suất nền kinh tế.
  • Khi chính sách cung ứng tiền tệ bị thắt chặt: lãi suất chiết khấu tăng sẽ làm giả khả năng đầu tư của nhiều doanh nghiệp.

Rất hy vọng những thông tin trên đây mà Tài Chính Vip chia sẻ sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn về khái niệm kinh tế vĩ mô. Có thể thấy kinh tế vĩ mô tác động rất mạnh mẽ đến nền kinh tế nói chung. Rất hy vọng bài viết trên đây sẽ mang đến cho các bạn những kiến thức bổ ích.

Xem thêm các bài viết liên quan

Trung Gian Thanh Toán – Dịch Vụ Hỗ Trợ Thanh Toán

Những Điều Cần Biết Về Xuất Siêu

Học Phí Học Viện Ngân Hàng – Học Bổng Như Nào

Kinh Tế Vi Mô Là Gì?

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *