Người Đại Diện Theo Pháp Luật 

By Lê Hoàng Nam Updated on

Người đại diện theo pháp luật là người đại diện cho doanh nghiệp, tổ chức do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định. Bài viết này taichinh.vip sẽ cùng bạn tìm hiểu về người đại diện theo pháp luật, các quy định của nhà nước cũng như trách nhiệm của người đại diện.

Khái niệm người đại diện theo pháp luật?

Theo quy định của Bộ luật dân sự, khái niệm người đại diện chính là người phải chịu trách nhiệm, thực hiện các nghĩa vụ phát sinh và đại diện cho doanh nghiệp. Không nhất thiết là chủ của doanh nghiệp, nhưng phải chịu các trách nhiệm như nguyên đơn, bị đơn, đại diện cho doanh nghiệp thực hiện nghĩa vụ trước tòa án, trọng tài hay các quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.

nguoi-dai-dien-phap-luat
Legal Reprepsentative

Mỗi hình thức công ty khác nhau, đại diện sẽ đảm nhiệm các chức danh khác nhau. Trong điều lệ của công ty sẽ quy định rõ về số lượng người đại diện, chức danh, quyền hạn và nghĩa vụ của từng vị trí.

Đối với công ty trách nhiệm hữu hạn 1 thành viên

Nếu công ty TNHH 1 thành viên do cá nhân sở hữu, người đại diện sẽ là người nắm giữ các chức vụ quan trọng như: giám đốc, chủ tịch, tổng giám đốc,…

Với công ty TNHH 1 thành viên có chủ sở hữu là tổ chức, người đại diện theo pháp luật là một trong những người giữ các chức danh: Chủ tịch công ty, tổng giám đốc, phó tổng giám đốc…

Với công ty trách nhiệm hữu hạn 2 thành viên

Những công ty từ 2 thành viên trở lên người đại diện theo pháp luật là người nắm giữ các chức danh: Chủ tịch hội đồng thành viên, tổng giám đốc, giám đốc,…Nhìn chung cũng không có nhiều điểm khác biệt so với người đại diện pháp luật của công ty TNHH 1 thành viên.

Người đại diện theo pháp luật của những doanh nghiệp tư nhân

Người đại diện cho doanh nghiệp tư nhân khác với các hình thức công ty khác, chính là chủ của doanh nghiệp – chịu mọi trách nhiệm pháp lý cho doanh nghiệp.

Người đại diện pháp luật cho công ty hợp danh

Số lượng công ty hợp doanh xuất hiện ở nước ta ngày càng nhiều, đây là những công ty có ít nhất 2 cá nhân cùng nhau góp vốn và hoạt động dưới tên chung, cùng nhau chịu trách nhiệm về nghĩa vụ trước pháp luật cũng như các khoản nợ phát sinh. Người đại diện pháp luật cho công ty này là các thành viên hợp danh, có các chức vụ như sau: Chủ tịch hội đồng thành viên, tổng giám đốc, giám đốc,…Có bao nhiêu thành viên hợp danh thì đều có thể làm đại diện hoặc có thể chọn một người.

nguoi-dai-dien-phap-luat
Đại diện pháp luật cho công ty hợp danh

Quy định về người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp 2022

Để được làm người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp, bạn cần phải đáp ứng đủ các điều kiện dưới đây:

  • Có độ tuổi từ đủ 18 tuổi trở lên và có đầy đủ các năng lực hành vi dân sự.
  • Không nhất thiết phải là người góp vốn cho công ty.
  • Theo quy định pháp luật không bị cấm thành lập công ty.
  • Các công ty cổ phần hay công ty trách nhiệm hữu hạn có thể có một hoặc nhiều người đại diện pháp luật của doanh nghiệp. Quy định này đưa ra để tạo điều kiện tối đa cho doanh nghiệp, tự quyết định số người đại diện và có trách nhiệm với các nghĩa vụ phát sinh của doanh nghiệp.

Trách nhiệm của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp

Trách nhiệm của người đại diện theo pháp luật là vô cùng quan trọng, được luật Doanh nghiệp quy định như sau:

  • Người đại diện theo pháp luật phải thực hiện theo các quyền và nghĩa vụ pháp luật được giao phó một cách tốt nhất, cẩn trọng nhất và trung thực nhất để đảm bảo cho các quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp mình.
  • Tuyệt đối trung thành, luôn đặt lợi ích của doanh nghiệp lên đầu. Không lạm dụng quyền hạn, địa vị mà lấy đi các bí quyết kinh doanh, thông tin, tài sản hoặc cơ hội của doanh nghiệp với mục đích tư lợi cá nhân.
  • Cần thông báo cho những người có liên quan về việc người đại diện pháp luật của công ty một cách nhanh chóng, chính xác và đầy đủ.
  • Trường hợp người đại diện pháp luật gây ra thiệt hại cho doanh nghiệp thì phải chịu trách nhiệm cá nhân đối với tổ chức, điều này đã được quy định  rõ trong quy định của pháp luật.
nguoi-dai-dien-phap-luat
Trách nhiệm của người đại diện theo pháp luật

Lưu ý về người đại diện theo pháp luật

Người nước ngoài vẫn có thể làm người đại diện theo pháp luật của công ty, tùy vào quy định của công ty có thể chọn 1 hoặc nhiều đại diện pháp luật. Tuy nhiên, trường hợp này doanh nghiệp cần phải đảm bảo rằng có ít nhất một người đại diện đang cư trú tại Việt Nam. Nếu người đại diện pháp luật này có việc cần phải xuất cảnh thì cần ủy quyền cho cá nhân khác đang cư trú tại Việt Nam bằng một văn bản pháp luật rõ ràng.

Trường hợp một số doanh nghiệp chỉ có 1 người đại diện theo pháp luật, nhưng người này lại đi khỏi Việt Nam hơn 30 ngày mà không thực hiện các ủy quyền cho người khác hay bị mất tích, chết, bị tạm giam, ở trong cơ sở cai nghiện, mất năng lực hành vi nhân sự, chấp hành án phạt tù thì Hội đồng quản trị cần phải cử người khác làm người đại diện pháp luật cho công ty.

Người đại diện pháp luật cho doanh nghiệp là người rất quan trọng, họ giúp cho doanh nghiệp thực hiện các giao dịch và thủ tục tục đúng quy định. Tài Chính Vip mong rằng với những kiến thức về người đại diện theo pháp luật mà bài viết đã chia sẻ sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn và có thể chọn người đại diện đúng đắn giúp cho doanh nghiệp ngày càng phát triển.

Xem thêm các bài viết liên quan

Tài Sản Là Gì?

Những Điều Cần Biết Về Xuất Siêu

Chính Sách Tiền Tệ Ảnh Hưởng Gì Đến Thị Trường

Hợp Đồng Nguyên Tắc Là Gì Và Những Điều Cần Biết

Pháp Chế là gì?

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *