Trung Gian Thanh Toán Là Gì?

By Lê Hoàng Nam Updated on

Trung gian thanh toán là lĩnh vực hiện đang được đánh giá rất tiềm năng, có nhiều cơ hội để phát triển. Đặc biệt, thu hút được rất nhiều nhà đầu tư nước ngoài góp vốn nhất là các dự án ví điện tử momo, vtv pay, appotapay. Vậy trung gian thanh toán là gì? Nhờ đầu mà lĩnh vực này lại đóng vai trò quan trọng trong kinh doanh và đời sống con người đến như vậy? Đừng bỏ qua bài viết dưới đây của taichinh.vip để tìm hiểu rõ và sâu hơn về trung gian thanh toán.

Sơ lược về trung gian thanh toán

Các mối quan hệ thanh toán tiền tệ trong giao dịch dân sự và thương mại thường được thực hiện dưới hai hình thức là thanh toán trực tiếp bằng tiền mặt hoặc thông qua trung gian thanh toán. Thanh toán trực tiếp bằng tiền mặt: người có nghĩa vụ chi trả dùng tiền mặt để thanh toán khoản nợ cho người được thụ hưởng. Hình thức thanh toán này ra đời gắn liền với sự xuất hiện của tiền tệ trong đời sống.

trung-gian-thanh-toan
Khái niệm về thanh toán

Xét về không gian, hoạt động trung gian thanh toán có thể là hoạt động trong nước và hoạt động quốc tế. Thanh toán trong nước được xác lập khi thực hiện và kết thúc trong lãnh thổ nước Việt Nam. Ngược lại, thanh toán quốc tế được xác lập khi thực hiện thanh toán trong đó có ít nhất một bên liên quan (cá nhân, tổ chức) có tài khoản thanh toán ở ngoài lãnh thổ nước Việt Nam.

Ngày nay, trung gian thanh toán được hiểu là dịch vụ hoạt động như cổng thanh toán, cho phép doanh nghiệp thương mại điện tử chấp nhận nhiều loại thanh toán trực tuyến khác nhau. Tên gọi tiếng anh của trung gian thanh toán này là Payment intermediary.

Dịch vụ trung gian thanh toán là gì?

Dịch vụ trung gian thanh toán là hoạt động kết nối và xử lý dữ liệu điện tử trong các giao dịch thanh toán giữa tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán với người sử dụng dịch vụ thanh toán.

Đơn vị cung ứng dịch vụ trung gian là ngành nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện, bắt buộc phải tuân thủ theo quy định của Luật Đầu tư.

Các tổ chức làm trung gian thanh toán

Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, thanh toán thông qua trung gian chủ yếu là thanh toán không sử dụng tiền mặt nên đóng vai trò rất lớn. Vì nó không chỉ ảnh hưởng đến quá trình tái sản xuất xã hội mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất xã hội. Đồng thời, tạo điều kiện để các trung gian thực hiện việc thanh toán một khối lượng lớn tiền nhanh chóng, chính xác.

trung-gian-thanh-toan
Các Tổ chức thanh toán hiện nay

Theo quy định của pháp luật, chủ thể tham gia vào quan hệ dịch vụ trung gian thanh toán bao gồm

  • Người sử dụng dịch vụ thanh toán
  • Đơn vị cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán
  • Đơn vị cung ứng dịch vụ thanh toán không tiền mặt

Trong đó, đơn vị cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán, có thể bao gồm

  • Ngân hàng Nhà nước.
  • Ngân hàng (ngân hàng chính sách, ngân hàng hợp tác xã, ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài).
  • Các tổ chức không phải là ngân hàng nhưng được NHNN cung cấp giấy phép hoạt động nhằm cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán.
  • Tổ chức tài chính vi mô, quỹ tín dụng nhân dân.

Theo nguyên tắc chung, các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán có nghĩa vụ phải thực hiện đúng, kịp thời các ủy quyền của khách hàng. Đồng thời phải giúp người trả tiền, người nhận tiền thực hiện việc giám sát điều kiện thanh toán đã thỏa thuận.

Những loại dịch vụ trung gian thanh toán phổ biến hiện nay

Ngày nay, dịch vụ trung gian thanh toán dường như không thể thiếu trong đời sống con người. Nó giúp đơn giản hóa quá trình thành toán cho mọi người dùng. Đây cũng chính là lý do mà ngày chúng càng mở rộng, đa dạng và có nhiều loại khác nhau.

trung-gian-thanh-toan
Những dịch vụ phổ biến hiện nay

Dịch vụ hỗ trợ cung ứng cơ sở hạ tầng thanh toán điện tử

Đối với loại hình dịch vụ hỗ trợ này sẽ bao gồm 3 nhánh nhỏ, đảm nhận từng vai trò khác nhau.

  • Chuyển mạch tài chính: cung cấp cho các đơn vị, doanh nghiệp các nền tảng. Chẳng hạn như truyền dẫn giúp xử lý các dữ liệu điện tử, hạ tầng kỹ thuật truyền nối,… được chuyển về để thực hiện thanh toán thông qua các kênh giao dịch, ATM, internet,…
  • Cung ứng các hạ tầng kỹ thuật: tiếp nhận, đối chiếu dữ liệu thanh toán được chuyển về. Từ đó, tính toán số tiền cần phải thu và số tiền cần phải trả lại.
  • Cổng thanh toán điện tử: thực hiện nhiệm vụ cung cấp về mặt hạ tầng kỹ thuật để giúp kết nối ngân hàng với bên chấp nhận thanh toán. Giúp khách hàng lưu trữ hóa đơn điện tử, các giao dịch thương mại,…

Dịch vụ hỗ trợ thanh toán

Thông thường sẽ bao gồm dịch vụ thu hộ, ví điện tử, dịch vụ chuyển tiền,…

  • Dịch vụ thu hộ, chi hộ: khách hàng sẽ gửi yêu cầu để được tiếp nhận thông tin và xử lý nhanh chóng. Sau đó, đơn vị trung gian sẽ thực hiện thu hộ, chi hộ cho các bên.
  • Dịch vụ chuyển tiền điện tử: tiếp nhận dữ liệu từ các giao dịch chuyển tiền điện tử.
  • Ví điện tử: dịch vụ này yêu cầu khách hàng cần phải đăng ký một tài khoản điện tử do bên cung ứng dịch vụ tạo lập và cho phép lưu trữ một khoản tiền. Số tiền này được sử dụng để thanh toán mà không cần phải dùng tiền mặt. Một vài ví điện tử thông dụng hiện nay như momo, shopeepay, zalopay,…
trung-gian-thanh-toan
Dịch vụ hỗ trợ thanh toán

Trên đây là chia sẻ của Tài Chính Vip các thông tin về trung gian thanh toán mà khá nhiều người quan tâm. Rất hy vọng bài viết mang đến cho các bạn đọc kiến thức mới mẻ, hay ho và thú vị. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc gì đừng ngại ngần mà hãy liên hệ với chúng tôi thông qua hotline để được đội ngũ tư vấn viên tư vấn nhanh chóng nhất. Tài Chính Vip luôn sẵn sàng phục vụ Quý khách mọi lúc mọi nơi.

Xem thêm các bài viết liên quan

5 Ngân Hàng Uy Tín Mở Thẻ Ghi Nợ

Quẹt thẻ tín dụng là Gì?

Nên Chọn Thẻ Tín Dụng Nào Là Tốt Nhất?

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *