Quản Lý Tài Chính Cá Nhân Hiệu Quả Nhất 2023

By Lê Hoàng Nam Updated on

Quản lý tài chính cá nhân là một trong những kỹ năng quan trọng mà mỗi cá nhân không thể bỏ qua. Lúc này, bạn cần phải quản lý thu chi, những khoản đầu tư và tiết kiệm của bản thân. Nếu như không có khả năng quản lý tài chính có thể dẫn đến tình trạng thiếu nợ, không có nguồn tiền cung ứng khi cần gấp, hoặc gặp một số rủi ro trong quá trình sinh hoạt hàng ngày. Cùng Tài Chính Vip tham khảo chi tiết qua bài viết sau.

Kỹ năng quản lý tài chính cá nhân là gì?

Tài chính cá nhân là cách nói chung của tất cả các khoản thu nhập, chi tiêu, đầu tư, tiết kiệm,… Quản lý tài chính cá nhân chính là hành động sử dụng tiền bạc sao cho hợp lý và hiệu quả nhất. Không chỉ đáp ứng nhu cầu sinh hoạt hằng ngày mà còn có nguồn tiền nhàn rỗi để đầu tư sinh lời trong tương lai. Nhờ vậy bạn sẽ vừa có thể sống thoải mái vừa tránh được những rủi ro trong quá trình sinh hoạt.

chi tieu ca nhan trong thang

Cũng giống như quản lý doanh nghiệp, mỗi cá nhân nên có kỹ năng quản lý tài chính của riêng mình. Bạn có thể áp dụng các nguyên tắc tài chính trong việc quản lý và sử dụng tiền bạc của bản thân.

Việc quản lý tốt nguồn tài chính là bước đầu để kiểm soát vốn trong kênh đầu tư. Qua đó hạn chế rủi ro phát sinh có thể gặp phải. Đồng thời nhận về mức thu nhập mong muốn qua việc đầu tư sinh lời.

Xem thêm một số bài viết liên quan:

Trái phiếu doanh nghiệp là gì?

VF-iTrade là gì?

Lợi ích của việc áp dụng quản lý tài chính cá nhân

Việc thực hiện quản lý tài chính sẽ mang đến nhiều lợi ích cho mỗi cá nhân. Cụ thể trong đó như sau:

Hiểu thêm về số tiền của mình

Nhờ việc quản lý tài chính cá nhân, bạn sẽ hiểu hơn về đồng tiền mà bản thân có được. Đồng thời nhận thức rõ về tình hình tài chính của chính mình. Qua đó biết được bản thân cần có thêm nguồn thu nhập nào khác hay không để đảm bảo nhu cầu sinh hoạt được duy trì tốt và không cần lo lắng khi có rủi ro phát sinh.

Đảm bảo tài chính ổn định

Thông qua việc theo dõi tài chính cá nhân, bạn sẽ biết được tổng số tiền nhận được trong tháng từ tất cả nguồn thu nhập. Đồng thời biết các khoản chi tiêu hàng tháng thường dùng cho những việc gì. Từ đó cân bằng chi tiêu hợp lý để tiết kiệm ngân sách.

Dễ dàng lập mục tiêu tài chính

Khi đã biết rõ nguồn thu nhập cá nhân, các khoản thu chi thì bạn sẽ dễ dàng lập các mục tiêu tài chính trong tương lai. Điều này rất cần thiết đối với những cá nhân chuẩn bị kết hôn hoặc các gia đình trẻ.

Chủ động được tài chính trong mọi trường hợp

Trong cuộc sống hàng ngày, không thể dự đoán trước lúc nào có sự cố xảy ra. Vậy nên việc chuẩn bị sẵn một khoản ngân sách dùng riêng cho những trường hợp này là điều cần thiết.

Thông qua việc chú ý quản lý tài chính, bạn sẽ chủ động hơn trong mọi trường hợp. Không cần phải lo lắng nếu như có chuyện gì đó xảy ra nhưng lại không thể xoay sở tiền kịp thời. Từ đó mang lại sự an tâm cho chính bạn cũng như người thân trong gia đình.

Nguyên tắc quản lý tài chính cá nhân

Để việc quản lý tài chính cá nhân trở nên hiệu quả, mỗi người cần tuân thủ những nguyên tắc sau.

Xác định nguồn ngân sách

Bạn cần phải xác định tất cả nguồn thu nhập của bản thân, bao gồm tiền lương từ công việc chính thức cho đến các nguồn lương khác, hoặc các thu nhập thụ động từ việc đầu tư.

Lưu ý cần liệt kê càng chi tiết càng tốt vì sẽ giúp bạn dễ dàng hơn trong việc tính toán và phân chia từng khoản.

Hạn chế lạm dụng thẻ tín dụng

Thẻ tín dụng giúp cá nhân có thể sử dụng tiền để mua trước trả sau. Tuy nhiên với những mức ưu đãi hấp dẫn sẽ tạo ra ít áp lực chi tiêu hơn. Vì vậy bạn sẽ không thật sự nhận ra được tình trạng tài chính của bản thân. Đó là lý do khi bắt đầu quản lý tài chính cá nhân, bạn nên hạn chế lạm dụng thẻ tín dụng. Chỉ nên sử dụng trong trường hợp đặc biệt cần thiết.

Dùng số tiền nhàn rỗi để đầu tư sinh lời

Số tiền nhàn rỗi là số tiền bạn còn lại sau khi chi tiêu hàng tháng. Thông thường, số tiền này được dùng để phòng ngừa những trường hợp rủi ro có thể xảy ra. Tuy nhiên bạn cũng có thể dùng số tiền nhàn rỗi để đầu tư nhằm mang đến nguồn thu nhập thụ động trong tương lai.

Tuân thủ, kiên nhẫn và linh hoạt khi quản lý tài chính

Trong suốt quá trình quản lý tài chính cá nhân, phải luôn tuân thủ nguyên tắc và kiên nhẫn để đạt được mục đích lâu dài. Tuy nhiên bạn cũng đừng quá cứng nhắc mà hãy linh hoạt điều chỉnh các khoản chi tiêu sao cho phù hợp nhất với bản thân.

Nghiên cứu về quản lý tài chính các nhân

tim hieu dau tu tai chinh

Liệt kê càng chi tiết mục tiêu càng tốt

Trước khi bắt đầu một điều gì đó, việc đặt mục tiêu sẽ giúp bạn có đích đến cho hành động của mình. Và khi có ý định từ bỏ, bạn có thể nghĩ đến mục tiêu để lấy động lực tiếp tục. Khi liệt kê mục tiêu, hãy viết xuống thật chi tiết từ mục tiêu ngắn hạn cho đến mục tiêu dài hạn.

Lập kế hoạch quản lý tài chính cá nhân

Để thực hiện bất kỳ điều gì cũng cần một bản kế hoạch thật chi tiết và hoàn hảo. Trong bản kế hoạch, hãy đưa ra càng nhiều bước thực hiện càng tốt. Trong đó cũng có những cột mốc quan trọng mà bạn bắt buộc phải hoàn thành để đạt đến mục tiêu dài hạn cuối cùng.

Một bản kế hoạch chi tiết có thể bao gồm: ngân sách cần đạt được hàng tháng, hạn mức chi tiêu cố định trong tháng,…

Nghiêm túc bám sát theo mức ngân sách đề ra

Dựa theo mức ngân sách của bản thân để lập kế hoạch chi tiêu phù hợp, phân bố tiền hợp lý nhất. Nếu số tiền bạn nhận được mỗi tháng có sự chênh lệch, tốt nhất nên theo dõi và linh hoạt trong việc sửa hạn mức tiền cho từng khoản chi tiêu trong từng tháng.

Trả các khoản nợ một cách nghiêm túc

Nợ sẽ khiến bạn gặp rất nhiều bất lợi trong việc quản lý tài chính. Do đó nếu đang vay tài chính hoặc vay tiêu dùng, chúng tôi khuyên bạn nên ưu tiên trả các khoản nợ trước khi lập một bản kế hoạch quản lý tài chính cá nhân nghiêm túc.

Các kỹ năng quản lý tài chính cá nhân trong 30 ngày

Quản lý theo phương pháp 50/30/20

Đây là một trong những cách quản lý tài chính cá nhân được nhiều người áp dụng nhất hiện nay. Với phương pháp này, bạn sẽ phân chia khoản thu nhập hàng tháng thành 50%, 30%, và 20%. Trong đó mỗi khoản sẽ dùng cho những mục đích khác nhau:

  • 50% thu nhập dành cho những chi tiêu thiết yếu hoặc bắt buộc. Đó bao gồm các khoản ăn uống, chi phí tiền điện, tiền nước, học phí, tiền xăng dầu, đi lại,…
  • 30% thu nhập là các khoản chi phí linh hoạt như mua sắm, giải trí,… Đây là một khoản không nằm trong nhóm thiết yếu, vậy nên bạn có thể cân nhắc tăng hoặc giảm mức phần trăm sao cho hiệu quả nhất.
  • 20% thu nhập dùng làm tiền tích lũy để phòng tránh rủi ro hoặc đầu tư cho tương lai.

Cách quản lý tài chính cá nhân 6 cái lọ

quy tac sau lo

Đây cũng là một cách quản lý khá phổ biến. Thay vì chia tổng thu nhập thành 3 phần thì sẽ chia thành 6 phần khác nhau. Cách này sẽ giúp việc theo dõi và quản lý tài chính một cách chi tiết hơn.

  • Lọ 1 – 55% thu nhập dành cho các chi tiêu thiếu yếu.
  • Lọ 2 – 10% thu nhập cho khoản tiết kiệm dài hạn để phục vụ việc đầu tư kinh doanh, mua xe, mua nhà,…
  • Lọ 3 – 10% thu nhập cho quỹ giáo dục để nâng cao giá trị và năng lực của bản thân. Góp phần giúp tạo ra cơ hội nâng cao mức thu nhập trong tương lai.
  • Lọ 4 – 10% thu nhập dùng để hưởng thụ, mua sắm những món đồ bạn thích, vui chơi giải trí hoặc tự chăm sóc bản thân. Qua đó tạo động lực cho bạn cố gắng để đạt được thành tựu trong công việc.
  • Lọ 5 – 10% dành cho quỹ đầu tư tài chính như gửi tiết kiệm, đầu tư hoặc góp vốn kinh doanh,… tạo nguồn thu nhập thụ động trong tương lai.
  • Lọ 6 – 5% cho quỹ từ thiện để giúp đỡ người thân, bạn bè hoặc những người có hoàn cảnh khó khăn.

Trên đây là tổng hợp những thông tin liên quan đến quản lý tài chính cá nhân của Tài Chính VIP. Thông qua bài viết này đã giúp bạn hiểu được tầm quan trọng của việc quản lý chi tiêu của bản thân. Hi vọng với những cách thức quản lý được chúng tôi giới thiệu sẽ giúp bạn tìm ra phương pháp hiệu quả nhất với chính mình!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *