Doanh Nghiệp FDI Mở Rộng Đầu Tư Ở Việt Nam

By Lê Hoàng Nam Updated on

Doanh nghiệp FDI là doanh nghiệp được góp vốn đầu tư từ nước ngoài, đầu tư vào thị trường Việt Nam theo hình thức trực tiếp hoặc gián tiếp. Hiện nay, Việt Nam đang trong quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa nên nguồn lực kinh tế vẫn còn yếu kém. Thế nên, việc thu hút doanh nghiệp FDI để thúc đẩy phát triển đất nước là rất quan trọng. Để tìm hiểu rõ hơn về các doanh nghiệp FDI, hãy cùng taichinh.vip theo dõi bài viết sau đây.

Doanh nghiệp FDI là gì

Khái niệm doanh nghiệp FDI

Theo Khoản 17 Điều 3 của bộ Luật Đầu tư năm 2020, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài là tổ chức kinh tế có nhà đầu tư nước ngoài là thành viên hoặc cổ động.

Doanh nghiệp FDI là gì
Máy móc công nghệ cao

Như vậy, hiểu một cách đơn giản doanh nghiệp FDI là các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài, không có sự phân biệt về tỷ lệ vốn góp trong nước và ngoài nước. Doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài sẽ bao gồm:

  • Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài 100%
  • Doanh nghiệp có cá nhân là người nước ngoài, được tổ chức và thành lập theo pháp luật.

Đặc điểm của doanh nghiệp FDI

Dưới đây là những đặc điểm cơ bản của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI), cụ thể:

  • Có sự gắn liền giữ thị trường tài chính và thương mại quốc tế;
  • Thiết lập quyền và nghĩa vụ nhà đầu tư đến nơi mà họ đầu tư;
  • Thiết lập quyền sở hữu và quản lý đối với những nguồn vốn đã được đầu tư;
  • FDI được xem là sự mở rộng thị trường của các doanh nghiệp, tổ chức đa quốc gia;
  • Thể hiện quyền chuyển giao kỹ thuật, công nghệ của nhà đầu tư nước ngoài với nước bản địa;

Vai trò của doanh nghiệp FDI với nền kinh tế

Vai trò của FDI đối với nước nhận đầu tư

  • Không thể phủ nhận FDI giúp tăng cường nguồn vốn ổn định cho nền kinh tế hơn so với những nguồn vốn khác. Lý giải do điều này là vì FDI dựa trên sự tính toán về đầu tư dài hạn của thị trường cũng như triển vọng tăng trường. Đồng thời, FDI không tạo thêm nợ cho chính phủ.
  • Cải tiến và chuyển giao công nghệ cho nền kinh tế, nhất là là trong nền sản xuất hiện đại như hiện nay thì công nghệ đóng vai trò rất quan trọng đến số lượng, chất lượng của sản phẩm được tạo thành.
  • Tạo cơ hội việc làm, nâng cao trình độ lao động vì mục tiêu cuối cùng của các nhà đầu tư nước ngoài là thu về lợi nhuận. Thế nên, việc tận dụng nguồn lao động ở nước bản địa luôn là ưu tiên hàng đầu.
  • Mở rộng thị trường xuất khẩu cho các quốc gia nhờ nhận được ưu đãi đặc biệt trong các chính sách thu hút FDI.
  • Đẩy nhanh chuyển dịch cơ cấu kinh tế nhờ việc làm đa dạng hóa các ngành nghề, lĩnh vực kinh tế.

Vai trò của FDI đối với nước đầu tư

  • Mang lại lợi nhuận nhiều hơn so với việc đầu tư trong nước vì chi phí lao động, nguyên liệu và thuế quan rẻ hơn.
  • Thúc đẩy quá trình sản xuất máy móc, trang thiết bị để đáp ứng nhu cầu sản xuất cho các nước đang phát triển.
  • Đối với các chiến lược dài hạn sẽ giúp cân bằng cán cân thương mại các quốc gia với nhau. Đây là điều kiện tiền đề để hợp tác, phát triển lâu dài.

Ví dụ về FDI ở Việt Nam

Để tìm hiểu rõ hơn về FDI tại Việt Nam, hãy cùng tham khảo một vài thông tin dưới đây.

Số lượng doanh nghiệp FDI tại Việt Nam năm 2020

Hiện tại, số lượng doanh nghiệp FDI ở Việt Nam đang có xu hướng tăng trưởng mạnh với tốc độ bất ngờ. Tại thời điểm ngày 31 tháng 12 năm 2020, số lượng doanh nghiệp FDI đang hoạt động lên đến con số 22.200, chiếm 3.2% trên tổng số doanh nghiệp.

Nhan cong hung hau
Số lượng nhân công lớn

Danh sách doanh nghiệp FDI tại Việt Nam

Hãy cùng điểm qua danh sách các doanh nghiệp FDI trong lĩnh vực công nghiệp dệt may:

  • Công ty TNHH Coats Phong Phú
  • Công ty trách nhiệm hữu hạn Dệt và Nhuộm Hưng Yên
  • Công ty trách nhiệm hữu hạn Kai Quốc tế Việt Nam
  • Công ty trách nhiệm hữu hạn HanSung Haram Việt Nam
  • Công ty TNHH Linea Aqua Việt Nam
  • Texco Investment (VN) Company Limited
  • Đơn vị trách nhiệm hữu hạn Sebang Vina
  • Đơn vị TNHH TV Galvanizing JV
  • Công ty Trách nhiệm hữu hạn Dệt may Lee Hing Việt Nam
  • Công ty Trách nhiệm hữu hạn dệt nhuộm Jasan
  • Công ty Trách nhiệm hữu hạn dịch vụ phân phối Senko Việt Nam
  • Công ty Trách nhiệm hữu hạn chỉ sợi và dây dệt New Order
  • Công ty Trách nhiệm hữu hạn Dệt Success Loyal Việt Nam
  • Cty TNHH Đầu tư Quốc tế Santa
  • PIONEER ELASTIC INTERNATIONAL HOLDINGS LIMITED
  • Công ty TNHH giày Ngọc Tề

Thực trạng FDI trong năm 2021

Trong năm 2021, tổng số vốn đăng ký là 31.15 tỷ USD, nhưng số vốn thực hiện trong thực tế là 19.74 tỷ USD. So với năm 2020, thì số vốn đăng ký tăng 9.19% nhưng số vốn thực hiện giảm nhẹ 1.21%.

  • FDI trong lĩnh vực công nghệ chế tạo, chế biến vẫn dẫn đầu với giá trị đăng ký trong năm 2021 là 18,12 tỷ USD, tăng 33.23% sau khi giảm mạnh trong năm 2020 vì tình hình dịch Covid-19.
  • FDi trong lĩnh vực sản xuất, phân phối điện, nước nóng, khí đốt, hơi nước và điều hòa có giá trị đăng ký đạt 5.71 tỷ USD. Con số này cao hơn hẳn so với lĩnh vực bất động sản, chỉ có 2.63 tỷ USD.

Nhìn chung trong năm 2021, ở các tỉnh khu vực phía Nam và Bắc đều có giá trị đăng ký FDI khá đồng đều, ở mức 14.5 tỷ USD. Tuy nhiên, nếu so sánh với năm 2020 thì các tỉnh phía Bắc có mức tăng đáng kể (36.5%). Trong khi ở các tỉnh phía Nam có sự suy giảm nhẹ.

Nổi bật trong các tỉnh phía Bắc phải kể đến những cái tên như:

  • Hải Phòng từ 1,51 tỷ USD tăng mạnh lên 5,26 tỷ USD
  • Quảng Ninh gần như từ con số 0 mà tăng lên 1,15 tỷ USD

Còn ở miền Nam, cái tên nổi bật phải nói đến là Long An từ 0,81 tỷ USD tăng lên 3,84 tỷ USD.

Phần kết

Trên đây là những chia sẻ của Tài Chính Vip các thông tin liên quan đến chủ đề doanh nghiệp FDI. Rất hy vọng bài viết sẽ mang đến cho các bạn đọc thông tin hữu ích. Đừng ngại ngần mà hãy liên hệ với chúng tôi nếu bạn cần giải đáp những thắc mắc của mình. Cảm ơn các bạn đọc vì đã theo dõi đến hết bài viết của chúng tôi.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *