Vòng quay vốn lưu động là gì? Ý nghĩa, công thức tính vòng quay vốn lưu động?

By Lê Hoàng Nam Updated on

Vòng quay vốn lưu động là gì ? Nó có ảnh hưởng gì đến sự thành công hay thất bại của doanh nghiệp? Công thức tính vòng quay vốn lưu động? Các bạn hãy cùng Taichinh.vip để tìm hiểu rõ hơn về nội dung và tầm quan trọng của vòng quay vốn nhé!

Khái Niệm Vòng Quay Vốn Lưu Động Là Gì

Giới thiệu về vòng quay vốn lưu động là gì?

Vốn lưu động là gì?

Vốn lưu động được gọi theo thuật ngữ working capital (WC) chỉ thước đo tài chính, khả năng vận hành của một doanh nghiệp, tổ chức và các cơ quan chính phủ. Vốn lưu động bao gồm vốn lưu động âm và vốn lưu động dương.

Vốn lưu động dương

Vốn lưu động dương có nghĩa là tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp lớn hơn nợ ngắn hạn.

Doanh nghiệp có thể chuyển đổi tài sản ngắn hạn này thành tiền, nhằm mục đích thanh toán các khoản nợ tới hạn.

Vốn lưu động âm

Vốn lưu động âm có nghĩa là tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp thấp hơn nợ ngắn hạn.

Ngược lại với vốn lưu động dương, dù có chuyển hóa hết tài sản ngắn hạn thành tiền nhưng vẫn không thể đáp ứng được . Điều này rất nguy hiểm có thể dẫn đến phá sản…

Vòng quay vốn lưu động là gì?

Vòng quay vốn lưu động là số ngày hoàn thành một chu kỳ kinh doanh của doanh nghiệp. Chỉ số vòng quay vốn lưu động càng lớn điều này chứng tỏ doanh nghiệp hoạt động kinh doanh ổn định và đạt hiệu quả cao. Ngược lại, chỉ số vòng quay vốn lưu động mà thấp thì chứng tỏ doanh nghiệp hoạt động kinh doanh thất bại, không ổn định.

Tùy vào lĩnh vực kinh doanh của doanh nghiệp cũng như ngành nghề hoạt động mà vòng quay vốn lưu động sẽ khác nhau.

Vòng quay vốn lưu động của những doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh sẽ cao hơn các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sản xuất.

Các công thức để tính vòng quay vốn lưu động

Công Thức Tính Vòng Quay Vốn Lưu Động

Thực hiện theo ba bước sau đây:

Bước 1: Công thức tính vốn lưu động 

Vốn lưu động = Tài sản ngắn hạn – Nợ ngắn hạn

Trong đó :

  • Tài sản ngắn hạn: Là tài sản có thể chuyển đổi thành tiền mặt trong vòng 12 tháng.
  • Nợ ngắn hạn: Là khoản tiền vay nợ mà doanh nghiệp phải trả trong vòng 12 tháng.

Ví dụ:

Số liệu thống kê của doanh nghiệp Z như sau:

Tài sản ngắn hạn: 20 tỷ đồng.

Nợ ngắn hạn: 5 tỷ đồng.

Bằng cách sử dụng công thức trên ta sẽ có được kết quả nguồn vốn lưu động của doanh nghiệp Z = 20 – 5 = 15 tỷ đồng.

Công thức tính vốn lưu động bình quân

Vốn lưu động bình quân = Tổng vốn lưu động của 1 năm/ 12

Ví dụ:

Như ở trên, ta đã có vốn lưu động của doanh nghiệp là 15 tỷ đồng, từ đó ta có vốn lưu động bình quân của doanh nghiệp Z= 15/12 = 1.25 tỷ đồng.

Công thức tính vòng quay vốn lưu động  bình quân

Vòng quay vốn lưu động bình quân = Doanh Thu Thuần/ Vốn lưu động bình quân

Ví dụ: 

Doanh nghiệp Z có doanh thu thuần của năm là 100 tỷ đồng, lúc này áp dụng công thức ta có:

Vòng quay vốn lưu động bình quân = 100/1.25= 80 tỷ đồng.

Tác dụng quan trọng của việc tính vòng quay vốn lưu động đối với doanh nghiệp

Tác dụng quan trọng của việc tính vòng quay vốn lưu động đối với doanh nghiệp
  • Doanh nghiệp có thể kiểm soát tốt vòng quay vốn lưu động của công ty mình.
  • Kiểm soát quá trình, khả năng thanh toán của doanh nghiệp.
  • Giúp công ty có thêm được nguồn vay, mở rộng vốn lưu động.

Làm sao để quản trị vòng quay vốn lưu động tốt?

Quản lý tiền mặt

Tiền mặt là loại tiền có tính thanh khoản cao nhất, doanh nghiệp có thể dễ dàng sử dụng trong việc điều phối hoạt động sản xuất và kinh doanh của doanh nghiệp. Nên là các doanh nghiệp cần phải cân nhắc tính toán hợp lý để dự trù một khoản tiền mặt cho doanh nghiệp của mình.

Quản lý hàng tồn kho

Doanh nghiệp không nên để tồn kho quá nhiều cũng như quá ít, chúng ta cần phải giữ ở một mức hợp lý, nếu lượng hàng tồn kho của doanh nghiệp quá lớn sẽ khiến cho việc thu hồi vốn bị chậm, sẽ dẫn đến tình trạng thua lỗ.

Quản lý nợ phải thu hồi

Làm cho vòng quay vốn lưu động được quản trị tốt hơn. Thu hồi nợ nhanh điều này giúp doanh nghiệp có thêm khoản tiền để duy trì và quay vòng hoạt động sản xuất kinh doanh.

FAQ – Câu hỏi thường gặp

Gồm có 2 cách tính:

Cách 1: Vốn lưu động năm nay – Vốn lưu động năm trước.

Cách 2: (Khoản phải thu + hàng tồn kho – phải trả người bán) năm nay – (Khoản phải thu + hàng tồn kho – phải trả người bán) năm trước. = Thay đổi khoản phải thu ngắn hạn + thay đổi hàng tồn kho – thay đổi phải trả người bán ngắn hạn.

Vốn lưu động khi sử dụng để tính định giá dòng tiền dành cho cổ đông thì chúng ta sẽ không sử dụng tiền mặt, vì tiền mặt là tài sản thanh khoản cao nhất.

Kết luận

Bài viết trên đây cũng một phần nào giúp các bạn hiểu rõ hơn Vòng quay vốn lưu động là gì? Công thức tính vòng quay vốn lưu động rồi phải không nào? Nếu các bạn còn thắc mắc gì thì hãy để lại bình luận ở bên dưới Taichinh.vip sẽ giúp các bạn giải quyết những thắc mắc một cách nhanh chóng nhất. Cảm ơn bạn đã theo dõi!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *