Tìm Hiểu Ngân Hàng Trung Gian Intermediary Bank Là Gì?

Ngân hàng trung gian Intermediary Bank là gì? Đây chính là những ngân hàng ngoài việc thực hiện các hoạt động ngân hàng còn làm trung gian giao dịch giữa các bên. Nếu như bạn muốn hiểu rõ hơn về nó thì có thể tham khảo thông tin ở bài viết ở số ngày hôm nay của Taichinh.vip nhé! Hứa hẹn sẽ giúp các quý khách hàng cập nhật được nhiều kiến thức hữu ích nhất có thể.

ngân hàng trung gian intermediary bank là gì

Ngân hàng trung gian Intermediary Bank là gì?

Intermediary Bank được dịch ra theo tiếng Việt với tên gọi là ngân hàng trung gian.

NH trung gian là ngân hàng có các chức năng sau:

  • Thứ nhất, nó là trung gian giữa NH trung ương và công chúng, NH trung ương là NH không GD với công chúng mà là NH trung gian.
  • Thứ hai, nó là trung gian tín dụng giữa người gửi tiền và người đi vay, thứ ba, nó là trung gian thanh toán giữa người trả tiền và người thụ hưởng.

Các loại hình ngân hàng trung gian

Tên của ngân hàng khác nhau giữa các quốc gia, nhưng nhìn chung có hai loại NH trung gian chính, đó chính là:

NH thương mại

Ngân hàng thương mại là loại hình NH có thời gian tồn tại trên thị trường lâu đời nhất, xuất hiện từ thời kỳ đầu của lúc ngân hàng hoạt động. 

Lúc đầu NH thực hiện tiền gửi và cho vay nhưng chưa có hoạt động chuyên biệt giữa tiền gửi và cho vay ngắn hạn với tiền gửi và cho vay trung dài hạn mà là hoạt động NH tổng hợp.

NH đầu tư phát triển

NH đầu tư và phát triển còn có tên gọi khác chính là ngân hàng kinh doanh. Đây chính là loại hình NH chủ yếu nhận tiền gửi – ngân hàng tiết kiệm, và cho vay trung dài hạn, chủ yếu là sử dụng vốn tự có, có thể huy động thêm vốn bằng cách phát triển dịch vụ ngân hàng đầu tư và phát hành trái phiếu.

Về hoạt động, ngoài việc nhận tiền gửi, cho vay trung dài hạn thì NH kinh doanh còn cung cấp vốn hoặc mua cổ phần trong các công ty/ tổ chức tài chính, hỗ trợ về tài chính và nghiệp vụ để thành lập công ty, doanh nghiệp hoặc các dự án đầu tư, đăng ký mua hoặc đăng ký mua chứng khoán đối với công ty cổ phần.

Đặc điểm hoạt động của NH kinh doanh chính là không cần nhận tiền gửi ngắn hạn của công chúng. Do đó, hệ thống này không cần mở chi nhánh ở nhiều nơi như ngân hàng thương mại.

NH đặc biệt

Là loại hình NH mà HĐ của nó có những đặc điểm riêng, một số giống với ngân hàng trung ương, thương mại nhưng một số lại giống NH đầu tư.

Về loại hình và tên gọi, NH đặc biệt có nhiều tên gọi riêng tùy theo từng quốc gia, nhưng nhìn chung có một số loại như sau:

  • Hiệp hội cho vay và tiết kiệm (Savings and Loan Associations). 
  • NH tiết kiệm hỗ tương (Mutual Savings Banks). 
  • NH xuất nhập khẩu (Export and Import Banks). 
  • NH địa ốc (Housing Banks).

Ngân hàng có mục đích xã hội

Là loại hình ngân hàng phi lợi nhuận, nhằm phục vụ và hỗ trợ một số tầng lớp xã hội khó khăn nhất định.

Về tên gọi thì có nhiều tên gọi không giống nhau như NH phục vụ người nghèo, ngân hàng bình dân, NH phục vụ nông thôn, tín dụng nông thôn, NH phục vụ sinh viên, Ngân hàng chính sách xã hội,…

Các phương thức hoạt động của Intermediary Bank

các phương thức hoạt động của intermediary bank

Hiểu được ngân hàng trung gian là gì và các loại hình ngân hàng trung gian, chắc hẳn các bạn đang rất quan tâm đến cách thức hoạt động của hình thức ngân hàng tại Việt Nam.

NH trung gian hoạt động thông qua hai phương pháp: Tạo tiền và hủy tiền, chính xác hơn là:

Tạo tiền thông qua ngân hàng trung gian

Hiện nay, có nhiều loại hình NH đang hoạt động, song cũng có không ít NH thương mại, NH đầu tư phát triển dựa trên phương thức nhận tiền gửi mà mỗi khách hàng cá nhân, doanh nghiệp đều có thể gửi tiền. 

Từ đó, người gửi tiền có thể nhận lãi từ ngân hàng, đây là một trong những cách tạo tiền chính thông qua NH trung gian.

Hủy tiền qua ngân hàng trung gian Intermediary Bank là gì?

Hủy ở đây không phải là tiêu hủy tiền mà nó chính là 1 hình thức hoàn trả khoản vay tiền cụ thể. Một cá nhân có thể mở thẻ tín dụng tại một NH và sử dụng số tiền tín dụng này. 

Đến một kỳ hạn nhất định, số tiền đã vay để tiêu dùng phải được trả lại, đó là một cách hủy tiền gửi ngân hàng. Ngoài ra, có nhiều cách khác được áp dụng như mua bán trái phiếu, phát hành nợ dài hạn, v.v.

Vai trò của ngân hàng trung gian trong thanh toán quốc tế

Các NH trung gian đóng một vai trò rất quan trọng trong thanh toán quốc tế hiện nay và các ngân hàng kinh doanh là chìa khóa của việc này.

Nhờ có NH này, bạn có thể giao dịch ở nước ngoài sao cho nhanh chóng và chính xác nhất có thể. 

Thông qua ngân hàng trung gian, bạn được quyền lựa chọn phương thức thanh toán, đồng tiền thanh toán và thời hạn thanh toán phù hợp nhất với mình.

NH trung gian hoạt động như một kết nối an toàn và đáng tin cậy.

Ngân hàng trung ương và ngân hàng trung gian khác nhau ở điểm nào?

NH Trung ương là nhà phát hành tiền độc quyền, cơ quan quản lý quốc gia về tiền và ngân hàng. 

NHTW không giao dịch trực tiếp với công chúng, với các công ty, tổ chức tài chính trong và ngoài nước mà mọi hoạt động được thực hiện thông qua một ngân hàng trung gian.

Ngân hàng trung ương là đơn vị tham gia vào việc quyết định chính sách tiền tệ cũng như lưu thông tiền tệ trên thị trường. Mọi điều tiết tiền tệ của thị trường đều do NH Trung ương quyết định.

NH trung gian là NH kết nối giữa ngân hàng trung ương với công chúng, các doanh nghiệp trong và ngoài nước và các tổ chức tài chính. 

Ngân hàng trung ương không GD với công chúng thì sẽ có 1 ngân hàng trung gian, và mọi giao dịch của NH trung gian đều do NH trung ương xử lý.

Kết luận

Hy vọng với những thông tin mà chúng tôi – Taichinhvip vừa chia sẻ trên đây đã giúp mọi người có cái nhìn tổng quát nhất về hệ thống ngân hàng tại Việt Nam hiện nay.

Kèm theo đó thì các khách hàng sẽ biết được Ngân hàng trung gian Intermediary Bank là gì? Nhờ vậy, người đọc sẽ thu thập được nhiều kiến thức bổ ích (trong đó có Swift Code,…). Hãy share bài này cho người thân, bạn bè xung quanh của bạn ngay đi nhé!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *