IMF Là Gì – Vai Trò Của Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế

By Lê Hoàng Nam Updated on

IMF là gì và có liên quan gì đến nền kinh tế sẽ được taichinh.vip chia sẻ tại bài viết dưới đây. Hiểu cơ bản, IMF quỹ tiền tệ Quốc tế là một tổ chức đại diện cho 189 quốc gia để tập trung xây dựng tập đoàn tiền tệ thế giới, thiết lập tài chính an toàn. Qua đó thiết lập sự an toàn cho tài chính và quá trình giao dịch quốc tế.

IMF là tên viết tắt của tổ chức nào?

IMF là tên viết tắt của cụm từ International Monetary Fund hay còn được biết đến là Quỹ tiền tệ Quốc tế. Đây là một tổ chức được xây dựng bởi 189 quốc gia nhằm giám sát hệ thống tài chính và tiền tệ toàn cầu. Các nước thành viên sẽ theo dõi tỷ giá hối đoái và cán cân thanh toán. Đồng thời hỗ trợ kỹ thuật và giúp đỡ tài chính một số quốc gia khi nhận được yêu cầu.

Hiện tại, trụ sở chính của IMF được đặt tại thủ đô Washington D.C của Hoa Kỳ.

ten tieng anh cua imf
Tên Tiếng Anh của imf

Cơ cấu tổ chức của quỹ tiền tệ IMF

Quỹ tiền tệ Quốc tế được chia thành các bộ phận sau, với mỗi bộ phận đảm nhận chức năng riêng:

Hội đồng thống đốc

Cơ quan tối cao đảm nhận vai trò quyết định cho những yêu cầu và vấn đề đặc biệt. Hội đồng thống đốc bao gồm một thống đốc và một  thống đốc thay thế đến từ tất cả các quốc gia thành viên. Thông thường, thống đốc sẽ được tất cả quốc gia thành viên bầu cử và chỉ định. Người đảm nhận chức vụ này thường là thống đốc ngân hàng trung ương hoặc bộ trưởng bộ tài chính.

Các ủy ban Bộ trưởng

Đảm nhận nhiệm vụ tham vấn cho các quyết định của hội đồng thống đốc. Ủy ban ban Bộ trưởng thường là Ủy ban phát triển và Ủy ban tiền tệ và Tài chính quốc tế.

Ban Giám đốc điều hành

Bao gồm 24 thành viên thường trực chịu trách nhiệm những công việc hàng ngày của IMF. 24 thành viên trong Ban Giám đốc được bầu chọn theo nhiệm kỳ, sẽ thay mặt 189 quốc gia thành viên để bàn luận và giải quyết những vấn đề liên quan đến tình trạng nền kinh tế của các nước thành viên. Đồng thời cũng xem xét các chính sách phù hợp nhằm phát triển kinh tế thế giới.

Vai trò của quỹ tiền tệ quốc tế (IMF)

Nhìn chung, IMF có nhiệm vụ đảm bảo tính ổn định của hệ thống tiền tệ toàn cầu. Bao gồm là tỷ giá hối đoái và các giao dịch thanh toán quốc tế.

Từ lúc bắt đầu cho đến hiện tại, quỹ tiền tệ quốc tế hỗ trợ các nước thành viên với các vai trò đặc biệt sau:

Giám sát

Giám sát nền tài chính kinh tế toàn cầu và các nước thành viên. Không chỉ vậy còn hỗ trợ đưa ra ý kiến, giải pháp về những chính sách giúp phát triển kinh tế. Những tư vấn này đều được đúc kết qua việc nghiên cứu, thống kê, hội họp, phân tích dựa theo nhiều tiêu chí.

Ngoài ra, IMF còn cho lời tư vấn nhằm giúp mỗi nước có thể thúc đẩy kinh tế ổn định và phát triển. Giảm sự rủi ro có thể gặp phải liên quan đến khủng hoảng kinh tế tài chính toàn cầu.

Hỗ trợ tài chính

IMF cung cấp hỗ trợ tài chính ngắn hạn và trung hạn cho các quốc gia thành viên nếu như họ đang gặp khó khăn về vấn đề thanh toán quốc tế. Hình thức này là việc cho vay không lãi suất trong thời gian dài. Đây có thể xem là nhiệm vụ chính của IMF đối với các nước tham gia vào quỹ.

Phát triển năng lực

Giúp đỡ các nước thành viên cải thiện và nâng cao chất lượng, dịch vụ, kinh tế thương mại. Tăng khả năng điều hành kinh tế, giúp đưa ra các chính sách hiệu quả nhất liên quan đến quản lý chi tiêu và chính sách tiền tệ cũng như tỷ giá hối đáo. Đồng thời điều tiết hoạt động của hệ thống ngân hàng trong khuôn khổ lập pháp.

Lĩnh vực hoạt động của quỹ tiền tệ quốc tế

Hiện tại, hai lĩnh vực hoạt động chính của IMF là tỷ giá hối đoái và phương thức thanh toán quốc tế.

linh vuc hoat dong
Lĩnh Vực Hoạt Động

Tỷ giá hối đoái

Tính đến năm 1971, các nước vẫn thực thi tỷ giá hối đoái cố định cho đồng tiền của mình. Từ đó tạo ra sự ổn định cho các giao dịch mua bán thương mại. Tất cả tỷ giá đều được IMF phê chuẩn khi muốn chỉnh lên hoặc xuống, nhằm tạo sự cân bằng cho cán cân thương mại.

Tuy nhiên sau năm 1971 thì hầu hết các đồng tiền lớn đều được thả nổi. Đó là nhờ việc IMF nắm quyền kiểm soát hoàn toàn biến động của tỷ giá hối đoái. Và các nước thành viên bắt buộc phải tuân thủ quy tắc hành vi phù hợp do IMF đề ra.

Phương tiện thanh toán quốc tế

Nhờ đảm nhận nhiệm vụ dự trữ các đồng tiền quốc gia và tài sản quốc tế, IMF quy định các nước thành viên phải nộp theo hạn mức cho mỗi nước. Đồng thời thành viên cũng có quyền vay hoặc rút vốn bất kỳ lúc nào để giải quyết tình trạng thâm hụt tài chính. Từ đó tăng thêm mức cung về phương tiện thanh toán quốc tế, tạo ra phương tiện vay bổ sung cho nước thành viên nghèo.

Các quỹ tiền tệ của Nhà nước thành viên IMF

Chức năng chính của IMF khi được thành lập chính là nuôi dưỡng tập đoàn toàn cầu. Đưa ra những thiết lập an toàn và tạo điều kiện để thương mại quốc tế phát triển. Qua đó tăng giá trị việc làm, xóa đói giảm nghèo và những vấn đề cấp thiết khác.

thanh vien imf
Các nhà nước là thành viên imf

Hiện nay, quỹ tiền tệ quốc tế hỗ trợ các nước thành viên thông qua các loại tín dụng sau.

Tín dụng thông thường

  • Yêu cầu: bên vay phải có chính sách điều chỉnh kinh tế ngắn hạn.
  • Mức cho vay: 100% cổ phần nước đó tại quỹ.
  • Thời hạn thanh toán: 3 – 5 năm.
  • Ân hạn: tối đa 3 năm.
  • Lãi suất: 5 – 7,5%/năm.

Ngoài ra, tín dụng thông thường còn có vốn vay bổ sung:

  • Mức vay: 100 – 350% cổ  phần nước đó tại quỹ.
  • Thời hạn: 3 – 5 năm.
  • Ân hạn: 3,5 năm.
  • Lãi suất: tính theo lãi thị trường mới nhất.

Vay dự phòng

  • Mức vay: 62,5% cổ phần.
  • Thời hạn: 5 năm.
  • Ân hạn: 3,5 năm.
  • Lãi suất dựa theo thị trường.

Vay dài hạn

Đây là loại hình cho váy tập trung vào các nước đi vay cần có điều chỉnh chính sách kinh tế trung hạn.

  • Mức vay: 140% cổ phần.
  • Thời hạn: 10 năm.
  • Ân hạn: 4 năm.
  • Lãi suất: 6 – 7,5%/năm.

Vay bù đắp thất thu xuất khẩu

Dành cho những nước đang trong tình trạng thiếu hụt cán cân thương mại về xuất khẩu hàng hóa trong năm qua.

  • Mức vay: 100% cổ phần.
  • Thời hạn: 3-5 năm.
  • Lãi suất: 5 – 7,5%/năm.

Vay chuyển tiếp nền kinh tế

Một loại tín dụng vay mối dùng để hỗ trợ các nước đang chuyển đổi từ nền kinh tế tập trung sang nền kinh tế thị trường:

  • Thời hạn: 5 năm.
  • Ân hạn: 3,25 năm.
  • Lãi suất theo lãi thị trường.

Vai trò của IMF đối với Việt Nam

Việt Nam trở thành thành viên của IMF vào năm 1976 và chính thức hưởng các khoản vay từ quỹ tiền tệ quốc tế. Từ đó mở ra mối quan hệ mật thiết giữa IMF và Việt Nam. Trong suốt quá trình từ năm 1976 đến nay, IMF đã hỗ trợ Việt Nam trong những dịp sau:

  • Từ 1976 – 1981: Việt Nam vay khoảng 200 triệu USD để giải quyết khó khăn về cán cân thanh toán. Tuy nhiên Việt Nam lại phát sinh nợ quá hạn khiến IMF đình chỉ quyền vay vốn vào năm 1984.
  • Từ năm 1984 – 1991: Mối quan hệ giữa Việt Nam và IMF duy trì trong việc tham khảo kinh tế vĩ mô.
  • Năm 1993: Việt Nam nối lại được quan hệ tài chính với IMF.
  • Từ 1994 – 2004: IMF cung cấp 4 khoản vay cho VN với tổng số tiền lên đến 1.094 triệu USD. Trong đó 202.2 triệu USD được dùng để tăng trưởng và xóa đói giảm nghèo.
vai tro imf
Vai trò của imf

Hẳn bạn đã từng nghe về Quỹ tiền tệ quốc tế nhưng lại không biết IMF là gì. Với những thông tin chia sẻ được Tài Chính VIP đề cập ở trên, bạn đã hiểu hơn về khái niệm IMF cũng như vai trò của quỹ tiền tệ quốc tế trong nền kinh tế thị trường và hội nhập ngoại thương hiện tại.

Xem thêm các bài viết liên quan

HTKK là gì?

Quỹ ETF là gì?

Itaxviewer Mới Nhất Download Đơn Giản

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *