CMO Là Gì? Vai Trò Của Chief Marketing Officer Trong Doanh Nghiệp

Đằng sau sự thành công của một doanh nghiệp là những chiến dịch Marketing Branding và Digital Marketing được điều hành và lên ý tưởng công việc bởi một vị trí gọi là CMO. Vậy CMO là gì? Trong doanh nghiệp CMO (Chief Marketing Officer) có vai trò như thế nào? Hãy cùng Taichinh.vip theo dõi bài viết dưới đây nhé.

CMO là gì

CMO là gì? Chief Marketing Officer là gì?

CMO (là tên viết tắt của từ tiếng Anh “Chief Marketing Officer”) hay còn có nghĩa là Giám đốc Marketing, đây là một vị trí quản lý cấp cao và là người chịu tất cả trách nhiệm cho hoạt động Marketing của công ty.

Chi tiết thì CMO chịu trách nhiệm xây dựng và thực hiện các chiến dịch tiếp thị của công ty, bên cạnh đó còn dẫn dắt nhóm marketing. Mục tiêu chính của CMO là nâng cao khả năng nhận diện thương hiệu và tăng doanh thu.

CMO có vai trò như là một phần của “C-suite”, được sử dụng để chỉ những vị trí điều hành công ty với vai trò giám đốc – chức danh trong công việc dành cho họ. Những vị trí khác bao gồm giám có đốc điều hành và giám đốc tài chính.

Vai trò của CMO trong các doanh nghiệp

Vai trò của CMO trong doanh nghiệp

Xây dựng và khẳng định thương hiệu

Quản trị doanh nghiệp và xây dựng thương hiệu là cam kết và trách nhiệm của CMO. Một thương hiệu mạnh sẽ giúp thu hút người tiêu dùng và tăng lòng trung thành của họ, xây dựng giá trị thương hiệu cho công ty. Bởi vì, thương hiệu là thứ chúng ta không thể chạm vào hay cảm nhận được, nhưng bạn phải đảm bảo rằng mình có thể nhìn thấy nó trên báo cáo tài chính của mình. Đây là một tài sản khổng lồ có thể gọi là “sự tín nhiệm”, sự cảm nhận về thương hiệu công ty của khách hàng.

Chúng ta phải bảo vệ cẩn thận một tài sản vô hình được gọi là “thương hiệu”. Trong kinh doanh được gọi là đo lường tài sản thương hiệu. Thương hiệu của chúng tôi đã và đang được coi trọng như một tài sản, và một thương hiệu mạnh sẽ cho phép các công ty giao dịch cao hơn trên thị trường chứng khoán đồng thời tạo ra sự trung thành của khách hàng.

Nắm bắt các xu hướng Marketing mới

Có hàng trăm xu hướng kinh doanh cùng tồn tại cùng lúc, nhưng chỉ một số xu hướng phù hợp và hấp dẫn đối với doanh nghiệp của bạn. Do đó, nhiều doanh nghiệp sẵn sàng đầu tư mạnh vào các xu hướng mới vừa xuất hiện. Bởi vì, lựa chọn đúng xu hướng có thể mở ra một thị trường và cơ sở khách hàng hoàn toàn mới. Tuy thế, không phải bất kỳ xu hướng nào cũng có thời gian lâu dài. Với một CMO, việc liên tục cập nhật và nắm bắt các xu hướng tiếp thị mới chính là “đòn bẩy” đưa doanh nghiệp của bạn vươn xa hơn.

Đánh giá hiệu quả hoạt động Marketing của doanh nghiệp

Đánh giá hiệu quả Marketing là cách để doanh nghiệp đo lường mục tiêu tiếp thị của mình dựa trên những con số cụ thể, chẳng hạn như: tốc độ tăng doanh số, doanh thu bán hàng. Do đó, trước khi doanh nghiệp triển khai chiến dịch tiếp thị, CMO nên tiến hành đánh giá chi tiết và rõ ràng về hiệu quả của chiến dịch tiếp thị nhằm tối đa hóa sự thành công của chiến dịch.

Một quy trình tuyệt vời giúp cho các hoạt động của công ty được kết nối và trải nghiệm của mọi người qua đó cũng được sử dụng và hỗ trợ. Đây chính là điều mà tất cả các CMO đều muốn đạt được. Nhưng để làm được điều này, CMO cũng cần sự hỗ trợ và đóng góp ý kiến ​​từ các giám đốc điều hành và các chuyên gia hoạt động trong toàn công ty.

Khả năng xây dựng môi trường và văn hóa hợp tác

CMO không nên làm việc tách biệt với nhóm của họ. Là một trưởng phòng/nhóm, họ cần sở hữu hoặc phát triển các kỹ năng lãnh đạo. Tìm kiếm tài năng và nuôi dưỡng họ để họ có thể phát huy hết khả năng của mình là một trong số đó. 

Ngoài ra, điều quan trọng là phải tạo ra một nền văn hóa hợp tác, nơi mọi người đều được lắng nghe và có tiếng nói. Một CMO giỏi biết cách áp dụng các nguyên tắc vào công việc hàng ngày của họ để khơi dậy những ý tưởng mới trong các chiến dịch marketing. Thông qua các sự kiện nội bộ, các vấn đề có thể được nhìn nhận từ nhiều khía cạnh mới và cũng có thể dẫn đến các giải pháp hiệu quả đáng ngạc nhiên, khơi dậy các ý tưởng, vấn đề và thu hẹp khoảng cách của những vách ngăn bàn làm việc đang bị gò bó.

Vai trò và trách nhiệm của CMO

CMO là người luôn luôn đứng trên cương vị của khách hàng để thấu hiểu

Người làm Marketing không phải có công việc là bán các sản phẩm hay dịch vụ. Mà thay vào đó người trưởng phòng Marketing chăm sóc cho tài sản lớn nhất của công ty – trải nghiệm của khách hàng. 

Nếu giám đốc tài chính giám sát lợi nhuận ròng, giám đốc bảo mật bảo vệ tài sản của công ty thi thay vào đó nhiệm vụ của CMO là giữ gìn và cải thiện những trải nghiệm của khách hàng. Điều này đòi hỏi cần một người có tầm nhìn xa, sự hiểu biết cơ bản về “Tư duy thiết kế” và luôn luôn chủ động đứng lên đại diện cho khách hàng trên cương vị là người của ban lãnh đạo của công ty.

Thách Thức công việc của một Chief Marketing Officer

Thách thức công việc của CMO

Đề xuất chiến lược

CMO sẽ lập kế hoạch, xem xét và phê duyệt các chiến lược của nhân viên. Khi đó CMO là người thúc đẩy nhân viên tuân theo quy trình để thực hiện kế hoạch nhằm đạt được mục tiêu mong muốn. 

Giám sát 

CMO là người trực tiếp thay đổi chiến dịch và chịu trách nhiệm tất cả về bộ phận marketing. Khi có vấn đề phát sinh hoặc kế hoạch bị thay đổi, người này cần đưa ra quyết định nhanh chóng để khắc phục vấn đề, đồng thời giám sát nhân viên thực hiện kế hoạch đúng thời hạn.

Bao gồm rất nhiều bộ phận khác nhau và tiến hành những công việc cần thiết trong phòng Marketing: SEO, Facebook Ads, SEM, Branding… CMO cần đưa ra một kế hoạch tổng thể và giúp thực hiện ăn ý giữa các bộ phận với nhau. 

Sau khi giám sát quá trình thực hiện chiến lược, CMO sẽ tiến hành việc điều chỉnh, phê duyệt để góp phần đảm bảo tính hiệu quả và chất lượng của công việc. 

Xây dựng thương hiệu 

Để thương hiệu của bạn được đánh giá cao trên thị trường và giành được thị phần, bạn cần có một chiến lược thực thi rõ ràng, nhất quán và điều này rất quan trọng đối với sự tồn tại của toàn bộ doanh nghiệp của bạn. Trách nhiệm này sẽ do CMO phụ trách.

Họ cần đảm bảo thương hiệu tạo ra những lời nhắc nhở trong tâm trí khách hàng. Bất kỳ nội dung có thương hiệu nào lan truyền trên tất cả các phương tiện truyền thông đều cần phải nhất quán và xác thực với cốt lõi của thương hiệu.

Phân tích thị trường

CMO phải tiến hành phân tích thị trường. Đây là một công việc hết sức khó khăn và thậm chí còn phải thuế những đơn vị bên ngoài cung cấp dịch vụ này để có thể đưa ra kết quả chính xác vào những thời điểm khác nhau của thị trường.

CMO cần dự đoán được những xu hướng Marketing mới để đón đầu thị trường, đưa ra những nội dung thích hợp ở từng thời điểm và mục đích của chiến dịch. 

Các chiến dịch sẽ đi đúng hướng, đem lại kết quả nhận diện cao và tiết kiệm tối đa có thể về chi phí cho doanh nghiệp từ việc tìm kiếm dữ liệu và phân tích các báo cáo.

Phân tích khách hàng 

Thương hiệu cần sở hữu một tệp khách hàng tiềm năng và thích hợp nhất chứ chưa thể làm vừa lòng hầu hết được tất cả khách hàng. Tìm kiếm khách hàng tiềm năng là một công việc vô cùng cần thiết kèm theo đó là điều kiện tiên quyết của một CMO trước khi bắt đầu thực hiện chiến dịch Marketing.

Điều kiện để trở thành một CMO chuyên nghiệp?

CMO là một vị trí cấp cao trong công ty, nên những yêu cầu liên quan đến vị trí cũng cao hơn. Chi tiết như sau:

Học vấn

Đa số các vị trí CMO đều yêu cầu các ứng viên phải có ít nhất bằng cử nhân ngành quản trị kinh doanh, phát triển kinh doanh hoặc những lĩnh vực liên quan đến kinh doanh – bên cạnh đó các vị trí có mức độ cạnh tranh cao hơn sẽ yêu cầu thêm một số trình độ học vấn bổ sung khác như bằng Thạc sĩ quản trị kinh doanh (MBA), một số chứng chỉ kinh doanh khác về marketing hoặc các bằng thạc sĩ khác về lĩnh vực kinh doanh,…

Kinh nghiệm

Vai trò của CMO gắn liền với rất nhiều trách nhiệm. Do đó yêu cầu đối với một CMO hay giám đốc marketing thông thường có năng lực tối thiểu là 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực marketing, trong đó có 5 năm nắm vai trò lãnh đạo đội ngũ marketing. Các nhà tuyển dụng sẽ đặc biệt quan tâm tới những kết quả từ nỗ lực marketing của ứng viên như nâng cao doanh số bán hàng,…

Kỹ năng công nghệ

Một CMO đòi hỏi phải có kiến thức về nhiều kỹ năng công nghệ khác nhau bao gồm các kinh nghiệm sử dụng phần mềm thiết kế, chương trình tối ưu hóa công cụ tìm kiếm (SEO), các nền tảng truyền thông xã hội, công nghệ giúp tạo ra lượng khách hàng tiềm năng, quản lý bán hàng đa kênh và phần mềm quản lý khách hàng (CRMs).

Kỹ năng giao tiếp và lãnh đạo

Bên cạnh những kỹ năng và kiến thức chuyên môn, CMO đòi hỏi còn phải là người có kỹ năng giao tiếp tốt cũng như kỹ năng lãnh đạo để có thể chia sẻ, hướng dẫn và dẫn dắt các thành viên trong team hoạt động một cách hiệu quả, khích lệ tinh thần, thái độ làm việc của nhân viên. Từ đó mỗi chiến dịch marketing mới có thể trở nên thành công hơn.

Ý nghĩa các chức danh thường gặp khác

Ngoài việc quan tâm nhiều về CMO là gì thì nhiều người còn quan tâm đến một số thuật ngữ trong lĩnh vực nhân sự, cụ thể là:

CEO là gì?

CEO là gì

CEO là viết tắt của cụm từ tiếng anh “Chief Executive Officer”, ý nghĩa của từ này là Giám đốc điều hành, đây là vị trí dành cho người nắm chức vụ điều hành tất cả hoạt động của công ty, doanh nghiệp, tổ chức.

Do đó, họ chính là người đứng đầu, đưa ra toàn bộ quyết định và phê duyệt cho mọi hoạt động, nhằm đảm bảo cho sự phát triển của công ty theo đúng định hướng, đảm bảo các mục tiêu chung được hoàn thành.

CFO là gì?

CFO là gì

CFO (Chief Financial Officer) – Giám đốc tài chính: đây chính là người hoàn toàn chịu trách nhiệm về tất cả các hoạt động tài chính. Thông qua việc nghiên cứu, phân tích các kế hoạch tài chính của công ty để trực tiếp quản lý nguồn ngân sách.

CPO là gì?

CPO là gì

CPO (là viết tắt của cụm từ tiếng Anh ”Chief Production Officer”, có nghĩa là Giám đốc sản xuất, người này sẽ chịu trách nhiệm trực tiếp cho tất cả các hoạt động sản xuất của công ty và các đối tác dựa trên những năng lực sản xuất hiện có, cũng như số lượng sản phẩm theo yêu cầu của chuỗi cung ứng.

CCO là gì?

CCO là gì

CCO (là viết tắt của tên tiếng anh là Chief Commercial Officer) có nghĩa là Giám đốc thương mại. Đây được xem là vị trí ít được biết đến nhất trong các chức danh giám đốc doanh nghiệp, CCO là người trực tiếp chịu trách nhiệm về chiến lược thương mại và sự phát triển của một doanh nghiệp.

CHRO là gì?

CHRO là gì

CHRO (tên tiếng Anh đầy đủ là Chief Human Resource Officer) là Giám đốc nhân sự, trách nhiệm chính của chức vụ này quản lý và sử dụng con người. CHRO có nhiệm vụ lập kế hoạch và chiến lược phát triển nguồn lực cho công ty.

Bảng thống kê một số thuật ngữ về nhân sự

Sau đây là bảng thống kê của một số thuật ngữ về nhân sự trong lĩnh vực kinh doanh được nhiều bạn đọc quan tâm, chi tiết mời bạn tham khảo ở bảng sau:

Thuật ngữTên đầy đủÝ nghĩa chức danh
CAE là gìChief Audit ExecutiveGiám đốc điều hành kiểm toán
CAO là gìChief Analytics OfficerGiám đốc phân tích dữ liệu
CBDO là gìChief Business Development OfficerGiám đốc phát triển kinh doanh
CCO là gìChief Communications OfficerGiám đốc truyền thông
CEO là gìChief Executive OfficerGiám đốc điều hành
CFO là gìChief Financial OfficerGiám đốc tài chính
CHRO là gìChief Human Resource OfficerGiám đốc nhân sự
CIO là gìChief Information OfficerGiám đốc thông tin
CISO là gìChief Information Security OfficerGiám đốc an toàn thông tin
CLO là gìChief Legal OfficerGiám đốc pháp chế
CMO là gìChief Marketing OfficerGiám đốc Marketing
COO là gìChief Operating OfficerGiám đốc vận hành
CPO là gìChief Production OfficerGiám đốc sản xuất
CRO là gìChief Risk OfficerGiám đốc quản trị rủi ro
CTO là gìChief Technology OfficerGiám đốc công nghệ

Kết luận

Hy vọng thông qua những giới thiệu về kiến thức trên đây của taichinh.vip có thể giúp bạn nắm rõ được về thông tin CMO là gì? Nếu như bạn đang có ý định mở rộng sự nghiệp và muốn trở thành một CMO chuyên nghiệp thì việc hiểu được những yêu cầu sẽ giúp rất nhiều cho cuộc hành trình chinh phục CMO của bạn. Nếu cong thắc mắc liên quan đến CMO, hãy liên hệ tôi để được giải đáp chi tiết nhất.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *