GDP là gì? GDP là một chỉ tiêu kinh tế tổng hợp quan trọng đo lường tốc độ phát triển kinh tế của một quốc gia. Khi xem tin tức tài chính, chắc hẳn bạn thường nghe đến từ GDP trên nhiều kênh tin tức. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều người chưa hiểu hết GDP là gì và ý nghĩa của nó. Hãy cùng Taichinhvip tìm hiểu về GDP ở nội dung bài viết dưới đây nhé !
GDP là gì? GDP bình quân đầu người
GDP là một thuật ngữ chuyên môn trong lĩnh vực kinh tế. Khi nói về thông tin kinh tế ở Việt Nam và các nước trên thế giới, chúng ta thường nghe và thấy thuật ngữ này trên các phương tiện truyền thông, báo đài. Tuy nhiên, GDP là gì và những vấn đề xung quanh nó là điều thắc mắc của khá nhiều người.
GDP là gì?
Trước tiên, chúng ta hãy tìm hiểu thuật ngữ GDP có nghĩa là gì. GDP là từ viết tắt của cụm từ tiếng Anh “Gross Internal Product” và được hiểu là tổng sản phẩm quốc nội.
Về bản chất, GDP là tổng giá trị thị trường của tất cả hàng hóa và dịch vụ được sản xuất của tất cả các đơn vị tập trung trong một nền kinh tế của một đất nước tại thời điểm nhất định.
GDP bình quân đầu người là gì?
GDP bình quân đầu người (tên tiếng Anh là GDP per capita) chính là số chỉ tiêu thống kê về kinh tế nhằm thể hiện kết quả của sản xuất kinh doanh được tính theo bình quân đầu người của một quốc gia trong năm.
GDP được tính như thế nào ?
GDP là một chỉ số kinh tế toàn diện quan trọng của một quốc gia. Chỉ số GDP thường được dùng để đánh giá tốc độ tăng trưởng kinh tế của một quốc gia. Vậy, GDP ngày nay được tính như thế nào?
Theo các góc nhìn khác nhau, cách tính GDP cũng khác nhau. Ba phương pháp được sử dụng phổ biến nhất để tính GDP là phương pháp sản xuất, phương pháp sử dụng cuối cùng và phương pháp thu nhập. Tuy nhiên, bất kể phương pháp tính GDP nào thì cũng sẽ cho ra một kết quả.
Theo giá trị sản xuất
Tổng sản phẩm quốc nội là tổng thể giá trị tăng thêm của nền kinh tế một quốc gia trong một thời kỳ nhất định.
GDP = VAa + VAi + VAs
- VA (Value Added): Giá trị gia tăng. VA = GO – CPTG
- GO: Tổng giá trị sản lượng đầu ra là toàn bộ giá trị sản lượng hàng hóa và dịch vụ mà một nền kinh tế có thể sản xuất ra được trên lãnh thổ của mình trong một khoảng thời gian nhất định (thường là một năm).
- CPTG: Chi phí trung gian là chi phí cho hàng hóa và dịch vụ trung gian, là những hàng hóa và dịch vụ làm đầu vào cho quá trình sản xuất ra hàng hóa dịch vụ khác và được sử dụng hết một lần trong quá trình đó.
- VAa (agricultural): Giá trị gia tăng khu vực nông nghiệp (bao gồm nông, lâm, ngư, thủy hải sản, khai khoáng, thủ công nghiệp)
- VAi (industrial): Giá trị gia tăng khu vực công nghiệp
- Vas (sercive): Giá trị gia tăng khu vực dịch vụ
Trong đó giá trị gia tăng của từng khu vực kinh tế có thể là: thu nhập của người sản xuất, tiền lương, tiền bảo hiểm, thuế sản xuất, khấu hao tài sản cố định và giá trị thặng dư …
Theo dòng Chi Tiêu
Từ quan điểm sử dụng (chi tiêu), GDP bao gồm các khoản tiêu dùng của hộ gia đình, khoản tiêu dùng của chính phủ, tài sản tích lũy và sự chênh lệch nhập – xuất khẩu của một quốc gia.
GDP = G + I + NX + C – M
Trong đó:
- C: Chi tiêu tiêu dùng thực tế của hộ gia đình. (đã mua rồi)
- I: Chi tiêu đầu tư tư nhân. I = In + De
- In: Đầu tư ròng, De: Khấu hao
- G: Chi tiêu thực tế của Chính Phủ cho hàng hóa và dịch vụ (bao gồm chi tiêu thường xuyên và đầu tư của Chính Phủ)
- NX = X- M : là xuất khẩu ròng (lấy giá trị xuất khẩu trừ cho giá trị nhập khẩu).
Theo dòng Thu Nhập
GDP bao gồm các khoản thu nhập của những người lao động, phí khấu hao tài sản cố định, thuế sản xuất và giá trị thặng dư sản xuất trong kỳ của một đất nước.
GDP = W + Ti + R + I + De + Pr
Trong đó:
- W (Wage): tiền lương
- R (Rent): tiền cho thuê mặt bằng, máy móc, phát minh khoa học
- I (Interest Rate): tiền lãi
- Pr (Profit): lợi nhuận (trước thuế thu nhập) của doanh nghiệp
- Ti (Tax indirect): thuế gián thu ròng như: thuế VAT, thuế nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt
- De (Depreceation): khấu hao tài sản cố định
GDP có ý nghĩa như thế nào đối với một đất nước
- Chỉ số GDP là thước đo sự tăng trưởng kinh tế của một quốc gia, cho thấy sự biến động của một sản phẩm hoặc dịch vụ theo thời gian.
- GDP giảm sẽ có tác động xấu đến nền kinh tế đất nước, dẫn đến suy thoái kinh tế, thất nghiệp, lạm phát, mất giá tiền tệ … Những tác động tiêu cực này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất, hoạt động của doanh nghiệp và đời sống của người dân.
- GDP bình quân đầu người cho chúng ta biết được mức thu nhập tương đối của mỗi quốc gia và chất lượng cuộc sống của người dân.
Những điểm còn hạn chế của chỉ số GDP
- GDP dựa trên số liệu thống kê chính thức. Do đó, nó không xem xét hoặc định lượng giá trị của các hoạt động kinh tế phi chính thức, chẳng hạn như việc làm không có giấy tờ, hoạt động thị trường chợ đen, công việc tình nguyện và sản xuất gia đình.
- GDP không tính đến lợi nhuận trong nước do các công ty nước ngoài tạo ra được trả lại cho các nhà đầu tư nước ngoài.
- GDP chỉ đề cập về việc sản xuất các sản phẩm và đầu tư vốn mới, nhưng lại bỏ qua các hoạt động giữa doanh nghiệp thông qua các khoản chi tiêu và giao dịch trung gian của những doanh nghiệp.
- Tăng trưởng GDP không thể hiện hết được sự phát triển của một quốc gia hay sức khỏe của công dân. Đó là bởi vì GDP chỉ nhấn mạnh đến sản lượng vật chất và không xem xét đến sự phát triển chung của một quốc gia.
Phân biệt GDP với GNP
Kết luận
Những thông tin ở bài viết trên đã thể hiện đầy đủ các nội dung liên quan đến GDP. Điều này giúp các bạn hiểu rõ hơn về chỉ số GDP và biết được cách tính GDP. Xin cảm ơn các ơn các bạn đã ghé thăm !