Cán Cân Thanh Toán Là Gì – Công Thức Tính Cán Cân

By Lê Hoàng Nam Updated on

Cán cân thanh toán quốc tế giữ một vai trò rất quan trọng trong việc điều hành và quản lý nền kinh tế của một quốc giá. Đây được xem là công cụ để thống kế, phân tích và đánh giá tiềm năng kinh tế. Tuy nhiên không phải ai cũng có thể hiểu đúng khái niệm này, bài viết dưới đây của Tài Chính Vip sẽ đem đến cho bạn cái nhìn bao quát và khách quan nhất về vấn đề trên.

Sơ lược về cán cân thanh toán

Cán cân thanh toán (Balance of Payments – BOP), cán cân thanh toán quốc tế, bảng cân đối thanh toán hay bảng cân đối chi trả đều chỉ chung một khái niệm. Đây là bảng ghi chép những giao dịch kinh tế của một nước với các nước khác trên thế giới trong một thời kỳ xác định. Có thể là một tháng, một quý nhưng thường là một năm.

Những giao dịch này có thể được thực hiện bởi các cá nhân, doanh nghiệp, tổ chức cư trú trong nước hay chính phủ của nước đó. Đối tượng giao dịch sẽ bao gồm các loại dịch vụ, hàng hóa, tài sản tài chính, tài sản thực và một số chuyển khoản.

Giao dịch kinh tế được thanh toán từ người cư trú trong nước tới người cư trú ở nước ngoài sẽ được ghi vào tài sản nợ, ngược lại sẽ được ghi vào tài sản có. Các giao dịch này được phản ánh trên cán cân thương mại quốc tế bằng một đơn vị tiền tệ duy nhất – nội tệ hoặc ngoại tệ.

Theo khuyến cáo của IMF (quỹ tiền tệ quốc tế), các quốc gia nên sử dụng đơn vị USD để lập BOP, điều này giúp việc hạch toán cũng như thống kế trở nên dễ dàng hơn và giảm thiểu sự chênh lệch.

Nội dung của cán cân thanh toán

Các giao dịch kinh tế được tổng hợp trong cán cân thanh toán được chia thành 4 thành phần cơ bản sau:

can can tai chinh
các điều khoản thanh toán

Tài khoản vãng lai – Currency Account

  • Những hoạt động xuất và nhập khẩu hàng hóa, sản phẩm ( hay còn được gọi là cán cân hữu hình hoặc cán cân thương mại)
  • Hoạt động trao đổi dịch vụ ( du lịch, vận chuyển, ngân hàng, bảo hiểm)
  • Bao gồm các hoạt động mang thu nhập chuyển về nước, có nghĩa là các khoản thu nhập từ khoản dịch vụ cá nhân hoặc các tổ chức nước ngoài đang hoạt động trong nước. Hoặc các khoản thu từ các cá nhân, tổ chức trong nước nhưng hoạt động ở nước ngoài.
  • Các khoản chuyển giao quốc tế, chẳng hạn như quà tặng, quà biếu cho người nước ngoài hoặc từ nước ngoài, các khoản viện trợ, lệ phí, đóng góp cho các tổ chức quốc tế.

Tài khoản vốn – Capital Account

  • Khoản tín dụng ngắn hạn (quỹ tín dụng thương mại, tín dụng hỗ trợ cán cân thanh toán của Quỹ tiền tệ quốc tế hay các nước khác,…)
  • Khoản tín dụng dài hạn (các khoản vay, cho vay dài hạn của chính phủ và tư nhân và các khoản đầu tư nước ngoài)

Dự trữ chính thức – Official reserve

  • Một tên gọi khác là tài trợ chính thức hoặc giao dịch bù trừ. Bao gồm các khoản mua bán ngoại tệ, giao dịch của ngân hàng Nhà Nước với các cá nhân, tổ chức tư nhân, các cơ quan tiền tệ trong và ngoài nước.
  • Vì vậy có thể hiểu rằng dự trữ chính thức bao gồm dự trữ ngoại hối quốc gia, quan hệ với IMF và thay đổi dự trữ các ngân hàng trung ương bằng đồng tiền của quốc gia.
  • Từ đó có thể thấy được tầm quan trọng của dự trữ ngoại hối quốc gia trong việc phân tích các khoản mục dự trữ ngoại hối. Hay nói cách khác nó có vai trò quyết định.

Sai số và bỏ sót – Errors and Omissions

Là những ghi chép các sai số phát sinh do sự chênh lệch về tỷ giá hối đoái vào các thời điểm khác nhau và sai số thống kê.

Cán cân thương mại về bản chất cũng là một bản báo cáo tài chính, do đó nó có thể tồn tại những sai sót và các con số chênh lệch, thống kê nhầm lẫn, số liệu không khớp hoặc không đầy đủ.

Công thức cán cân thanh toán quốc tế

Cán cân vãng lai bao gồm tất cả các giao dịch kinh tế giữa người cư trú và không cư trú tại Việt Nam về dịch vụ, hàng hóa, chuyển giao vãng lai, thu nhập từ lao động và đầu tư.

Cán cân vãng lai (A) = Hàng hóa ròng + Dịch vụ ròng + Thu nhập + Chuyển giao vãng lai

Trong đó:

  • Hàng hóa ròng = Xuất khẩu hàng hóa – Nhập khẩu hàng hóa
  • Dịch vụ ròng = Dịch vụ xuất khẩu – Dịch vụ nhập khẩu
  • Thu nhập = Thu – Chi
  • Chuyển giao vãng lai = Thu từ chuyển giao vãng lai – Chi chuyển giao vãng lai

Cán cân vốn (tài khoản vốn) tổng hợp các giao dịch giữa người cư trú và không cư trú về chuyển giao vốn và mua bán các loại tài sản phi tài chính, phi sản xuất của Chính phủ và tư nhân. Công thức tính cán cân vốn như sau:

Cán cân vốn (B) = Thu – Chi

Cán cân tài chính gồm các giao dịch giữa người cư trú và người không cư trú về đầu tư trực tiếp, đầu tư gián tiếp, giao dịch phát sinh tài chính, vay, trả nợ nước ngoài, tín dụng thương mại, tiền và tiền gửi. Công thức tính như sau:

Cán cân tài chính (C) = Đầu tư trực tiếp + Đầu tư gián tiếp + Các công cụ tài chính phái sinh + Đầu tư khác

Trong đó:

  • Đầu tư trực tiếp = Đầu tư trực tiếp ra nước ngoài + Đầu tư trực tiếp vào Việt Nam
  • Đầu tư gián tiếp = Đầu tư gián tiếp nước ngoài + Đầu tư gián tiếp vào Việt Nam
  • Đầu tư khác là bao gồm các khoản tiền vay và trả nợ nước ngoài. Các khoản tín dụng thương mại, tiền gửi giữa người cư trú và không cư trú tại Việt Nam.

Từ đó ta có công thức tính:

  • Đầu tư khác = Đầu tư khác (tài sản có) + Đầu tư khác (tài sản nợ) – các mục lỗi và sai sót
  • Lỗi và sai sót (D)
  • Công thức tính: (D) = E – (A + B + C)

Các yếu tố tác động đến cán cân thanh toán quốc tế

Cán cân mậu dịch

Vị trí của BOP một phần được quyết định bởi cán cân mậu dịch, mà yếu tố lại bị ảnh hưởng trực tiếp từ thương mại hữu hình và thương mại vô hình. Cụ thể như sau:

Thương mại hữu hình: là một hạng mục thường xuyên của BOP. Tùy vào trình độ phát triển khoa học kỹ thuật cũng như sự phong phú của tài nguyên thiên nhiên mà có một số quốc gia khác lại ở vào vị trí nhập siêu.

Thương mại vô hình: chủ yếu là các hoạt động dịch vụ và du lịch. Có một số quốc gia có vị trí địa lý thuận lợi, cảnh quan đẹp và khí hậu hài hòa đã trở thành điểm thu hút khách du lịch từ khắp nơi trên thế giới.

Sự lạm phát

Với điều kiện các nhân tố khác không thay đổi, nếu tỷ lệ lạm phát của một nước cao hơn so với các nước khác có quan hệ mậu dịch, sẽ làm giảm khả năng cạnh tranh cũng như giá trị của hàng hóa nước này trên thị trường thế giới. Từ đó khối lượng hàng hóa xuất khẩu sẽ giảm sút đáng kể.

Sự ảnh hưởng của GNI – thu nhập quốc dân

Nếu mức thu nhập của một quốc gia tăng cao hơn tỷ lệ tăng của quốc gia khác, thì tài khoản vãng lai của quốc gia đó sẽ giảm với điều kiện các yếu tố khác bằng nhau. Bời vì mức thu nhập thực tế tăng nên mức tiêu thụ hàng hóa cũng sẽ tăng.

Tác động của tỷ giá hối đoái

Nếu đồng tiền của một nước tăng giá do với đồng tiền của các nước khác, tài khoản vãng lai của nước đó sẽ giảm trong điều kiện các yếu tố khác bằng nhau. Hàng hóa xuất khẩu từ nước này sẽ đắt hơn so với các nước nhập khẩu nếu đồng tiền của họ mạnh. Điều này dẫn đến nhu cầu hàng hóa giảm.

Sự ổn định chính trị và các chính sách đối ngoại của quốc gia

Sự bất ổn chính trị, những cuộc khủng hoảng kéo dài sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển kinh tế của một quốc gia. Sự ổn định sẽ là điều kiện tiên quyết để các quốc gia tăng cường sự hợp tác.

Ngoài ra các chính sách đối ngoại cũng đóng vai trò rất quan trọng trong việc phát triển kinh tế. Ngày nay quá trình toàn cầu hóa đang diễn ra vô cùng mạnh mẽ, tạo điều kiện thuận lợi cho việc hội nhập và phát triển. Cho nên các chính sách đối ngoại sẽ là yếu tố mở đường đưa nền kinh tế quốc gia đi lên.

Khả năng và trình độ quản lý của chính phủ

Đây được xem là nhân tố tạo nên sự phát triển kinh tế bền vững và ổn định của một quốc gia. Khả năng và trình độ quản lý tốt, cán cân thanh toán quốc tế sẽ được cải thiện.

Hy vọng bài viết trên sẽ cung cấp cho bạn những thông tin đầy đủ và chính xác nhất về khái niệm cán cân thanh toán cũng như các nội dung liên quan. Để tìm hiểu thêm nhiều kiến thức tài chính, kinh tế bổ ích vui lòng truy cập ngay taichinh.vip.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *