Pháp Chế Là Gì?

By Lê Hoàng Nam Updated on

Pháp chế là gì và chức năng, nhiệm vụ của cụm từ này trong nhà nước sẽ được taichinh.vip giải đáp trong bài viết này. Thuật ngữ pháp chế được sử dụng rất phổ biến nhưng vẫn có khá nhiều người nhầm lẫn giữa pháp luật và pháp chế. Do hiểu không đúng nên gặp rất nhiều sai sót trong việc tuân thủ thực hiện.

Khái niệm pháp chế là gì

Pháp chế xã hội chủ nghĩa được định nghĩa là thể chế pháp luật nội dung được xác lập dựa trên các hoạt động của đời sống xã hội, sinh hoạt, tổ chức, các hoạt động của bộ máy nhà nước cho đến các thiết chế, các mối quan hệ xã hội trong tất cả mọi lĩnh vực đời sống xã hội của các chủ thể pháp luật.

phap-che-la-gi
Đôi nét về pháp chế

Nhà nước của giai cấp vô sản xuất hiện cùng với đó là sự ra đời của pháp chế. Pháp chế chỉ xuất hiện khi pháp luật được ban hành và được chấp hành nghiêm chỉnh của nhân dân.

Pháp luật là công cụ thực hiện lãnh đạo quản lý nhà nước, nhà nước thường xuyên tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa. Các cơ quan, tổ chức, đơn vị vũ trang nhân dân và toàn bộ nhân dân dù là dân văn phòng hay lao động phổ thông đều phải tuyệt đối nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật, cùng nhau đấu tranh phòng ngừa và chống lại các hành vi vi phạm pháp luật, không hợp pháp.

Pháp luật và pháp chế xã hội chủ nghĩa có giống nhau không?

phap-che-la-gi
Pháp luật và pháp chế

Có thể phân biệt một cách rõ ràng, như sau:

Pháp luật là hệ thống các quy tắc xử sự chung do cơ quan nhà nước có thành quyền ban hành, được thường xuyên điều chỉnh bổ sung để giúp thiết lập một số mối liên hệ nhất định.

Pháp chế chính là tình trạng xã hội khi nhân dân tuân thủ pháp luật một cách nghiêm chỉnh. Khi nói đến pháp chế bạn có thể biết đó là đời tình hình, đời sống pháp chế của một quốc gia, một nước.

Chức năng và nhiệm vụ của pháp chế là gì?

Nắm được các chức năng cũng như nhiệm vụ của pháp chế sẽ giúp chúng ta có thể hiểu rõ hơn về vấn đề này:

Chức năng của pháp chế

Pháp chế có chức năng giúp Bộ trưởng có thể dễ dàng thực hiện chức năng quản lý của mình bằng pháp luật đối với các tổ chức thực hiện công tác pháp chế hay các tổ chức trong ngành giáo dục theo quy định.

Nhiệm vụ của pháp chế

Trong quản lý giáo dục

  • Góp phần xây dựng tất cả các hệ thống giáo dục, bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng cho cán bộ của ngành giáo dục. Hướng dẫn và kiểm tra các công tác của các cán bộ trong ngành.
  • Có vai trò chủ trì thực hiện các pháp điển quy phạm pháp luật, thống nhất các văn bản quy phạm theo quy định.
  • Hỗ trợ pháp lý cho các doanh nghiệp cho Bộ chịu trách nhiệm quản lý. Quản lý khắc dấu những con dấu thuộc các doanh nghiệp, đơn vị trực thuộc Bộ.

Góp phần xây dựng luật trong lĩnh vực giáo dục

  • Tổ chức những chương trình xây dựng pháp luật bảo vệ lợi ích hợp pháp của con người, đề xuất chương trình công tác của chính phủ hay thủ tướng chính phủ trong phạm vi quản lý của bộ.
  • Tham gia thẩm định các văn bản quy phạm pháp luật, nêu ý kiến về mặt pháp lý của các hồ sơ, văn bản dự thảo.

Kiểm tra rà soát hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật

  • Thực hiện kiểm tra, đánh giá các văn bản quy phạm có liên quan đến lĩnh vực giáo dục, tham gia sửa đổi, bổ sung hoặc bãi bỏ các văn bản thuộc thẩm quyền của bộ.
  • Rà soát những hệ thống văn hoá, hợp đồng kinh doanh liên quan vi phạm hay có dấu hiệu vi phạm và thực hiện những nhiệm vụ khác do Bộ trưởng giao phó.

Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa là gì?

Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam được nêu ra và ngày 29 tháng 11 năm 1991 tại Hội nghị ban chấp hành trung ương đảng. Nhà nước được xây dựng dựa trên quan điểm nhà nước của dân, do dân và vì dân. Tất cả quyền lực thuộc về dân, do dân làm chủ, bảo vệ lợi ích của dân.

phap-che-la-gi
Pháp quyên xã hội

Vai trò của luật pháp rất quan trọng nên cần phải quyền phải luôn đảm bảo được tính công khai, khả thi, minh bạch và phải luôn đặt quyền con người lên đầu, bảo vệ quyền con người, xây dựng một xã hội bình đẳng, tiến bộ.

Mối liên hệ giữa nhà nước pháp quyền và pháp chế xã hội chủ nghĩa

Khi nhắc đến nhà nước pháp quyền chúng ta hay nghĩ đến tính tối cao của pháp luật. Nhưng, trong thực tế nhà nước pháp quyền còn có các vấn đề liên quan đến chính trị, quyền con người. Sự tối cao ở đây chính là những hành vi của con người phải tuân theo và không được vi phạm.

Pháp chế là một bộ phận, nguyên tắc, yếu tố trong nhà nước, là một bộ phận cấu thành sự thượng tôn của pháp luật. Nó còn là việc tổ chức, tạo lập các danh sách và thực hiện pháp chế,…

Để có thể nhìn nhận rõ ràng mối liên hệ giữa 2 khái niệm này chúng ta cần hiểu thêm một số thuật ngữ sau:

  • Pháp trị:  Khái niệm này có nguồn gốc từ rất lâu, khái niệm này hiện nay khác hẳn quan niệm của Trung Quốc cổ đại. Ngày nay, ý nghĩa của pháp trị được hiểu là một bộ phận chủ chốt trong sự giữ gìn trật tự chính trị và xã hội.

  • Pháp quyền: Tiếng Anh là Rule of law đây là một cụm từ để nói lên sự tuân thủ, mối liên hệ giữa pháp luật và quyền lực. Quyền lực được thể hiện trong pháp luật còn pháp luật phải chịu sự kiểm soát của quyền lực.

Tóm lại chúng ta có thể thấy được pháp quyền mang hàm ý nghĩa rộng hơn pháp chế, nhưng chúng ta vẫn có thể sử dụng để thay thế cho pháp chế.

Mong rằng với những thông tin bài viết “pháp chế là gì” đã chia sẻ sẽ giúp cho bạn có thêm nhiều kiến thức bổ ích. Tài Chính Vip sẽ luôn đồng hành cùng bạn, để cùng nhau chia sẻ những kiến thức tài chính, kinh tế đầy thú vị.

Xem thêm các bài viết liên quan

Tài Sản Là Gì?

Những Điều Cần Biết Về Xuất Siêu

Chính Sách Tiền Tệ Ảnh Hưởng Gì Đến Thị Trường

Hợp Đồng Nguyên Tắc Là Gì Và Những Điều Cần Biết

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *