Thời Gian Hoàn Vốn Là Gì – Công Thức Tính Ra Sao

By Lê Hoàng Nam Updated on

Thời gian hoàn vốn là gì? (Payback period) là một trong những yếu tố quan trọng để các nhà đầu tư kinh doanh xem xét có nhiều rủi ro hay không trước khi bỏ vốn đầu tư vào một dự án tiềm năng. Vậy để hiểu thêm kiến thức về thời gian hoàn vốn là gì? Cách tính thời gian hoàn vốn? Mời bạn đọc thông tin bài viết dưới đây của Taichinh.vip.

Điểm Hoà Vốn Là gì

Thời gian hoàn vốn là gì?

Thời gian hoàn vốn (Payback Period) là khoảng thời gian cần thiết để dự án kinh doanh tạo ra dòng tiền thuần bằng với số vốn đầu tư kinh doanh ban đầu thực hiện dự án. Nói một cách dễ hiểu là khoảng thời gian đầu tư đã đạt đến mức độ hòa vốn.

Trong đầu tư kinh doanh, thời gian hoàn vốn càng ngắn thì các dự án đầu tư càng hấp dẫn. Ngược lại, nếu thời gian hoàn vốn càng dài thì các dự án rất ít thu hút được các nhà đầu tư

Thời gian hoàn vốn là gì

Ưu điểm, hạn chế của thời gian hoàn vốn

Ưu điểm

Thời gian hoàn vốn tính toán rất đơn giản

Là thước đo rủi ro trong một dự án kinh doanh. Vì luồng tiền xuất hiện trong dự án sau này được coi là không chắc chắn hơn, thời gian hoàn vốn sẽ cung cấp cho ta thấy mức độ chắc chắn của dòng tiền của một dự án

Đối với doanh nghiệp đang phải đối mặt với các vấn đề thanh khoản, nó sẽ cung cấp một bảng xếp hạng các dự án kinh doanh sẽ thu hồi lại vốn sớm.

Hạn chế

Một hạn chế được cho là nghiêm trọng là thời gian hoàn vốn sẽ không tính đến giá trị thời gian của tiền vốn vì nó dẫn đến những quyết định sai lầm. Một biến thể của phương thức hoàn vốn đang cố gắng giải quyết nhược điểm được gọi là phương pháp thời gian hoàn vốn chiết khấu.

Sau thời gian hoàn vốn nó sẽ không tính đến dòng tiền. Điều này có nghĩa một dự án có dòng tiền tốt vượt quá thời gian hoàn vốn cho phép có thể sẽ bị bỏ qua

Cách tính thời gian hoàn vốn PBP

Trường hợp 1: Thu nhập do đầu tư kinh doanh mang lại bằng nhau theo các năm

Công thức tính thời gian hoàn vốn trong trường hợp này là như sau:

Công thức tính thời gian hoàn vốn

Trong đó:

thu nhập ròng 1 năm

Ví dụ: Một dự án có vốn đầu tư ban đầu là 800.000.000đ. Số năm trong vòng đời dự án là 5 năm. Dự kiến thu nhập ròng hàng năm của dự án kinh doanh là 200.000.000đ/ năm.

Áp dụng công thức trên ta có:

Thời gian hoàn vốn = 800.000.000 / 200.000.000 = 4 năm 5 năm Đây là một dự án tiềm năng, các nhà đầu tư nên đầu tư kinh doanh

Trường hợp 2: Thu nhập do các khoản đầu tư kinh doanh mang lại không bằng nhau theo các năm

Bước 1: Xác định ngân lưu ròng (lợi nhuận ròng)

Xác định lợi nhuận ròng

Bước 2: Xác định ngân lưu ròng (lợi nhuận ròng) tích lũy theo từng năm

xác định lợi nhuận ròng tích lũy theo năm

Bước 3: Tính thời gian hoàn vốn

  • Tại thời điểm ngân lưu ròng (lợi nhuận ròng) tích lũy = 0 là thời điểm hòa vốn
  • Thời gian thu hồi vốn = Thời gian khi dự án bắt đầu đầu tư cho đến thời điểm hòa vốn

Ví dụ: Dự án N có dự án đầu tư là 300.000.000đ. Khoản thu nhập dự kiến của các năm như sau:

VÍ dụ về tính thời gian hoàn vốn

Thời gian thu hồi vốn đầu tư kinh doanh của dự án N như sau:

thời gian thu hồi vốn đàu tư kinh doanh

Thời gian hoàn vốn của dự án N: 3 năm + 3 tháng

H2: Cách tính thời gian hoàn vốn có chiết khấu

Công thức được xác định như sau:

công thức tính thời gian hoàn vốn có chiết khấu

Trong đó:

  • i là tỷ lệ chiết khấu
  • n là khoảng thời gian của dòng tiền

Ví dụ: Dự án đầu tư của công ty A yêu cầu số vốn đầu tư ban đầu là 600 triệu đồng. Dự án này dự kiến sẽ trả lại 120 triệu mỗi kỳ trong 6 giai đoạn với tỷ lệ chiết khấu là 2%.

  • Giai đoạn đầu tiên ta sẽ trả lại 120.000.000đ
  • Dòng tiền chiết khấu giai đoạn 1 = 120.000.000 / (1 + 0,02) = 117.647.059 đồng
  • Sau giai đoạn đầu tiên, dự án cần = 600.000.000 – 117.647.059 = 485.352.941 đồng
  • Dòng tiền chiết khấu giai đoạn 2 = 120.000.000 / (1,02) ^2 = 115.340.254 đồng
  • Dòng tiền chiết khấu giai đoạn 3 = 120.000.000 / (1,02) ^3 = 113.078.680 đồng
  • Dòng tiền chiết khấu giai đoạn 4 = 120.000.000 / (1,02) ^4 = 110.861.451 đồng
  • Dòng tiền chiết khấu giai đoạn 5 = 120.000.000 / (1,02) ^5 = 108.687.697 đồng
  • Trong giai đoạn 5, số dư dự án ròng = 600.000.000 – ( 117.647.059 + 115.340.254 + 113.078.680 + 108.687.697) = 145.246.310 đồng
  • Dòng tiền chiết khấu giai đoạn 6 = 120.000.000 / (1,02) ^6 = 106.556.566 đồng
  • Dự án sẽ có số dư là: 145.246.310 – 106.556.566 = 38.689.744 đồng

Như vậy, thời gian hoàn vốn chiết khấu sẽ rơi vào giai đoạn 6 Dự án này không khả thi. Dự án của công ty A vẫn có số dư, nhưng khoản tiền đó quá nhỏ để có thể rót vốn đầu tư. Công ty A nên để dự án này vào danh mục cần cân nhắc, nếu không còn dự án nào tốt hơn thì có thể cân nhắc đầu tư vào dự án này.

Phương pháp tính thời gian thu hồi vốn

Thời gian thu hồi vốn sẽ giúp cho các doanh nghiệp trong việc tính toán sẽ được đơn giản hóa, loại bỏ các dự án kinh doanh có rủi ro cao, không đáp ứng được nhu cầu của doanh nghiệp. Đồng thời cũng có thể dễ dàng đưa ra các dự án có thời gian thu hồi vốn giống nhau vào trong danh mục.

Có thể tổng hợp những nội dung ngắn các phương pháp tính thời gian thu hồi vốn như sau:

  • Loại bỏ các dự án kinh doanh có nhiều rủi ro, thời gian thu hồi vốn kéo dài, không đáp ứng đủ nhu cầu của doanh nghiệp
  • Xác định được thời gian hoàn vốn đầu tư kinh doanh của từng dự án
  • Đánh giá, chọn lọc những dự án tiềm năng
phương pháp tính thời gian thu hồi vốn

Kết luận

Trên đây là một số kiến thức về Thời gian hoàn vốn là gì? của Tài Chính Vip. Rất mong những thông tin trên giúp bạn có thêm một phần kiến thức kinh tế thú vị. Để đọc những thông tin kiến thức thú vị khác, vui lòng truy cập vào trang của chúng tôi.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *