Dự Phòng Rủi Ro Tín Dụng Và Nguyên Tắc Cần Nắm

By Lê Hoàng Nam Updated on

Dự phòng rủi ro tín dụng là gì? Rủi ro tín dụng là rủi ro mà một hay một nhóm khách hàng không thanh toán khoản vay tài chính cho ngân hàng. Trong kinh doanh ngân hàng thì đây là rủi ro lớn nhất và gây ra rất nhiều hậu quả nặng nề cho doanh nghiệp, các loại nợ xấu này có thể dẫn đến việc phá sản ngân hàng. Trong bài viết này, Taichinh.vip sẽ chia sẻ đến bạn đọc thông tin mới nhất về dự phòng rủi ro.

Dự phòng rủi ro tín dụng là gì?

Dự phòng rủi ro tín dụng là việc khoản tiền được trích lập để dự phòng cho những tổn thất co thể xảy ra do khách hàng của tổ chức tín dụng không thực hiện theo nghĩa vụ đã cam kết. Dự phòng rủi ro tín dụng được tính theo dư nợ gốc và hạch toán vào chi phí hoạt của tổ chức tín dụng.

du-phong-rui-ro-la-gi
sơ lược về dự phòng rủi ro

Việc xác lập dự phòng rủi ro tín dụng sẽ được căn cứ vào việc phân loại nợ của ngân hàng. Các tổ chức tín dụng, ngân hàng sẽ căn cứ vào tiêu chuẩn định tính, định lượng nhằm đánh giá mức độ rủi ro của các khoản vay cũng như các cam kết ngoại bảng trên cơ sở phân loại các khoản nợ vào nhóm nợ thích hợp.

Theo đó, ngân hàng sẽ trích lập dự phòng rủi ro tín dụng. Trên bảng cân đối kế toán của ngân hàng, dự phòng phản ánh mức độ suy giảm của tài sản trước những tổn thất có khả năng sẽ xảy ra. Trong khi đó, bảng kết quả kinh doanh dự phòng là một khoản chi phí tiền mặt được ghi nhận làm giảm lợi nhuận/vốn của chủ sở hữu ngân hàng.

Như vậy có thể thấy, việc phân loại nợ cũng như trích lập dự phòng rủi ro là một trong những biện pháp mà ngân hàng, các tổ chức tín dụng áp dụng để phòng ngừa các rủi ro tín dụng có thể xảy ra khi khách hàng không thức hiện nghĩa vụ thanh toán theo cam kết.

Xem thêm bài viết liên quan:

Đầu tư chứng khoán có nên không?

Trái phiếu doanh nghiệp là gì?

Thị trường tài chính là gì?

Các loại dự phòng tín dụng

Người ta phân loại dự phòng tín dụng thành dự phòng cụ thể và dự phòng chung.

Dự phòng cụ thể

Dự phòng tín dụng cụ thể là loại dự phòng được trích lập cho những tổn thất có thể xảy ra đối với từng khoản nợ cụ thể. Theo đó, dự phòng cụ thể được tính theo công thức có sẵn sau đây:

Dự phòng rủi ro cụ thể = Tỷ lệ trích lập x (Số dư khoản nợ – Giá trị khấu trừ của TSĐB)

Trong đó, giá trị khấu trừ của tài sản phải đảm bảo và tỷ lệ trích lập dự phòng đối với từng nhóm nợ được Ngân hàng Nhà nước quy định theo từng thời kỳ.

Dự phòng chung

Đây là loại dự phòng được trích lập để dự phòng cho những tổn thất có thể xảy ra nhưng chưa được xác định được khi tiến hành trích lập. Việc trích lập dự phòng phòng rủi ro tín dụng được thực hiện khi cơ sở, kết quả phân loại nợ và tỷ lệ trích do Thống đốc Ngân hàng nhà nước quy định. Cụ thể, tỷ lệ trích lập dự phòng cụ thể đối với các nhóm nợ được quy định như sau:

Nhóm 1

0%

Nhóm 2

5%

Nhóm 3

20%

Nhóm 4

50%

Nhóm 5

100%

Đối với các khoản nợ chưa được xử lý thì cần phải chờ Chính phủ xử lý mới được trích lập dự phòng cụ thể theo khả năng tài chính của từng tổ chức tín dụng. Thông thường thì số tiền dự phòng cụ thể được tính theo công thức như sau:

R = max {0, (A – C)} x r

Trong đó:

  • R: số tiền dự phòng cụ thể cần trích lập

  • A: giá trị khoản nợ

  • C: giá trị tài sản bảo đảm

  • r: tỷ lệ phần trăm trích lập dự phòng cụ thể

Thường thì ngoài các khoản dự phòng cụ thể thì tổ chức tín dụng cần phải trích thêm dự phòng chung. Theo như công thức trên ta tính được khoản tiền dự phòng cụ thể, còn đối với dự phòng chung thì sẽ trích bằng 0.75% tổng giá trị các khoản nợ từ nhóm 1 đến nhóm 4. Và tất nhiên, cả hai loại dự phòng trên đều được trích từ chi phí.

Nguyên tắc cần phải nắm khi sử dụng dự phòng rủi ro tín dụng

Cac-rui-ro-du-phong-can-phai-nam
phân tích rủi ro dự phòng

Theo các ngân hàng, tổ chức tín dụng thì việc sử dụng dự phòng rủi ro tín dụng mỗi quý một lần. Và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro sẽ tuân theo các nguyên tắc như sau:

  • Phát mại tài sản để đảm bảo thu hồi nợ: tổ chức tín dụng cần phải tiến hành phát mại tài sản đảm bảo theo thỏa thuận với khách hàng, tuân theo quy định pháp luật để thu hồi nợ.

  • Sử dụng dự phòng cụ thể nhằm xử lý các rủi ro tín dụng đối với khoản nợ đó.

  • Trong trường hợp phát mại tài sản nhưng vẫn không đủ để bù đắp cho rủi ro tín dụng của khoản nợ thì sẽ sử dụng dự phòng chung để xử lý.

Việc các ngân hàng, tổ chức tín dụng sử dụng dự phòng rủi ro tín dụng nhằm xử lý rủi ro mà không phải là xóa nợ cho khách hàng. Sau khi đã sử dụng dự phòng để xử lý các rủi ro tín dụng thì tổ chức tín dụng sẽ chuyển các khoản nợ được xử lý rủi ro tín dụng từ hạch toán nội bảng ra ngoại bảng. Từ đó, tiếp tục theo dõi và có những biện pháp để có thể thu hồi nợ triệt để.

Tác động dự phòng rủi ro tín dụng đến tổ chức tín dụng

  • Tác động mạnh mẽ đến danh mục tín dụng và tài sản của các tổ chức tín dụng.

  • Tác động đến chi phí hoạt động và lợi nhuận trước thuế của các tổ chức tín dụng.

  • Tác động đến chi phí thuế thu nhập hiện hành và lợi nhuận sau thuế của các tổ chức tín dụng.

  • Tác động đến dòng tiền từ hoạt động của các tổ chức tín dụng.

  • Tác động trực tiếp đến khả năng trích lập các quỹ, tỷ lệ an toàn vốn, vốn chủ sở hữu, thị giá cổ phẩn.

Bài viết là những chia sẻ của Tài Chính Vip về chủ đề dự phòng rủi ro tín dụng mà nhiều bạn đọc quan tâm. Rất hy vọng những chia sẻ của chúng tôi sẽ mang đến các bạn kiến thức bổ ích và thú vị. Đừng quên theo dõi Tài Chính Vip để cập nhật những thông tin mới nhất về tài chính.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *