Tỷ Lệ Lạm Phát Là Gì – Công Thức Tính Tỷ Lệ Lạm Phát

By Lê Hoàng Nam Updated on

Tỷ lệ lạm phát được hiểu đơn giản là sự gia tăng giá cả trong nền kinh tế. Hiện nay, lạm phát chính là nỗi “khủng hoảng” của nhiều quốc gia như Việt Nam nói riêng và trên toàn thế giới nói chung. Bởi lạm phát khiến cho nền kinh tế, cuộc sống của người dân trở nên khó khăn hơn rất nhiều. Trong bài viết này, Tài Chính Vip sẽ cung cấp đến các bạn đọc những thông tin liên quan đến vấn đề làm phát được nhiều người quan tâm hiện nay.

Tỷ lệ lạm phát là gì?

Trong kinh tế vĩ mô, lạm phát được hiểu là sự tăng mức giá chung một cách liên tục của hàng hóa/dịch vụ theo thời gian đồng thời biểu hiện sự mất giá của một loại tiền tệ nào đó. hi mức giá chung tăng cao thì tất nhiên một đơn vị tiền tệ sẽ mua được ít hàng hóa/dịch vụ hơn so với trước đây. Chính vì thế mà người ta nói lạm phát phản ánh sự suy giảm về sức mua hàng hóa/dịch vụ trên một đơn vị tiền tệ. Theo cách hiểu này, lạm phát của một loại tiền tệ sẽ tác động trực tiếp đến nền kinh tế của một quốc gia.

Nguyên nhân dẫn đến lạm phát làm gì?

Sự gia tăng cung tiền chính là căn nguyên của lạm phát mặc dù chúng có thể diễn ra thông qua nhiều cơ chế khác nhau của một nền kinh tế. Trong tất cả các trường hợp giúp cung tiền tăng lên, tiền mất sức mua thì đều nhằm thúc đẩy lạm phát chia thành 3 loại: Lạm phát theo cầu kéo, lạm phát có sẵn, làm phát do chi phí đẩy.

so lieu lam phat qua tung thang
Số liệu lạm phát trong năm 2021

Do cầu kéo

Điều này xảy ra khi cung tiền và tín dụng tăng lên kích thích tổng cầu về hàng hóa/dịch vụ tăng nhanh hơn khả năng sản xuất của nền kinh tế. Chính vì vậy mà dẫn đến tăng nhu cầu và cuối cùng là tăng giá.

Khi có nhiều tiền hơn thì tâm lý các các nhân sẽ tích cực hơn trong tiêu dùng nên dẫn đến việc chi tiêu cao hơn, nhu cầu tăng cao kéo theo giá cả cao hơn. Điều này tạo ra khoảng cách với nhu cầu cao hơn, nguồn cung kém linh hoạt hơn, giá cả cao hơn.

Do chi phí đẩy

Đây là kết quả của sự gia tăng giá bởi những yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất kinh doanh. Khi nguồn cung tiền và tín dụng được bổ sung vào thị trường hàng hóa, thị trường tài chính. Đặc biệt là khi điều này đi kèm với một cú sốc kinh tế tiêu cực với nguồn cung hàng hóa thì chi phí cho các loại hàng hóa trung gian sẽ tăng lên. Phát triển này dẫn đến chi phí của từng sản phẩm/dịch vụ khi hoàn thiện sẽ cao hơn, làm tăng giá tiêu dùng.

Chẳng hạn, khi nguồn cung tiền mở rộng sẽ tạo sự bùng nổ đầu cơ giá dầu, chi phí năng lượng cho tất cả các loại hình sử dụng có thể tăng lên góp phần làm giá tăng giá tiêu dùng. Điều này, giúp phản ánh trong các thước đo lạm phát khác nhau.

Tích hợp

Điều này liên quan đến việc kỳ vọng thích ứng, ý tưởng rằng tỷ lệ lạm phát sẽ tiếp tục tăng trong tương lai. Khi giá hàng hóa, dịch vụ tăng lên thì người lao động sẽ kỳ vọng rằng sẽ tiếp tục tăng trong tương lai và đòi hỏi tăng thêm chi phí để duy trì mức sống. Tuy nhiên, khi tiền lương tăng thì đồng nghĩa với việc chi phí hàng hóa/dịch vụ sẽ cao hơn. Và vòng xoay này cứ tiếp tục như một vòng luẩn quẩn khi một yếu tố này gây ra yếu tố kia và ngược lại.

Công thức tính tỷ lệ lạm phát ngoài dự đoán

Cách tính tỷ lệ lạm phát sẽ được thể hiện thông qua công thức tính dưới đây:
Tỷ lệ lạm phát (%) = (Giá trị chỉ số CPI cuối cùng / Giá trị CPI ban đầu) * 100
Ví dụ: Nếu bạn muốn biết sức mua của $10.000 đã thay đổi như thế nào từ tháng 09/1975 đến tháng 09/2018. Lúc này, bạn có thể tìm kiếm dữ liệu về chỉ số giá trên các cổng thông tin, từ đó chọn số liệu CPI tương ứng, tháng 09/1975 là 54,6 (giá trị CPI ban đầu) và vào tháng 09/2018 là 252,439 (giá trị CPI cuối cùng).

Như vậy, ta sẽ tính được tỷ lệ lạm phát như sau: (252.439/54.6)*100 = 462.34%
Tương tự như vậy, nếu bạn muốn biết được $10.000 tháng 9/1975 có trị giá bao nhiêu vào tháng 9/2018, thì chỉ cần nhân tỷ lệ lạm phát với số tiền để nhận được giá trị đô la đã thay đổi: 4,6234 * $10.000 = $ 46.234,25.

Điều này có nghĩa là, $10.000 vào tháng 09/1975 sẽ trị giá $46.234,25 vào tháng 09/2018. Có thể hiểu đơn giản, nếu bạn mua một sản phẩm nào đó có trị giá $10.000 vào tháng 09/1975 thì cũng một sản phẩm đó, bạn sẽ mất $46.234,25 vào tháng 09/2018 để có được nó.

Tác động đối với nền kinh tế

Trên thực tế, lạm phát tác động rất mạnh mẽ đến nền kinh tế của một đất nước theo nhiều mặt khác nhau.

du lieu lam phat anh huong den kinh te
Dữ liệu lạm phát ảnh hưởng đến kinh tế

Tác động tích cực

Khi tốc độ lạm phát ở mức vừa phải là từ 2 đến 5% ở các nước đang phát triển thì sẽ mang lại rất nhiều lợi ích cho nền kinh tế. Cụ thể:
Kích thích tiêu dùng, đầu tư, giảm bớt tỷ lệ thất nghiệp;
Giúp chính phủ có khả năng lựa chọn công cụ kích thích đầu tư vào lĩnh vực kém ưu tiên. Phân phối lại thu nhập và các nguồn lực trong xã hội theo định hướng mục tiêu và khoảng thời gian có chọn lọc.

Tác động tiêu cực

So với những mặt tích cực thì lạm phát tác động tiêu cực nhiều hơn đến nền kinh tế, cụ thể như:
Lạm phát tác động lên lãi suất nên ảnh hưởng đến nhiều yếu tố khác của nền kinh tế.
Lạm phát ảnh hưởng thu nhập thực tế của người lao động. Khi lạm phát tăng lên nhưng thu nhập danh nghĩa sẽ không thay đổi thì sẽ kéo theo hệ lụy là thu nhập thực tế của người lao động giảm.
Lạm phát khiến phân phối thu nhập không bình đẳng, khi lạm phát tăng lên thì giá trị của đồng tiền sẽ bị giảm xuống, lúc này người đi vay tiền kiếm cơ hội cầu tư sẽ nhận được nhiều cơ hội kiếm lợi. Vì vậy mà nhu cầu vay tiền trong nền kinh tế sẽ ngày một tăng cao.

Các câu hỏi liên quan

Tỷ lệ lạm phát hiện nay là bao nhiêu

Theo dự báo, tỷ lệ lạm phát bình quân trong năm 2021 giảm còn 2%. Tuy nhiên, áp lực lạm phát hiện hữu trong năm 2022, dự báo sẽ ở mức 3.8%.

Tỷ lệ lạm phát không bao giờ âm dùng hay sai?

Đây là một câu khẳng định sai. Trong một số trường hợp nhất định, khi tỷ lệ lạm phát giảm thì hiện tượng mức giá chung của hàng hóa/dịch vụ trong nền kinh tế sẽ giảm đi. Lúc này, nói một cách khác thì tỷ lệ lạm phát sẽ ở mức âm.

Ví dụ về lạm phát vừa phải

Lạm phát vừa phải là lạm phát chỉ xảy ra trong một con số, tỷ lệ lạm phát thường dưới 10%/1 năm. Mức lạm phát vừa phải chỉ làm biến đổi giá cả vừa phải, trong giai đoạn này nền kinh tế hoạt động bình thường, đời sống của người lao động vẫn sẽ ổn định.

Lạm phát vừa xảy ra sẽ giúp ổn định nền kinh tế, lãi suất tiền gửi ngân hàng không cao, giá cả tăng chậm và không xảy ra tình trạng mua hàng tích trữ với số lượng lớn,… Lúc này, tâm lý của người dân cũng sẽ thoải mái, an tâm hơn trong quá trình sản xuất, lao động.

Làm phát vừa phải xuất hiện khi các tổ chức kinh doanh có khoản thu nhập ổn định, ít rủi ro và đang trong tâm thế sẵn sàng đầu tư sản xuất kinh doanh.

Trên đây là những chia sẻ của Tài chính Vip về khái niệm tỷ lệ lạm phát được nhiều người quan tâm hiện nay. Rất hy vọng những chia sẻ của chúng tôi sẽ giúp ích cho các bạn trong việc khám phá thêm kiến thức mới bổ ích. Nếu còn bất kỳ khó khăn gì, hãy liên hệ với chúng tôi ngay để được hỗ trợ nhanh chóng.

XEM THÊM CÁC BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *