Quẹt Thẻ Tín Dụng

Quẹt thẻ tín dụng là gì? Thẻ tín dụng là một công cụ thanh toán phổ biến hiện nay được nhiều người tiêu dùng tin tưởng lựa chọn. Nhờ có thẻ tín dụng mà khách hàng cảm thấy yên tâm hơn khi ra ngoài đường không cần phải đem theo tiền mặt. Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây của taichinh.vip để cùng tìm hiểu ngay nhé!

Thẻ tín dụng là gì?

Thẻ tín dụng là một loại thẻ ngân hàng có thể giúp người dùng chi tiêu mà không cần phải đem theo tiền mặt. Bạn có thể sử dụng tiền từ thẻ tín dụng để thanh toán, mua hàng trực tuyến, đặt vé máy bay, hóa đơn,…Ngoài ra, thẻ tín dụng cũng có thể rút tiền mặt ở cây ATM và trả góp với nhiều ưu đãi hấp dẫn

Quẹt thẻ tín dụng là gì?

Quẹt thẻ tín dụng là hoạt động mà khách hàng sử dụng để giao dịch và thanh toán sản phẩm, dịch vụ. Khách hàng có thể sử dụng hình thức thanh toán quẹt thẻ tại bất kì một cửa hàng, trung tâm mua sắm hay siêu thị nào. Quá trình thực hiện đơn giản và rất nhanh chóng, bạn chỉ cần nhập mã CVV. Sau đó, ký tên lên bill là bạn đã hoàn tất.

the-thanh-toan
Như thế nào là thẻ tín dụng?

Những ưu điểm mà khách hàng thích ở dịch vụ này là không cần phải mang quá nhiều tiền mặt ra ngoài đường. Ngoài ra, khi bạn làm mất thẻ thì số tiền của bạn cũng sẽ không bị mất. Bạn có thể lên ngân hàng khóa thẻ và làm lại cái mới. độ bảo mật rất cao. Điều này cho thấy thẻ tín dụng thật sự rất bổ ích đối với người dùng, mỗi người trong chúng ta nên đăng ký và trải nghiệm thử dịch vụ tuyệt vời này.

Máy POS quẹt thẻ tín dụng

Quẹt thẻ tín dụng trên máy POS khá đơn giản, bạn chỉ cần thực hiện theo các bước như sau:

Bạn có thể tự quẹt thẻ tín dụng tại máy POS cầm tay, máy POS cố định hoặc có thể nhờ nhân viên giúp đỡ. Lưu ý, khi nhờ nhân viên bán hàng giúp thì bạn cần cẩn thận, luôn để mắt đến nhân viên, xem từng hành động cử chỉ của họ tránh trường hợp thông tin của mình bị lộ, gây mất tiền oan.

Nếu thẻ tín dụng của bạn là loại thẻ từ thì bạn chỉ cần quẹt thẻ theo hướng từ đầu tới cuối khe dọc của thẻ.

Nếu thẻ tín dụng của bạn là loại thẻ chip thì bạn sẽ chèn thẻ vào khe đọc thẻ, sau đó hướng mặt chip lên trên, giữ thẳng và chèn phần có mặt chip vào.

Khi máy POS hiển thị thông tin chủ thẻ, bạn tiến hành nhập mã PIN sau đó nhập số tiền giao dịch. Khi máy báo giao dịch thành công, như thế là xong, bây giờ chủ thẻ chỉ cần kí tên lên hóa đơn là được.

Có nên cà thẻ tín dụng lấy tiền mặt không?

Câu trả lời của chúng tôi là KHÔNG. Chức năng chính của thẻ tín dụng là dùng để thanh toán chứ không phải là dịch vụ rút tiền mặt. Các chuyên giá tài chính cũng như bên ngân hàng đều khuyên bạn là không nên.

ca-the
cà thẻ tín dụng

Việc sử dụng thẻ tín dụng để rút tiền mặt sẽ khiến bạn dễ rơi vào tình trạng nợ xấu, gây ra nhiều rủi ro. Vì vậy khi sử dụng dịch vụ rút tiền mặt bằng thẻ tín dụng bạn cần lưu ý những vấn đề sau:

  • Ngân hàng chỉ cho bạn rút tiền mặt cao nhất 70% hạn mức của thẻ thôi.
  • Phí rút tiền thẻ tín dụng rất là cao lên đến 4%/giao dịch tương đương 50.000 đồng đến 80.000 đồng cho mỗi lần rút.
  • Lãi suất theo quy định ngân hàng giao động từ 18%/ năm và sẽ được tính ngay tại thời điểm bạn rút tiền từ thẻ tín dụng.

Một điều quan trọng mà bạn cần lưu ý nữa là khi bạn rút tiền mặt từ thẻ tín dụng thì ngân hàng sẽ tự động đánh dấu bạn vào trường hợp nợ xấu luôn. Vấn đề này sẽ ảnh hưởng đến các giao dịch sau của bạn như hạn mức của bạn sẽ bị giảm xuống, sẽ ít được hưởng các chương trình ưu đãi từ ngân hàng cũng như là sử dụng các dịch vụ khác,…

Lưu ý khi quẹt thẻ tín dụng

Để sử dụng cũng như quẹt thẻ tín dụng an toàn và hiệu quả, bạn cần lưu ý một số vấn đề sau  đây:

  • khi nhờ nhân viên quẹt thẻ bạn nên cẩn thận, luôn quan sát, để mắt đến nhân viên tránh trường hợp thông tin của mình bị lộ.
  • Khi bạn đang vay tín chấp ngân hàng thì không nên quẹt thẻ.
  • Trước khi thực hiện giao dịch thanh toán bạn nên kiểm tra chính xác số tiền trên hóa đơn để tránh nhầm lẫn, gây mất tiền.
  • Khi bạn đang nợ thẻ tín dụng thì không nên quẹt thẻ nữa, điều sẽ làm bạn càng tăng thêm khoản nợ của mình.
  • Chỉ nên quẹt thẻ khi bạn chắc chắn rằng có khả năng chi trả.
  • Bạn có thể sử dụng dịch vụ đáo hạn thẻ tín dụng khi chưa có khả năng thanh toán.

Thời điểm không nên quẹt thẻ tín dụng thanh toán

Đang vay tín chấp ngân hàng

Vay tín chấp cũng giống như thẻ tín dụng đều chi trước rồi trả tiền sau. Nhưng khác nhau về lãi suất và hạn mức cho vay. Vay tín chấp thì tùy theo thu nhập mà bạn sẽ được cấp một hạn mức nhất định. Bạn sẽ thanh toán tiền cho ngân hàng theo hàng tháng cho đến khi thanh toán hết nợ. Nếu bạn không thanh toán đúng hạn, bạn sẽ bị ngân hàng tính lãi khoảng 20%/năm.

the-thanh-toan
Thẻ tín dụng của các ngân hàng Việt Nam

Còn đối với thẻ tín dụng, thì bạn sẽ được ngân hàng miễn lãi trong vòng từ 45 đến 55 ngày. Nếu vượt quá thời gian trên mà bạn còn chưa thanh toán nợ, bạn sẽ bị ngân hàng phạt, mức lãi dao động từ 26% – 33%/năm.

Vì thế, để tránh tình trạng nợ xấu, bạn không nên vừa vay tín chấp rồi vừa mở thẻ tín dụng.

Đang nợ thẻ tín dụng

Nếu bạn đang nợ thẻ tín dụng thì không nên sử dụng thẻ để thanh toán nữa. Điều này sẽ khiến bạn dồn nợ nhiều và không có khả năng chi trả. Hãy đảm bảo giải quyết 100% số dư nợ thẻ tín dụng và lập kế hoạch trả nợ càng sớm càng tốt.

Chưa quản lý được chi tiêu

Thẻ tín dụng là hình thức chi trước trả sau nên nhiều người có thói quen thích chi tiêu thoải mái, không lo nghĩ về sau nên khiến cho hạn mức nợ lên đến hàng chục, hàng tỷ và không có khả năng chi trả, rơi vào cảnh nợ nần. Vì thế các bạn cần phải cân nhắc, lập kế hoạch chi tiêu hợp lý, tránh tình trạng nợ xấu.

Nếu tới hạn thanh toán mà khách hàng không có để trả thì ngân hàng sẽ tính lãi suất rất cao, dao động từ 26 -33%/ năm. Và nếu không thanh toán lâu dài thì số tiền thanh toán sẽ lên đến con số rất lớn. Khiến khách hàng trở thành “con nợ thẻ tín dụng”.

Kết Luận

Trên đây là những thông tin chi tiết giúp bạn có thể trả lời được câu hỏi quẹt thẻ thẻ tín dụng là gì rồi phải không nào? Hy vọng qua những chia sẻ trên sẽ giúp bạn có kế hoạch chi tiêu thẻ tín dụng một cách hợp lý nhất. Nếu còn thắc mắc gì hãy để lại bình luận bên dưới, taichinh.vip sẽ giúp bạn giải đáp. Cảm ơn các bạn đã theo dõi!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *