Lạm Phát Ở Việt Nam

Lạm phát ở Việt Nam đang trên đà được kiểm soát rất tốt, theo báo chính phủ nhận định rằng lạm năm 2022 tại Việt Nam sẽ thấp hơn mức cho phép. Ở bài viết này, taichinh.vip sẽ cùng bạn tìm hiểu về lạm phát cũng như những tác động của nó đến tình hình kinh tế của nước ta.

Lạm phát là gì?

Khi mức giá chung của các dịch vụ và hàng hóa tăng một cách liên tục theo thời gian, giá trị tiền tệ bị mất đi đó là sự lạm phát. Mức giá chung tăng đồng nghĩa với việc cùng một đơn vị tiền tệ không còn mua được nhiều hàng hoá như trước thời điểm lạm phát chưa diễn ra.

lam-phat
Lạm phát là gì?

Một đất nước có mức độ lạm phát càng cao thì đồng tiền của nước đó càng mất giá và sức mua của đồng tiền bị suy giảm. Ví dụ như đất nước Zimbabwe, người dân của họ từng phải dùng cả xe tiền mới có thể mua được một ổ bánh mì, điều này chứng tỏ tình trạng lạm phát của họ cực kỳ cao và vượt khỏi tầm kiểm soát.

Có 3 mức độ lạm phát:

  • 0 – dưới mức 10%: Mức độ tự nhiên (Đây là mục tiêu mong muốn của nhiều quốc gia).
  • Từ 10% – dưới 1000%: Mức độ này được gọi là lạm phát phi mã.
  • Mức độ trên 1000%: Đây chính là tình trạng siêu lạm phát.

Mục tiêu các quốc gia luôn mong muốn mức lạm phát của quốc gia mình chỉ nằm ở mức thấp nhất là 5% trở xuống. Vì theo tỷ lệ thuận giữa sự phát triển kinh tế tầm 10%/năm còn lạm phát sẽ tầm 5%, khi đó chỉ số tăng trưởng thực sự của quốc gia là 5%.

Nước ta hàng năm đều được xếp trong nhóm các quốc gia có mức độ lạm phát cao. Việc này ảnh hưởng đến đồng tiền của Việt Nam không ổn định, làm ảnh hưởng đến tâm lý của người dân, ảnh hưởng đến các hoạt động sản xuất, kinh doanh.

Áp lực lạm phát năm 2022 ở Việt Nam

Ở những tháng cuối năm 2021 giá xăng dầu và giá gas trong nước tăng mạnh việc này ảnh hưởng đến chỉ số tiêu dùng của người dân. Bên cạnh đó là do ảnh hưởng vô cùng to lớn của đại dịch Covid trên cả nước, các trường ở một số địa phương giảm học phí học kỳ 1 cho học sinh nên chỉ số CPI giảm.Theo chuyên gia ước tính bình quân CPI của nước ta trong năm 2021 so với năm trước tăng 1,84%, đây là mức tăng thấp nhất trong 5 năm trở lại đây. Mức lạm phát năm 2021 tăng 0,81% trong tháng 12.

lam-phat
Áp lực lạm phát

Theo những chuyên gia nhận định rằng, trong năm 2022 nếu tình hình dịch Covid được kiểm soát thì nhu cầu tiêu dùng cũng như sản xuất sẽ phục hồi, điều này sẽ kéo theo lạm phát. Khi tăng mức nhập khẩu các nguyên vật liệu đồng nghĩa với việc chi phí sản xuất tăng, giá thành sản phẩm tăng từ đó tạo ra nhiều áp lực cho lạm phát.

Ngoài ra, giá nhập khẩu thức ăn chăn nuôi hay nguyên liệu để chế biến thức ăn chăn nuôi tăng sẽ dẫn đến giá thịt tăng. Giá nguyên vật liệu xây dựng, bảo dưỡng nhà cửa tăng hay chi phí dành cho giáo dục trở lại bình thường, không còn được miễn giảm học phí. Hoặc mọi người tiếp tục quay trở lại sử dụng các dịch vụ ăn uống sau thời gian dài dãn cách ở nhà,…những điều này đều sẽ tác động đến lạm phát.

Giải pháp hạn chế lạm phát ở Việt Nam

Muốn giảm được lạm phát thì cần có sự đồng lòng, thống nhất giữa nhà nước và nhân dân:

Đầu tiên, Chính phủ, ban lãnh đạo các bộ ngành, địa phương cần phải luôn luôn nắm rõ diễn biến của giá cả trên thị trường thế giới, xác định và đưa ra các cảnh báo về nguy cơ ảnh hưởng đến sự lạm phát của nước ta. Đưa ra các đánh giá về sự thiếu hụt nguyên vật liệu, hàng hóa trong tương lai để đưa ra được những giải pháp phù hợp.

Tiếp đến, các bộ ngành, các tổ chức có liên quan cần nắm được giá cả thực tế của từng mặt hàng như gas, xăng dầu, thực phẩm,…để kịp thời đưa ra những giải pháp phù hợp, xử phạt những trường hợp bán phá giá, đảm bảo cung cấp đủ nguồn hàng trong các dịp lễ tết. Nếu các mặt hàng không đủ cung ứng vào những dịp quan trọng nó sẽ tăng giá làm ảnh hưởng đến sự bình ổn giá cả của thị trường và mất kiểm soát lạm phát.

lam-phat
Giải pháp thoát lạm phát

Thêm nữa, với các mặt hàng mà Nhà nước điều hành, quản lý có thể dựa vào những tháng có chỉ số giá tiêu dùng thấp mà điều chỉnh nhằm kiểm soát lạm phát. Không nên dồn vào những tháng cuối năm để điều chỉnh vì điều này sẽ tạo áp lực cho sự lạm phát của năm sau, thông thường những tháng cuối năm nhu cầu tiêu dùng gia tăng rất cao và việc tăng trưởng CPI cao liên tục sẽ làm lạm phát tăng theo.

Nguồn nguyên liệu nhập khẩu từ các nước trên thế giới sẽ tiếp tục tăng cao trong tương lai. Việc này đòi hỏi Chính phủ phải thực hiện các biện pháp ngoại giao một cách tích cực nhất, tăng cường hợp tác với những nước giàu tài nguyên, có nguồn nguyên liệu nhập khẩu dài hạn. Bên cạnh đó cần phải hỗ trợ các doanh nghiệp trong việc ký kết các hợp đồng dài hạn để ổn định được nguồn nguyên liệu đầu vào.

Cuối cùng, cần chú trọng đầu tư kỹ thuật số, chuyển đổi số trong sản xuất. Nâng cao năng suất cũng như chất lượng của hàng hoá, đem lại hiệu quả cao cho kinh tế. Có cách chính sách hỗ trợ đối với một số doanh nghiệp lựa chọn chuyển đổi số.

Lạm phát sẽ luôn luôn diễn ra, nếu nước ta kiểm soát được lạm phát của mức quy định sẽ giúp cho việc phát triển nền kinh tế ổn định hơn. Tài Chính Vip hy vọng với những thông tin về lạm phát ở Việt Nam sẽ giúp bạn có thêm những kiến thức bổ ích.

Xem thêm các bài viết liên quan

Tài Sản Là Gì?

Những Điều Cần Biết Về Xuất Siêu

Chính Sách Tiền Tệ Ảnh Hưởng Gì Đến Thị Trường

Hợp Đồng Nguyên Tắc Là Gì Và Những Điều Cần Biết

Pháp Chế là gì?

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *