Vai trò của CEO là điều hành và xây dựng toàn bộ mọi hoạt động, chiến lược phát triển cho doanh nghiệp. Định nghĩa CEO là gì? Ý nghĩa của Chief Executive Officer (CEO) cũng như phân biệt CEO, CFO, CCO, CMO…Cùng Taichinh.vip tìm hiểu ngay sau đây.
CEO là gì? Chief Executive Officer là gì?
CEO (viết tắt của từ tiếng Anh “Chief Executive Officer”) có nghĩa là Giám đốc điều hành, nhưng hiện tại ở Việt Nam những chức danh như Tổng giám đốc, Giám đốc điều hành, Giám đốc công ty là những từ được dùng để diễn đạt thay thế cho chức danh này.
Như thế, để hiểu CEO theo một cách đơn giản nhất thì đây là người nắm chức vụ lãnh đạo điều hành cao nhất trong một công ty/ doanh nghiệp. Hay có thể dễ hiểu hơn thì CEO chính là một người thuyền trưởng, dùng tất cả trí óc và sức lực của mình để dẫn dắt con tàu (ở đây là doanh nghiệp) vượt qua hàng ngàn con sóng trên thương trường để cập bến thành công.
Các công việc của CEO có thể chịu sự quản lý trực tiếp của HĐQT, tuy nhiên trong một vài công ty thì CEO có thể kiêm cả Chủ tịch HĐQT.
Vai trò của CEO trong doanh nghiệp
Sau khi đã đọc xong đoạn định nghĩa trên thì chắc hẳn bạn đã có thể trả lời cho câu hỏi ”CEO là gì” rồi nhỉ và chắc bạn cũng phần nào hình dung ra chức vụ này phải gánh một trách nhiệm rất nặng nề như nào.
CEO chính là người vạch ra đường đi nước bước cho công ty và là chìa khóa gỡ bỏ mọi nút thắt quan trọng trong các chiến dịch của tổ chức. Đây cũng là mấu chốt để dẫn công ty đi đến thành công hay không.
Sau đây là những vai trò thường hay đảm nhiệm của một CEO trong doanh nghiệp:
- Đề ra các chiến lược với mục đích nhằm thực hiện tầm nhìn, sứ mệnh và mục tiêu của công ty.
- Chịu trách nhiệm hoàn toàn về sự thành công hay thất bại của công ty.
- Chỉ đạo các công tác xây dựng, tiến hành triển khai các kế hoạch kinh doanh do Hội đồng quản trị đưa ra.
- Chịu trách nhiệm về sự tăng trưởng, lợi nhuận của công ty. Các mục tiêu ngắn hạn và dài hạn đã đặt ra phải cần đảm bảo đạt được.
- Đưa ra ý kiến, đề xuất nhằm góp phần cải thiện các hoạt động cho công ty.
- Xây dựng và phát triển thương hiệu, quảng bá hình ảnh của công ty.
- Đối với các dự án hợp đồng đầu tư của công ty, CEO phải thực hiện xem xét và sau đó tiến hành phê duyệt.
- Thay mặt công ty trực tiếp đàm phán và ký kết các hợp đồng với các doanh nghiệp khác.
- Tổ chức điều hành, kiểm tra và đánh giá tất cả chiến dịch kinh doanh của công ty thường xuyên theo định kỳ.
- Tổ chức cơ cấu, thiết lập bộ máy quản lý, vận hành bộ máy nhân sự trơn tru, đề ra nhiệm vụ của từng ban ngành cụ thể. Nhận xét, đánh giá tình hình của các chiến dịch và năng suất làm việc các phòng ban.
- Củng cố kế hoạch nhân sự, tuyển dụng. Phê duyệt những chính sách miễn nhiệm, bổ nhiệm, các quy định về tiền lương – thưởng hay tiền trợ cấp. Kiểm tra và phê duyệt kết quả đánh giá nhân viên và từ đó đưa ra các đối tượng được khen thưởng.
Đó là một số vai trò chính của một CEO. Tuy nhiên, trên thực tế thì vai trò của CEO có thể khác nhau phụ thuộc vào quy mô và cấu trúc của doanh nghiệp. Ví dụ như trong những doanh nghiệp nhỏ, CEO có vai trò liên quan nhiều đến những hoạt động kinh doanh và quản lý trực tiếp. Đối với những doanh nghiệp lớn, vai trò của CEO hướng đến các chiến lược cao cấp quyết định sự tăng trưởng chung của doanh nghiệp nhiều hơn.
Thu nhập mỗi tháng của CEO là bao nhiêu?
CEO có thể gọi là ông chủ của công ty nhưng cũng có cách gọi khác là một “nhân viên cấp cao nhất” của tổ chức. Họ cống hiến tất cả trí tuệ, chất xám của mình vào kết quả chung của doanh nghiệp và xứng đáng nhận được một mức lương “khủng”.
Phụ thuộc vào nhiều ngành nghề, lĩnh vực chuyên môn mà lương của CEO sẽ dao động từ 25 triệu đồng/ tháng (mức tối thiểu) đến 135 triệu đồng/ tháng, có khi còn lên đến mức hàng trăm triệu đồng mỗi tháng (mức tối đa).
Thời gian dành cho các đầu việc “khủng” và những sức ép mà từ công việc mà vị trí này phải đối mặt là gấp 5 – 7 lần một nhân viên bình thường, bởi vậy so với một một “nhân viên văn phòng 8 tiếng” bình thường thì mức lương họ nhận được gấp 20 – 30 lần.
Một số công việc của CEO trong doanh nghiệp
Khối lượng công việc của CEO sẽ phụ thuộc tùy vào quy mô cũng như là đặc trưng của từng doanh nghiệp và lĩnh vực mà công ty đang hoạt động. Sau đây là một số nhiệm vụ, trách nhiệm cũng như đầu việc chung của tất cả Giám đốc điều hành CEO:
Lập kế hoạch và định hướng các chiến lược hoạt động
CEO sẽ cùng ban điều hành lập kế hoạch xây dựng những định hướng về tầm nhìn, giá trị cốt lõi,…Bên cạnh đó, CEO còn kết hợp với các bộ phận và phòng ban khác để xây dựng mục tiêu cho từng bộ phận đảm bảo hỗ trợ hoàn thành mục tiêu chung đã đề ra.
Xây dựng bộ máy nhân sự
Tiến hành thực hiện thiết lập bộ máy nhân sự từ cấp nhân viên đến quản lý. Ngoài ra, phải đảm bảo thiết lập sao cho bộ máy nhân sự có thể hoạt động đem lại kết quả công việc, góp phần vào sự phát triển chung của cả tổ chức. CEO còn cùng các bộ phận Kế Toán và Hành Chính thay đổi hợp lý các cơ chế lương thưởng và đãi ngộ cho nhân viên.
Lập kế hoạch kinh doanh
CEO phối hợp cùng ban điều hành lập kế hoạch truyền thông, marketing, PR cho sản phẩm của công ty qua các kênh truyền thông. Đồng thời xây dựng kế hoạch để đánh giá hiệu quả của các chiến dịch và có những điều chỉnh khi cần thiết.
Bên cạnh những đầu việc trên, CEO sẽ tham gia vào những cuộc họp và lập những báo cáo để trình lên ban Hội đồng quản trị. Họ cũng sẽ thường xuyên phải đi công tác, gặp gỡ đối tác hoặc đi khảo sát thị trường để phục vụ cho mục đích công việc.
Một CEO cần có những tố chất như thế nào?
Để có thể chèo lái con thuyền doanh nghiệp qua những giông tố để cập bến thành công, người thuyền trưởng CEO “đủ tâm đủ tầm” cần sở hữu những tố chất như sau:
Người của trí tuệ cảm xúc
Trong thời buổi “thương trường như chiến trường”, CEO là người nắm quyền lực tối cao, “quyền sinh quyền sát” trong tay nên phải nhanh chóng đưa ra quyết định để kịp chớp lấy những cơ hội có lợi cho công ty dù quyết định đó có tàn nhẫn như thế nào.
Để đưa ra những quyết định kịp thời và sáng suốt, CEO cần rèn luyện để trở thành “bậc thầy” của trí tuệ cảm xúc. Chỉ số EQ cao cho thấy trình độ nhận thức những điểm mạnh, điểm yếu và năng lực quản lý cảm xúc trong mọi tình huống. Hơn thế nữa, giám đốc điều hành là nhân viên xuất sắc nhất công ty tạo động lực cho cá nhân bản thân và mọi người xung quanh ở công ty cùng nhau làm việc.
Tầm nhìn chiến lược
Đối với binh võ trong thời kỳ chiến tranh cần có binh thư mới có thể đánh bại kẻ địch thì CEO thời đại kinh doanh công nghệ 4.0 cần nắm chắc trong tay khoa học quản trị,trong đó yếu tố con người là yếu tố cốt lõi của một công ty.
Nếu như không thông thạo quản trị kinh doanh, CEO khó lòng có thể quản lý hoạt động của các phòng ban và kiểm soát chi tiết . Chưa kể đến, người quản lý giỏi không chỉ là người dùng thông thạo các phần mềm quản lý, giỏi tính toán các số liệu mà còn phải đi quan sát và quản lý cảm xúc, quản lý con người và tư duy của từng nhân viên.
Tư duy sáng tạo
Ý tưởng mới mẻ, táo báo là sự dẫn đầu cho các dự án kinh doanh mới của doanh nghiệp. Sự khác biệt sẽ là nền tảng vững chắc gắn liền với sự phát triển lâu dài.
Là cha đẻ của các doanh nghiệp, CEO hiểu rõ nếu không ngừng đổi mới các hình thức kinh doanh và các gói sản phẩm dịch vụ, thương hiệu của doanh nghiệp có thể sẽ bị chìm xuống giữa một biển trời các thương hiệu khác đang tràn lan trên thị trường. Tuy thế, bất cứ sự sáng tạo nào cũng đều nhằm mục đích cải thiện trải nghiệm của khách hàng và xem khách hàng làm đối tượng trung tâm cho các chiến lược kinh doanh.
Người truyền cảm hứng
Giám đốc điều hành chính là ngọn đuốc truyền lửa hay truyền cảm hứng làm việc cho những nhân viên khác, bởi một trong những trách nhiệm chính của CEO là tìm kiếm những người cùng đồng hành luôn giữ được tư duy tích cực vì một sự phát triển của công ty.
Có thể thấy, một trưởng nhóm xuất sắc dẫn dắt doanh nghiệp cũng cần phải là một người siêng năng, cần mẫn để góp phần duy trì cảm hứng làm việc cho nhân viên.
Quan trọng nhất, các CEO cần nắm rõ triết lý: “Muốn đi nhanh thì hãy đi một mình; muốn đi xa thì hãy đi cùng nhau.” Không ai một mình đối mặt với sóng gió và thử thách, và cũng không ai có được chiến thắng gọn gàng. CEO giống như một người làm vườn, luôn tận tâm gieo mầm hy vọng xanh tươi cho mỗi nhân viên và cho chính vườn ươm doanh nghiệp của mình.
Do đó, để xây dựng một tập thể vững mạnh, các giám đốc điều hành cần liên tục khuyến khích và động viên mọi người bằng cách tổ chức các buổi đào tạo nhân viên và khen thưởng các cá nhân, cho những nhân viên có thành tích cao, tổ chức đánh giá năng lực thường xuyên hoặc các cuộc thi thể thao trong tổ chức.
Khả năng giao tiếp, đàm phán và thuyết phục vô cùng tuyệt vời
Để phối hợp nhịp nhàng các chiến dịch giữa các phòng ban trong công ty và làm hài lòng đối tác cũng như là các khách hàng thân thiết, CEO cần có một số biệt tài như “chuyển nguy nan thành cơ hội”, “chuyện lớn hóa nhỏ, chuyện nhỏ hóa không có” nhờ năng lực giao tiếp và thương thảo tốt, khéo ăn khéo nói đi thấu lòng người.
Hơn thế nữa, mọi quyết định của CEO có “sức nặng tựa ngàn cân” nên mỗi quyết định bằng văn bản hay bằng lời nói đều đã được cân nhắc và tính toán thân trọng, kỹ lưỡng và tỉ mỉ.
Giữa CEO và Tổng giám đốc ai có chức vụ lớn hơn?
Giám đốc điều hành (CEO) và Tổng giám đốc đều là chức danh dùng để chỉ những vị trí lãnh đạo cao nhất trong doanh nghiệp. Vai trò của Giám đốc điều hành và Tổng giám đốc là điều hành toàn bộ chiến dịch kinh doanh hàng ngày của doanh nghiệp và đại diện cho doanh nghiệp trước pháp luật. Họ chịu sự giám sát của Hội đồng quản trị (HĐQT) và chịu trách nhiệm trước HĐQT về kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
Trên thực tế, trong cơ cấu tổ chức của một công ty, luôn có một vị trí CEO. Vị trí tổng giám đốc có hay không phụ thuộc vào quy mô của doanh nghiệp. Đối với các công ty lớn có nhiều chi nhánh và công ty con thì Tổng giám đốc sẽ lớn hơn CEO. Nhưng đối với những công ty nhỏ không có chi nhánh thì chỉ có một Tổng giám đốc và một Giám đốc điều hành. Lúc này gọi là Tổng giám đốc hay Giám đốc điều hành thì do HĐQT quyết định, còn chức năng và nhiệm vụ thì tương tự nhau.
CEO Việt Nam có điểm gì khác với CEO nước ngoài?
Điểm khác biệt lớn nhất giữa CEO Việt và CEO nước ngoài chính là sự bài bản và chuyên nghiệp. Các CEO nước ngoài được đào tạo bài bản và làm việc trong môi trường doanh nghiệp minh bạch, được tổ chức chuyên nghiệp. Đối với họ, trở thành một CEO là một công việc làm thuê cao cấp.
Trong khi đó, các CEO của Việt Nam hầu hết là chủ doanh nghiệp. Họ là những người đã chèo thuyền và điều hành doanh nghiệp của mình trong nhiều thập kỷ. Bản thân họ ngay từ đầu đã không được đào tạo bài bản. Tất cả những điều này chủ yếu dựa trên kinh nghiệm và kỹ năng tích lũy trong nhiều năm điều hành doanh nghiệp.
Một nhóm CEO Việt Nam khác là con cháu của các chủ doanh nghiệp. Thế hệ này có cơ hội được đào tạo chuyên sâu, kỹ lưỡng hơn ở nước ngoài. Tuy nhiên, khi áp dụng cho các doanh nghiệp trong nước thì không triển khai được. Vì môi trường làm việc của các công ty trong và ngoài nước rất khác nhau.
Ngoài ra, ban lãnh đạo sáng lập không bao giờ thực sự muốn rời bỏ công việc kinh doanh mà họ đã xây dựng. Do đó, các CEO của Việt Nam gặp rất nhiều khó khăn trong công việc. Họ phải chịu sự được giám sát chặt chẽ bởi đội ngũ lãnh đạo sáng lập.Thậm chí là ban lãnh đạo sáng lập công ty có thể bất chấp để can thiệp vào doanh nghiệp khi họ cảm thấy không vừa ý với những CEO hiện tại.
Để trở thành một CEO cần bao nhiêu thời gian?
Theo nghiên cứu của các chuyên gia, trung bình một người mất 24 năm để trở thành CEO. Nghiên cứu đã loại trừ các yếu tố liên quan đến gia đình và các yếu tố hỗ trợ khác. Kết quả chỉ được tính dựa trên sự nỗ lực tự thân của mỗi người trong quá trình làm việc.
Thường thì CEO sẽ bắt đầu làm ở các vị trí cấp thấp hơn. Sau đó, họ dần tích lũy kinh nghiệm, kiến thức và kỹ năng cần thiết để tiến lên trên con đường trở thành CEO. Hoặc họ có thể bắt đầu làm việc trong một công ty nhỏ để đảm nhận hầu hết các trách nhiệm. Khi đến thời điểm thích hợp họ sẽ tách ra để thành lập công ty kinh doanh riêng.
Sự khác biệt của CEO và Chủ tịch hội đồng quản trị
Nhiều người nhầm lẫn giữa vai trò của CEO và Chủ tịch HĐQT. CEO là người có quyền ra quyết định kinh doanh cấp cao, trong khi chủ tịch chỉ chịu trách nhiệm giám sát việc sử dụng dòng tiền đầu tư của cổ đông và hoạt động kinh doanh của công ty nói chung.
HĐQT thường họp nhiều lần trong năm để đặt ra các mục tiêu dài hạn, báo cáo hoạt động tài chính, nhận xét hiệu quả hoạt động của lãnh đạo cấp cao và đề xuất các chiến lược kinh doanh trong tương lai.
Về nguyên tắc, vị trí của Chủ tịch HĐQT thường cao hơn vị trí của CEO, nhưng Chủ tịch HĐQT không có quyền đưa ra các quyết định lớn mà không tham khảo ý kiến của các thành viên HĐQT. Chủ tịch HĐQT có thể nói là “ông chủ” lớn nhất trong doanh nghiệp, thường không trực tiếp tham gia điều hành các hoạt động thường ngày của doanh nghiệp, để giúp CEO chủ động điều hành và quản lý doanh nghiệp.
Tạo sao cần tách biệt CEO và Chủ tịch hội đồng quản trị
Trong một vài doanh nghiệp, vị trí của CEO và Chủ tịch HĐQT có thể được đảm nhiệm bởi chính một người. Nhiều doanh nghiệp cho phép CEO nắm giữ ghế Chủ tịch Hội đồng, nhưng điều này đồng thời cũng có thể tiềm ẩn nhiều rủi ro.
Ví dụ: HĐQT đang cân nhắc về việc tăng lương cho các vị trí lãnh đạo cấp cao. Là một lãnh đạo cấp cao thì CEO hoàn toàn có thể bỏ phiếu thuận trước HĐQT về đề xuất này.
Hay HĐQT đang yêu cầu các thành viên đánh giá mức độ hiệu quả công việc của các nhân viên cấp cao trong doanh nghiệp. CEO hoàn toàn có thể đánh giá mức độ hiệu quả công việc của bản thân mình là tốt, vì CEO cũng có phiếu trong HĐQT để có thể thực hiện bỏ phiếu đánh giá.
Vì vậy, doanh nghiệp cần nên rạch ròi giữa hai vị trí CEO và Chủ tịch HĐQT để tránh gây ra các mâu thuẫn về mặt quyền lợi có thể nảy sinh.
10 CEO đã từng dẫn trên đầu thế giới
- Bill Gates
Ông là CEO của Microsoft. Tính đến năm 2019, tổng tài sản của ông là 105,3 tỷ đô la Mỹ.
Câu nói nổi tiếng của Bill Gates: “Bạn không có lỗi lầm gì khi phải sinh ra trong nghèo khó. Nhưng nếu bạn chấp nhận chết trong nghèo khổ thì đó chính là lỗi ở bạn”.
Ông là CEO của Facebook. Tính đến năm 2019, tổng tài sản của ông là 73,2 tỷ đô la Mỹ.
Câu nói nổi tiếng của ông: “Trong một thế giới bắt đầu thay đổi nhanh chóng, phương pháp duy nhất để đảm bảo đưa bạn đến thất bại là không chấp nhận sự rủi ro”.
- Jack Ma
Ông là CEO của Alibaba. Tính đến năm 2019, tổng tài sản của ông là 22,8 tỷ đô la Mỹ.
Câu nói nổi tiếng của Jack Ma: “Họ gọi tôi là Crazy Jack. Tôi nghĩ rằng điên là một điều tốt. Bởi vì chúng tôi điên nhưng chúng tôi không ngu ngốc”.
- Elon Musk
Ông là CEO của Tesla, SpaceX và Neuralink. Tính đến năm 2019, tổng tài sản của ông là 22,8 tỷ đô la Mỹ.
Câu nói nổi tiếng của Elon Musk: “Mỗi buổi sáng nếu bạn thức dậy và nghĩ rằng ngày mai sẽ là một ngày trở nên tốt hơn, thì ngày hôm đó sẽ chính là một ngày tốt hơn đối với bạn”.
- Sundar Pichai
Ông là CEO của Google. Tính đến năm 2019, tổng tài sản của ông là gần 1 tỷ đô la Mỹ.
Câu nói nổi tiếng: “Người ta hạnh phúc không hẳn vì mọi thứ trong cuộc sống này đều tốt đẹp, mà người ta hạnh phúc chính vì thái độ của họ đối với mọi thứ trong cuộc sống là lẽ phải”.
- Tim Cook
Ông là CEO của Apple. Tính đến năm 2019, tổng tài sản của ông là 1,3 tỷ USD.
Câu nói nổi tiếng của Tim Cook: “Tôi hâm mộ Steve Jobs không hằn là vì những gì ông ấy đã làm hay nói, mà là cách ông ấy nghĩ về cuộc sống và công việc. Bài học lớn nhất mà tôi học được từ Steve Jobs là cuộc sống giống như một cuộc hành trình, mỗi ngày đều là ngày cuối cùng, và tôi thấy ông ấy sống như vậy mỗi ngày như ngày cuối cùng của cuộc đời mình”.
- Jeff Bezos
Ông là CEO của Amazon. Tính đến năm 2019, tổng tài sản của ông đã lên đến 114 tỷ đô la Mỹ.
Câu nói nổi tiếng của Jeff Bezos: “Nếu bạn làm cho khachs hàng cảm thấy có một trải nghiệm tuyệt vời thì họ sẽ bắt đầu lan tỏa, truyền miệng về những trải nghiệm hay ho đó. Truyền miệng là thứ có sức lan tỏa trong cộng đồng rất nhanh”.
- Robert Iger
Ông là CEO của Walt Disney. Tính đến năm 2019, tổng tài sản của ông là 690 triệu đô la Mỹ.
Câu nói nổi tiếng: “Tâm hồn và trái tim của công ty chính là sự đổi mới và sáng tạo”.
- Aliko Dangote
Ông là CEO của Tập đoàn Dangote. Tính đến năm 2019, tổng tài sản của ông là 10,6 tỷ đô la Mỹ.
Câu nói nổi tiếng: “ Hãy bắt đầu làm việc một cách thật chăm chỉ nhất để khi những ngày cũ trôi qua thì bạn lại đã hoàn thành được những đích đề ra mới khác. Đừng đi ngủ cho đến khi bạn đã làm được điều gì đó hữu ích”.
- Michael Dell
Ông là CEO của Dell. Tính đến năm 2019, tổng tài sản của ông là 22,7 tỷ đô la Mỹ.
Câu nói nổi tiếng của Michael Dell: “Bạn không cần nhất định phải là một thiên tài hay một người có tầm nhìn rộng hoặc cũng không cần bạn phải tốt nghiệp đại học để có thể đi đến được thành công. Tất cả những gì bạn cần là nền tảng và ước mơ”.
5 CEO Việt Nam từng thuộc top đầu
Ông Phạm Nhật Vượng (Chủ tịch Tập đoàn Vingroup) được tạp chí Forbes xếp hạng thứ 974 trên thế giới lần đầu tiên vào năm 2013 với tổng tài sản 1,5 tỷ USD.Đồng thời, ông cũng là tỷ phú người Việt Nam đầu tiên lọt vào danh sách những tỷ phú thế giới của Forbes vào năm 2013.
- Bà Nguyễn Thị Phương Thảo
Bà Nguyễn Thị Phương Thảo (CEO VietJet Air) là người Việt Nam thứ hai được Forbes vinh danh là tỷ phú đô la Mỹ sau ông Phạm Nhật Vượng. Bà hiện là CEO của Vietjet Air, Phó Chủ tịch điều hành HĐQT HDBank, Cổ đông sáng lập Sovico Holdings, Chủ tịch Fujia Securities, Chủ tịch Fulong Real Estate, Chủ tịch HĐQT kiêm Giám đốc Công ty TNHH Sovico (Nga) .
- Ông Trần Bá Dương
Ông Trần Bá Dương là người sáng lập kiêm Chủ tịch HĐQT Công ty TNHH Ô tô Trường Hải (Thaco). Ngoài ra, ông còn được biết đến với vai trò là tổng giám đốc của công ty TNHH cổ phần đầu tư địa ốc Đại Quang Minh.
- Ông Hồ Hùng Anh
Ngày 5/3/2019, cùng với ông Nguyễn Đăng Quang, ông Hồ Hùng Anh (Chủ tịch HĐQT Techcombank) được Tạp chí Forbes ghi tên vào tài sản ròng trị giá 1,7 tỷ USD. Phần lớn số tiền này từ cổ phần của ông và gia đình tại ngân hàng Techcombank và công ty cổ phần Masan.
- Ông Trần Đình Long
Ngày 6/3/2018, ông Trần Đình Long (Chủ tịch Tập đoàn Hòa Phát) được Forbes vinh danh là tỷ phú USD với khối tài sản 1,6 tỷ USD, xếp thứ 1.756 trong danh sách. Tuy nhiên, năm 2019, ông Long không còn xuất hiện trong danh sách này.
Một số câu hỏi có liên quan đến CEO
Kết luận
Qua bài viết trên đây Tài Chính Vip đã chia sẻ đến bạn những kiến thức về CEO là gì và các thông tin liên quan đến CEO. Hy vọng qua những chia sẻ trên bạn sẽ có cái nhìn tổng quan hơn về CEO và nếu như có đang có ý định trở thành một CEO cho công ty hay doanh nghiệp thì hãy xem mình đã đủ các yếu tố như trên chưa nhé. Hãy liên hệ taichinh.vip để được tư vấn thêm nếu bạn còn thắc mắc nhé.