Các Phương Thức Thanh Toán Quốc Tế

By Lê Hoàng Nam Updated on

Các phương thức thanh toán quốc tế là cách mà nhà nhập khẩu trả tiền tiền cho nhà xuất khẩu trong hoạt động thương mại, mua bán quốc tế. Trong thời buổi hiện nay, khi mà hoạt động kinh tế đối ngoại được đặt lên hàng đầu thì việc thanh toán quốc tế là khâu không thể thiếu trong xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp. Trong bài viết này, taichinh.vip sẽ mang đến cho các bạn nhiều hiểu biết hơn về các phương thức thanh toán quốc tế.

Vai trò của các phương thức thanh toán quốc tế

phuong thuc thanh toan
Vai trò của thanh toán quốc tế

Đối với nền kinh tế

Việc áp dụng các phương thức thanh toán quốc tế góp phần mở rộng, thúc đẩy quan hệ kinh tế đối ngoại. Tăng cường vị thế kinh tế của các quốc gia trên trường quốc tế. Tạo cầu nối giữa các quốc gia trên thế giới trong quan hệ thanh toán.

Đối với doanh nghiệp

Các phương thức thanh toán quốc tế sẽ giúp phục vụ nhu cầu thanh toán trong các hoạt động mua bán quốc tế của doanh nghiệp.

Đối với ngân hàng thương mại

Việc thanh toán quốc tế tạo ra doanh thu dịch vụ, từ đó thúc đẩy các hoạt động của ngân hàng phát triển.

Quy định pháp luật về thanh toán quốc tế

Thanh toán quốc tế và việc thanh toán giữa các bên tham gia mua bán hàng hóa quốc tế hoặc thực hiện các hợp động dịch vụ có yếu tố nước ngoài. Khi tham gia đàm phán các bên sẽ luôn mong muốn lựa chọn phương thức thanh toán phù hợp nhất cho mình.
Thanh toán quốc tế bao gồm tiền tệ, địa điểm, phương thức thanh toán quốc tế, điều kiện, điều kiện thời gian. Trong đó, các điều kiện trên sẽ được quy định tại các điều khoản của hợp đồng.

Các phương thức thanh toán quốc tế hiện nay qua ngân hàng thương mại

cac phuong thanh toan quoc te
Các phương thức thanh toán quốc tế

Phương thức chuyển tiền/Remittance

Đây là phương thức mà khách hàng (hay còn được gọi là người yêu cầu chuyển tiền) yêu cầu ngân hàng chuyển một khoảng tiền cụ thể cho người thụ hưởng ở một địa điểm cụ thể.
Đối với hình thức chuyển tiền trả sau nhà xuất khẩu sẽ phải nhận rủi ro trong trường hợp hàng hóa đã được chuyển đi. Nhưng vì lý do nào đó mà nhà nhập khẩu chậm lập lệnh chuyển tiền. Điều này đồng nghĩa với việc người xuất khẩu sẽ chậm nhận được tiền thanh toán.
Đối với phương thức chuyển tiền trả trước thì rủi ro sẽ chuyển sang cho nhà nhập khẩu. Vì khi đã thực hiện lệnh chuyển tiền thanh toán cho người xuất khẩu nhưng vẫn chưa nhận được hàng.

Phương thức nhờ thu/Collection of payment

Nhằm khắc phục nhược điểm của phương thức chuyển tiền trả sau, phương thức nhờ thu đã ra đời nhằm đảo bảo quyền lợi cho nhà xuất khẩu. Điển hình là phương thức nhờ thu hối phiếu kèm chứng từ.

Chẳng hạn nhà xuất khẩu A sau khi đã giao hàng cho nhà nhập khẩu B đã ủy quyền cho ngân hàng thu hộ tiền từ nhà nhập khẩu B. Với điều kiện nếu nhà nhập khẩu B thanh toán hoặc chấp nhận thanh toán thì mới được trao lại bộ chứng từ.

Tuy nhiên, ở ví dụ này ta có thể thấy thông qua bộ chứng từ ngân hàng chỉ có thể khống chế được hàng hóa, nhưng vẫn chưa chắc chắn sẽ khống chế được việc trả tiền của người nhập khẩu B. Nhất là trong tình huống hàng hóa giá hàng hóa giảm, nhà nhập khẩu không còn tha thiết với việc nhận hàng. Lúc này thì bộ chứng từ hàng hóa cũng trở nên vô nghĩa đối với họ.

Phương thức ghi sổ/Open account

Về cơ bản phương pháp ghi sổ không khác gì so với phương pháp chuyển tiền. Chỉ có điều, nhà xuất khẩu B sẽ phải mở một tài khoản ghi nợ nhà nhập khẩu A rồi định kỳ, đến một thời điểm nhất định trong năm sẽ trả cho nợ cho nhà xuất khẩu A.
Các phương thức trên đều đóng vai trò là trung gian để thực hiện việc chuyển tiền chứ không mang tính ràng buộc gì cả. Và phương thức này cũng chỉ nên dùng khi hai bên mua nhà xuất khẩu và nhà nhập khẩu có quan hệ buôn bán lâu đời, tín nhiệm lẫn nhau.

Phương thức tín dụng chứng từ/Letter of credit

Hiểu đơn giản, phương thức tín dụng chứng từ là phương thức thanh toán yêu cầu nhà nhập khẩu trả tiền cho nhà xuất khẩu. Ở đây, phương thức thanh toán này không giống như những phương thức thanh toán hối phiếu (Bill of Exchange), tiền mặt (Cash), Séc (Cheque), lệnh phiếu (Promissory Notes) hay các loại thẻ thanh toán (Plastic Card).

Trong các hoạt động ngoại thương việc thanh toán giữa các nhà xuất khẩu và nhập khẩu nội địa rất đơn giản. Nhưng đối với việc thanh toán giữa hai bên ở hai quốc gia khác nhau thường phải tiến hành thông qua ngân hàng với các phương thức thanh toán nhất định. Mặc dù mỗi phương thức thanh toán có những ưu và nhược điểm riêng. Nhưng tùy vào thỏa thuận, thương lượng thanh toán mà hai bên thống nhất phương thức thanh toán phù hợp với tập quán, luật lệ.

So sánh ưu nhược điểm các phương thức thanh toán quốc tế

Tiêu chí so sánh Phương thức chuyển tiền/Remittance  Phương thức nhờ thu/Collection of payment  Phương thức ghi sổ/Open account  Phương thức tín dụng chứng từ/Letter of credit 
Ưu điểm
  • Thực hiện thanh toán đơn giản với quy trình nghiệp vụ dễ dàng.
  • Tốc độ thanh toán sẽ nhanh chóng trong trường hợp thực hiện bằng T/T.
  • Ngân hàng chỉ là trung gian thực hiện việc thanh toán theo uỷ nhiệm của hai bên để hưởng thủ tục phí và không bị ràng buộc.
  • Nhà xuất khẩu sẽ được đảm bảo quyền lợi hơn, sẽ không bị mất hàng nếu bên nhập khẩu không thanh toán.
  • Chỉ thị nhờ thu mang tính chất pháp lý nên điều chỉnh mối quan hệ giữa nhà xuất khẩu và nhà nhập khẩu theo nguyên tắc ràng buộc. Chỉ trừ khi có các thỏa thuận trái với pháp luật, quy định của quốc gia.
Chỉ nên áp dụng trong trường hợp nhà xuất khẩu và nhà nhập khẩu có sự tin tưởng nhất định với nhau. Đảm bảo nhà xuất khẩu sẽ nhận được khoảng tiền tương ứng với hàng hóa mà họ đã cung cứng. Cũng như đảm bảo cho nhà nhập khẩu nhận được số lương, chất lượng hàng hóa tương ứng.
Nhược điểm Phương thức thanh toán quốc tế này chứa đựng rủi ro lớn nhất vì việc thanh toán phụ thuộc vào “thiện chí” của người nhập khẩu. Nếu không thu được thì nhà xuất khẩu phải chịu trách nhiệm thanh toán cho cả hai ngân nhàng. Tủi to cho nhà xuất khẩu vẫn khá lớn. Tốn nhiều thời gian vì phải thực hiện rất nhiều bước.

Như vậy, thông qua bài viết trên Tài Chính Vip đã chia sẻ đến bạn đọc những thông tin chi tiết nhất về các phương thức thanh toán quốc tế. Rất hy vọng kiến thức bổ ích này sẽ giúp ích cho các bạn trong việc lựa chọn phương thức phù hợp nhất với doanh nghiệp của mình. Nếu còn bất kỳ thắc mắc gì đừng ngại ngần mà hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn nhanh chóng.

XEM THÊM CÁC BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *