Trái Phiếu Doanh Nghiệp Là Gì – Các Loại Trái Phiếu

By Lê Hoàng Nam Updated on

Trái phiếu doanh nghiệp là gì? Có các loại trái phiếu doanh nghiệp nào? Đây chắc hẳn là những câu hỏi mà người mới bắt đầu đầu tư trái phiếu thường, tham gia vào thị trường chứng khoán thường thắc mắc. Bài viết dưới đây của taichinh.vip sẽ cung cấp các thông tin chi tiết về những vấn đề trên. Cùng theo dõi ngay nhé!

Khái niệm trái phiếu

Trái phiếu được xem là một hình thức vay vốn dài hạn do các doanh nghiệp, kho bạc nhà nước hoặc chính phủ phát hành. Theo đó, đến thời kỳ đáo hạn bên phát hành phải trả lại khoản tiền gốc cho bên sở hữu trái phiếu cùng một khoản lợi tức được tính theo quy định, thỏa thuận khi giao dịch.

Trái phiếu cũng là một loại chứng khoán, là đối tượng giao dịch trên sàn chứng khoán, xác nhận quyền và lợi ích hợp pháp của bên sở hữu trái phiếu đối với phần nợ của bên phát hành. Khoản tiền này sẽ được ghi rõ trên trái phiếu, còn được gọi là mệnh giá của trái phiếu. Có thể được trả theo định kỳ, tùy thuộc vào bên phát hành trái phiếu.

Xem thêm bài viết liên quan: Quỹ Đầu Tư Trái Phiếu Là Gì?

Bên phát hành trái phiếu có thể là doanh nghiệp (trái phiếu doanh nghiệp), cơ quan có thẩm quyền như Kho bạc nhà nước (trái phiếu kho bạc) hoặc chính quyền ( trái phiếu chính phủ).

Bên mua trái phiếu được gọi là trái chủ, có thể là một cá nhân, doanh nghiệp hay thậm chí là chính phủ. Trái chủ sẽ là bên cho nhà phát hành vay và không chịu bất kỳ trách nhiệm nào quá trình sử dụng nguồn vốn vay đó. Nhà phát hành có nghĩa vụ thanh toán đầy đủ theo các cam kết được xác định rõ trong hợp đồng vay.

Trái phiếu doanh nghiệp là gì?

Trái phiếu doanh nghiệp là gì? Trái phiếu doanh nghiệp là loại chứng khoán có thời hạn 1 năm trở lên do các doanh nghiệp phát hành, loại trái phiếu này xác nhận nghĩa vụ của doanh nghiệp phải trả nợ gốc, lãi và các khoản khác (nếu có) cho các nhà đầu tư trái phiếu, trong khoảng thời gian cụ thể.

trai phieu 1 trieu dong
Trái phiếu công ty cổ phần tập đoàn 1 triệu đồng

Doanh nghiệp phát hành có thể là công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần được thành lập và hoạt động dựa trên nền tảng pháp luật Việt Nam. Còn về đối tượng mua trái phiếu, Nhà nước cho phép các cá nhân, tổ chức trong và ngoài nước đều có thể tham gia đầu tư trái phiếu. Tuy nhiên, các nhà đầu tư phải tự đánh giá mức độ rủi ro và hoàn toàn tự chịu trách nhiệm về quyết định đầu tư của mình.

Tại sao doanh nghiệp phát hành trái phiếu?

Chắc hẳn bạn sẽ không ít lần tự đặt câu hỏi tại sao doanh nghiệp lại phát hành trái phiếu mà không vay vốn ngân hàng. Một số nguyên nhân có thể kể đến như sau:

Việc bán trái phiếu sẽ giúp các doanh nghiệp tự huy động được vốn mà không làm suy giảm vốn chủ sở hữu và các cổ đông.

Lãi suất vay sẽ thấp hơn lãi suất ngân hàng, giảm thiểu các thủ tục rườm rà. Điều này giúp quá trình vay vốn trở nên hiệu quả và ít tốn kém hơn.

Bằng cách phát hành trái phiếu, các doanh nghiệp sẽ có thể vay vốn với lãi suất cố định trong thời gian dài. Bởi hầu hết các ngân hàng thường không áp dụng mức lãi suất cố định trong thời hạn hơn 5 năm.

Thị trường trái phiếu cung cấp một cách thức vay vốn đơn giản và hiệu quả. Bên vay không cần phải đàm phán, giao dịch quá nhiều hay trải qua quá trình thẩm định để huy động được số vốn mà họ cần.

Một số đặc điểm của trái phiếu doanh nghiệp

Kỳ hạn: được quyết định bởi bên phát hành, theo từng đợt phát hành căn cứ vào nhu cầu vay vốn của doanh nghiệp đó.

Khối lượng phát hành: thay đổi theo từng đợt phát hành và do doanh nghiệp quyết định, tùy thuộc phần lớn vào nhu cầu sử dụng vốn của doanh nghiệp cũng như khả năng huy động vốn của thị trường.

Đồng tiền được sử dụng khi phát hành và thanh toán:

  • Thị trường trong nước: đồng tiền Việt Nam
  • Thị trường quốc tế: đồng tiền của thị trường phát hành
  • Lưu ý rằng đồng tiền sử dụng thanh toán phải cùng loại với đồng tiền phát hành

Mệnh giá:

  • Thị trường Việt Nam: mệnh giá là 100.000 đồng Việt Nam hoặc bội số của 100.000 đồng Việt Nam.
  • Thị trường quốc tế: mệnh giá được thực hiện theo quy định tại thị trường phát hành.

Các loại trái phiếu doanh nghiệp

Trái phiếu doanh nghiệp xanh: đây là loại trái phiếu dùng để đầu tư vào các dự án liên quan đến lĩnh vực môi trường, mang đến lợi ích và giúp bảo vệ môi trường theo các quy định của pháp luật.

Trái phiếu chuyển đổi: loại trái phiếu này do công ty cổ phần phát hành, có thể được chuyển đổi thành loại cổ phiếu phổ thông của chính doanh nghiệp phát hành dựa trên những điều khoản, điều kiện đã được xác định tại phương án phát hành trái phiếu.

Trái phiếu có bảo đảm: là loại trái phiếu khá an toàn cho các chủ đầu tư, bởi nó được đảm bảo thanh toán toàn bộ hoặc một phần tiền gốc, lãi khi đến thời kỳ đáo hạn bằng tài sản của doanh nghiệp phát hành hoặc bên thứ ba theo quy định của pháp luật.

Trái phiếu kèm chứng quyền: là loại hình trái phiếu đi kèm chứng quyền, điều này có nghĩa là cho phép người sở hữu chứng quyền được quyền mua cổ phiếu phổ thông của doanh nghiệp phát hành chiếu theo điều kiện và các điều khoản đã được xác định tại phương án khi phát hành trái phiếu.

So sánh trái phiếu chính phủ và trái phiếu doanh nghiệp

Có rất nhiều người thắc mắc rằng liệu trái phiếu doanh nghiệp có gì khác so với trái phiếu chính phủ? Nên đầu tư vào loại trái phiếu nào? Cùng tìm hiểu ngay những điểm giống và khác nhau giữa hai loại trái phiếu này.

su khac biet giua tien va trai phieu
Sự khác biệt giữa tiền và trái phiếu

Điểm giống nhau

  • Đều là chứng nhận nợ, quy định bên phát hành phải có nghĩa vụ thanh toán nợ.
  • Các nhà đầu tư (trái chủ) sẽ đóng vai trò là người cho vay, thu nhập dựa trên lãi suất định kỳ.
  • Có thể trao đổi mua bán, tặng hoặc chuyển nhượng.
  • Đều có lãi suất cao.
  • Đều có kỳ hạn ít nhất là 1 năm.

Điểm khác nhau

Trái phiếu doanh nghiệp Trái phiếu chính chủ
Bên phát hành doanh nghiệp tư nhân Nhà Nước
Mục đích phát hành Phát triển, mở rộng quy mô hay các hoạt động kinh doanh liên quan, giải quyết các vấn đề tài chính. Bù ngân sách bị thiếu hụt tạm thời, phục vụ cho các mục đích công.
Mức lãi suất Cố định, hoặc có thể thay đổi tùy vào doanh nghiệp phát hành. Cố định
Kỳ hạn Ngắn hạn (1-3 năm) Khoảng 5 – 12 năm hoặc có thể dài hơn.
Khả năng bảo toàn vốn Tương đối Cao
Rủi ro Tùy vào khả năng thanh toán nợ của đơn vị phát hành. Rủi ro thấp, phần lớn chịu sự ảnh hưởng bởi tỷ giá hối đoái.
Trái phiếu chuyển đổi Không

Mong rằng bài viết này của Tài Chính Vip sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về khái niệm trái phiếu doanh nghiệp là gì. Bên cạnh đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp hi vọng sẽ có ích cho trong việc đưa ra những quyết định đầu tư đúng đắn, an toàn, giảm thiểu những rủi ro.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *