Thanh toán quốc tế là một phần của nghiệp vụ ngoại thương dùng cho lĩnh vực xuất nhập khẩu. Lúc này doanh nghiệp sẽ cần đến sự trợ giúp từ ngân hàng để hoàn thành trả tiền cho các hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế. Cùng taichinh.vip tìm hiểu khái niệm thanh toán quốc tế, các phương thức và rủi ro gặp phải trong quá trình xuất khẩu hàng hóa ra nước ngoài.
Khái niệm thanh toán quốc tế
Thanh toán quốc tế là gì?
Thanh toán quốc tế là quá trình thanh toán hợp đồng mua bán cho các bên liên quan đến hàng hóa quốc tế hoặc dịch vụ nước ngoài. Đây là một phần quan trọng trong nghiệp vụ ngoại thương, giúp tăng tính minh bạch và rõ ràng trong giao thương xuất nhập khẩu.
Doanh nghiệp bên mua và bán sẽ liên hệ với ngân hàng sở tại và yêu cầu họ trở thành trung gian thanh toán. Vì giá trị tiền tệ giữa các nước sẽ có sự chênh lệch nên ngân hàng chịu trách nhiệm đổi đồng tiền này sang đồng tiền kia theo trị giá hối đoái đã được thế giới công nhận.
Hầu hết các hợp đồng quốc tế hiện nay đều sử dụng USD để thuận tiện hơn trong việc trả tiền.
Điều kiện thực hiện thanh toán quốc tế
Trong quá trình thực hiện thanh toán quốc tế, các bên thường muốn lựa chọn phương thức thanh toán có lợi nhất cho mình. Do đó cần có sự thảo luận và thống nhất giữa bên mua (nhập khẩu) và bên bán (xuất khẩu) trong hoạt động mua bán.
Điều kiện để thực hiện thanh toán quốc tế bao gồm: tiền tệ, địa điểm, yêu cầu với phương thức thanh toán, thời gian thanh lý hợp đồng.
Các phương thức thanh toán quốc tế
Dưới đây là các phương thức thanh toán phổ biến được nhiều doanh nghiệp và ngân hàng trên thế giới áp dụng.
Phương thức chuyển tiền
Đây là phương thức ít rủi ro cho hai bên nhất hiện nay. Trong đó, nhà nhập khẩu yêu cầu ngân hàng trung gian chuyển một số tiền nhất định vào một thời gian nhất định với yêu cầu nhất định cho nhà xuất khẩu. Hình thức này giống như cọc trước một khoản tiền khi bên bán đã thỏa được một số yêu cầu tối thiểu.
Thông thường bên mua chỉ hoàn tất thanh toán khi đã nhận đủ hàng được cung cấp bởi bên bán. Điều đó tuy có lợi cho bên mua nhưng lại khiến bên bán bất lợi. Bởi có thể dẫn đến các rủi ro như người mua không chịu nhận hàng, hoặc bị chậm thanh toán, không nhận được thanh toán.
Vậy nên với phương thức chuyển tiền trước, bên bán có thể yên tâm hơn khi nhận được một khoản tiền nhất định. Trong khi đó bên mua cũng không cần lo lắng khi chuyển tiền xong nhưng lại không nhận được hàng.
Phương thức tín dụng chứng từ
Đây là phương thức phổ biến nhất hiện nay trong thanh toán quốc tế. Bằng cách thông qua ngân hàng trung gian, nhà nhập khẩu sẽ chuyển tiền đến ngân hàng bảo đảm của nhà xuất khẩu. Điều này vừa giúp nhà xuất khẩu nhận tiền đúng hạn mà bên nhập khẩu cũng có chứng từ để nhận hàng hóa.
Phương thức tín dụng thư (LC) được xem là phương thức an toàn, công bằng và đảm bảo quyền lợi giữa các bên nhất hiện nay.
Phương pháp ghi sổ
Trong trao đổi và mua bán hàng hóa quốc tế, sau khi người xuất khẩu hoàn thành nghĩa vụ giao hàng sẽ ghi sổ nợ. Nhà nhập khẩu đến một thời điểm nhất định do hai bên thỏa thuận thì sẽ tiến hành thanh toán tiền cho bên ghi sổ nợ.
Phương pháp nhờ thu
Phương thức thanh toán mà bên bán ủy thác cho ngân hàng thu các khoản tiền nợ trên công cụ thanh toán từ phía người nợ. Các công cụ thanh toán có thể là hối phiếu, kỷ phiếu thương mại, séc quốc tế, hóa đơn thu tiền.
Hiện nay có hai phương thức nhờ thu phổ biến là: nhờ thu trơn và nhờ thu kèm chứng từ.
Các đồng tiền thanh toán quốc tế hiện nay
Trong thanh toán quốc tế, các bên thường lựa chọn những đồng tiền được dùng nhiều nhất trên thế giới để tiến hành giao dịch.
Các đồng tiền thanh toán quốc tế, bao gồm: USD, GBP, EURO, AUD, HKD và các ngoại tệ tự do khác.
Cách phòng tránh rủi ro của các phương thức thanh toán quốc tế
Tùy theo mỗi phương thức thanh toán mà mang đến những rủi ro riêng. Vậy nên để đảm bảo an toàn và quyền lợi cho đôi bên, doanh nghiệp nên đề phòng rủi ro bằng các cách sau:
- Phương thức chuyển tiền: Doanh nghiệp nên xây dựng lộ trình chuyển tiền rõ ràng, thỏa thuận và thống nhất thời điểm chuyển tiền và quy định rõ về phương tiện chuyển cũng như chi phí sẽ do bên nào chịu trách nhiệm.
- Phương thức tín dụng chứng từ: Sau khi hàng hóa được gửi đến nước nhập khẩu, bên mua cần trả tiền cho ngân hàng để nhận được chứng từ nhận hàng. Và bên bán cũng sẽ nhận được tiền hàng kịp thời và nhanh chóng.
- Phương thức ghi sổ: Chỉ nên áp dụng cách thanh toán này nếu như hai bên đã làm ăn được thời gian dài và có sự tin tưởng nhất định. Hoặc nhà xuất khẩu cũng có thể áp dụng một số biện pháp bảo lãnh như đặt cọc hoặc thư tín dụng dự phòng,…
- Phương thức nhờ thu: Để hạn chế rủi ro, nhà xuất khẩu không giao trực tiếp chứng từ cho nhà nhập khẩu mà cần ngân hàng trung gian đảm bảo.
Thực trạng thanh toán quốc tế tại Việt Nam
Thực trạng hiện nay cho thấy tình hình xuất nhập khẩu của Việt Nam trong những năm gần đây đã có sự cải thiện. Công tác điều chỉnh giá cũng trở nên linh hoạt hơn tuy nhiên vẫn còn dựa dẫm nhiều vào đồng USD.
Bên cạnh đó, cơ cấu quản lý và chất lượng FDI chưa hợp lý. Từ đó dẫn đến tình trạng giá trị gia tăng của hàng hóa xuất nhập khẩu từ Việt Nam không cao. Ngoài ra, chính sách thu hút doanh nghiệp FDI cũng còn nhiều kẽ hở và doanh nghiệp có khả năng lợi dụng điều này để tác động đến sự cân bằng của cán nhân thương mại trong nước.
Thanh toán quốc tế là phần tất yếu trong nghiệp vụ giao thương mua bán hàng hóa giữa các doanh nghiệp trên thế giới. Tài Chính VIP đã chia sẻ những kiến thức liên quan đến lĩnh vực thanh toán quốc tế. Qua đó mỗi công ty có thể lựa chọn phương thức thanh toán phù hợp nhất, đảm bảo quyền lợi cho bản thân và tránh rủi ro kinh doanh.
Xem thêm các bài viết liên quan
Chính Sách Tiền Tệ Ảnh Hưởng Gì Đến Thị Trường