Niêm Yết Là Gì?

By Lê Hoàng Nam Updated on

Niêm yết là gì mà được nhiều công ty ở Việt Nam hiện nay lựa chọn như vậy, bên cạnh đó lại có một số công ty không hứng thú với việc niêm yết. Tại sao lại có điểm khác nhau như vậy trong khi mục đích hoạt động của các công ty đều là vì lợi nhuận? Bài viết này của taichinh.vip sẽ giúp bạn giải thích về vấn đề này một cách rõ ràng nhất.

Khái niệm niêm yết

Hiểu theo cách đơn giản niêm yết là việc công khai trước công chúng thông qua việc dán một tờ giấy thông báo chính thức về vấn đề nào đó. Công bố thông tin, công khai văn bản với mục đích quảng cáo vận động quần chúng hưởng ứng văn bản đó.

niem-yet-la-gi

Niêm yết còn là việc đưa chứng khoán của một công ty lên thị trường giao dịch. Điều kiện để chứng khoán có thể lên sàn là chứng khoán phải phù hợp với quy định của Sở giao dịch chứng khoán đưa ra. Quy định và điều kiện, thủ tục của từng Sở chứng khoán sẽ khác nhau, nhằm đảm bảo quyền lợi cho các nhà đầu tư. Nghi thức đánh cồng thường được gắn với việc cổ phiếu phát hành công khai lần đầu (IPO).

Việc niêm yết chứng khoán bao gồm: Niêm yết tên tổ chức phát hành và niêm yết giá.

Phân loại niêm yết chứng khoán

niem-yet-la-gi
Phân loại chứng khoán

Các loại niêm yết chứng khoán bao gồm:

Niêm yết lần đầu

Thực hiện niêm yết lần đầu trong tiếng Anh gọi là Initial Listing, cho phép chứng khoán đủ điều kiện được đăng ký lên sàn giao dịch. Tổ chức phát hành chứng khoán cần đáp ứng được các tiêu chuẩn được giao về niêm yết.

Niêm yết bổ sung

Nội dung của Additional Listing có nghĩa là niêm yết bổ sung, loại này cho phép các tổ chức đã có cổ phiếu lên sàn thêm vào những cổ phiếu mới nhằm mục đích tăng vốn, trái phiếu chuyển đổi thành cổ phiếu, trả cổ tức, sáp nhập.

Niêm yết thay đổi

Thay đổi niêm yết là việc đổi tên, đổi khối lượng chứng khoán. Nội dung khái niệm Change Listing còn cho phép tổ chức đổi mệnh giá hay toàn bộ giá trị của chứng khoán trên thị trường giao dịch.

Niêm yết lại

Trường hợp Relisting là những chứng khoán trước đây là công ty đã hủy bỏ với lý do không đáp ứng tiêu chuẩn duy trì, giờ đây đã đủ tiêu chuẩn và muốn phát hành trở lại.

Niêm yết cửa sau

Khái niệm Back Door Listing này thường ít được nhắc đến hơn cho với các khái niệm khác. Trường hợp các công ty tư nhân muốn được niêm yết trên sàn chứng khoán nhưng không đáp ứng được yêu cầu, họ sẽ mua lại niêm yết của một công ty khác. Với cách làm này, các công ty sẽ tránh được việc chào bán công khai nhưng vẫn được đưa vào sàn một cách tự động.

Niêm yết toàn phần và niêm yết từng phần

Với niêm yết toàn phần, các công ty sẽ niêm yết toàn bộ số cổ phiếu của họ sau khi đã phát hành trên Sở giao dịch dù là trong hay ngoài nước. Niêm yết từng phần, có nghĩa là tổ chức quyết định chỉ niêm yết một phần chứng khoán họ đã phát hành.

Các công ty thuộc quyền kiểm soát của Chính phủ Việt Nam thường chọn hình thức niêm yết từng phần. Những nhà đầu tư cá nhân sẽ nắm giữ chứng khoán đã phát hành ra thị trường, những phần do nhà nước hay các tổ chức chính phủ đại diện nắm giữ thì sẽ không được niêm yết.

Lợi ích, bất lợi khi công ty niêm yết

Dựa vào niêm yết ta có thể chia công ty ra 2 hình thức đó là: Công ty niêm yết và công ty chưa niêm yết. Cùng một mục đích là kinh doanh thu lợi nhuận vậy tại sao có những công ty muốn niêm yết còn những công ty lại không? Hãy cùng tìm hiểu nhé.

niem-yet-la-gi
công ty niêm yết

Lợi ích của niêm yết

Dễ dàng huy động vốn: Doanh nghiệp niêm yết cổ phiếu trên thị trường chứng khoán thì tổ chức sẽ dễ dàng huy động được vốn. Đáp ứng đủ nhu cầu của Sở giao dịch tức là doanh nghiệp có tính thanh khoản cao, có độ uy tín. Không giống như việc vay nợ, doanh nghiệp không cần phải trả vốn gốc hay lãi vay, từ đó có thể chủ động trong việc sử dụng nguồn vốn huy động cho những mục tiêu dài hạn.

Tăng độ tin cậy: Hầu hết những công ty được niêm yết đều là những công ty có điều kiện về mặt tài chính, tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh tốt. Việc niêm yết chứng khoán cũng góp phần cho quảng cáo doanh nghiệp, giúp cho hoạt động kinh doanh thuận lợi hơn, tìm đối tác kinh doanh, các nhà đầu tư dễ dàng hơn.

Tính thanh khoản cao: Khi doanh nghiệp tham gia TTCK thì các cổ động sẽ dễ dàng chuyển nhượng cổ phiếu hơn, tăng thêm sự hấp dẫn cho thị trường cổ phiếu của công ty.

Giá trị của doanh nghiệp tăng: Những doanh nghiệp tham gia TTCK xét về dài hạn thì giá trị cổ phiếu của doanh nghiệp đều sẽ tăng so với mức giá ở thời điểm niêm yết ban đầu.

Bất lợi của niêm yết chứng khoán

Chi phí cao: Khi muốn chứng khoán niêm yết thì trước hết doanh nghiệp cần bỏ ra một số chi phí như thuê tư vấn pháp luật, văn bản pháp luật, hội họp, kiểm toán, giấy chứng nhận, giấy phép, quảng cáo,…

Áp lực sản xuất kinh doanh: Các tổ chức khi niêm yết sẽ chịu sự kiểm soát của xã hội, đòi hỏi phải tăng cao hiệu quả sản xuất để tăng giá cổ phiếu hoặc giữ được mức doanh thu không để xảy ra thua lỗ. Những việc này sẽ khiến cho lãnh đạo công ty gặp áp lực không hề nhỏ.

Ảnh hưởng đến quyền kiểm soát: Việc giao dịch chứng khoán giữa các nhà đầu tư khiến cho cơ cấu tổ của công ty thường xuyên thay đổi, đôi lúc quyền kiểm soát của các cổ đông lớn có thể bị đe dọa.

Có trách nhiệm và nghĩa vụ công bố thông tin liên quan khác: Doanh nghiệp cần công bố danh sách những người chủ chốt nắm giữ cổ phần, thông tin về tình hình tài chính, doanh thu, chiến lược phát triển, định hướng,…Đôi khi đây chính là bất lợi đối với doanh nghiệp, các đối thủ cạnh tranh của công ty sẽ nắm được thông tin để gây bất lợi cho công ty của mình.

Niêm yết là gì và những lợi ích cũng như bất lợi của việc niêm yết đã được Tài Chính VIP giải thích trong bài viết này. Hy vọng thông qua những kiến thức chúng tôi vừa chia sẻ phía trên sẽ giúp bạn có cái nhìn rõ hơn về thị trường chứng khoán niêm yết.

Xem thêm các bài viết liên quan

Chính Sách Tiền Tệ Ảnh Hưởng Gì Đến Thị Trường

Chính Sách Tài Khóa – Vai Trò Trong Kinh Tế

Trung Gian Thanh Toán – Dịch Vụ Hỗ Trợ Thanh Toán

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *