CFO là gì? Những Yếu Tố Quan Trọng Để Trở Thành Một CFO?

By Lê Hoàng Nam Updated on

Khái niệm CFO là gì? Tầm quan trọng của CFO với doanh nghiệp? Các kỹ năng để trở thành một CFO chuyên nghiệp là gì? Hãy cùng Taichinh.vip tìm hiểu mức lương của CFO và phân biệt CEO CFO, COO, CMO, CCO…

CFO là gì?

CFO – Chief Financial Officer hay còn gọi là Giám đốc tài chính. Đây là thuật ngữ trong ngành tài chính dùng để chỉ một vị trí quan trọng trong bộ máy quản lý của doanh nghiệp, công ty hay tập đoàn nào đó. Người nắm giữ ở vị trí này cần phải chịu trách nhiệm trước Tổng giám đốc về các công tác tài chính của doanh nghiệp. Cụ thể, CFO là “đầu tàu” chịu trách nhiệm chính trong các vấn đề quản lý và kiểm soát rủi ro tài chính, hoạch định tài chính một cách rõ ràng, xây dựng kế hoạch sử dụng nguồn vốn có hiệu quả và tiến hành thực hiện trình báo lên cấp quản lý cao hơn trong doanh nghiệp.

Qua đó ta có thể thấy, CFO là một vị trí chủ chốt có ảnh hưởng vô cùng lớn đến sự điều hành hoạt động tài chính của các công ty, doanh nghiệp, tập đoàn. Vậy nên, các doanh nghiệp rất xem trọng trong việc tuyển giám đốc tài chính.

CFO là viết tắt của từ gì?

CFO được viết tắt của cụm từ tiếng Anh là Chief Financial Officer, có nghĩa là Giám đốc tài chính.

Ý nghĩa, định nghĩa, giải thích vai trò của CFO trong doanh nghiệp

Vai trò của CFO trong doanh nghiệp

Sau đây là những vai trò mà một CFO trong công ty cần phải làm:

Cầu nối bền chặt giữa doanh nghiệp và đối tác 

Nhìn thấu được bức tranh tài chính của doanh nghiệp và với lượng kiến thức siêu đẳng về các con số, Giám đốc tài chính có thể giúp doanh nghiệp dành về nhiều hợp đồng có lợi bởi họ dễ dàng tìm được tiếng nói chung trong đàm phán với đối tác. 

Strategist – Người phát triển chiến lược

Một kế hoạch sử dụng nguồn tiền chạy xuyên suốt trong các hoạt động và dài hơn cho tổ chức. Một chiến thuật đầu tư làm sinh lãi “khủng” gây áp đảo đối thủ cạnh tranh.

Vai Trò Người phát triển chiến lược

Khi đề cập đến vị trí CFO, người ta thường hay sẽ nghĩ ngay đến những con số, những báo cáo về tình hình tài chính giúp doanh nghiệp tường tận từng đường đi nước bước. Nếu không có CFO thì doanh nghiệp liệu có thể kiểm soát được sự ra vào của dòng tiền trong doanh nghiệp và CEO có thể thực hiện vận hành doanh nghiệp tốt khi không có người tư vấn các kế hoạch rõ ràng về tài chính.

Operator – Người Điều Hành

Đảm bảo hoạt động tài chính cơ bản hiệu quả

Vai Trò Người Điều Hành

Steward – Nhà quản trị tài ba

Vai trò quản lý và bảo vệ tài sản doanh nghiệp

Phụ thuộc vào cơ cấu, quy mô và hoạt động của doanh nghiệp mà CFO có thể sử dụng mô hình tài chính phù hợp nhằm tối ưu hóa được lợi nhuận. Nhờ có những thống kê về đầu vào, đầu ra chi tiết về từng hoạt động tài chính mà CFO có thể giúp doanh nghiệp hạn chế được các rủi ro ở mức thấp nhất về tài chính và sử dụng quỹ ngân sách của doanh nghiệp một cách thông minh.

Vì thế, Giám đốc tài chính (CFO) mới trở thành cánh tay phải đắc lực của CEO và các thành viên C – suit để bộ máy của doanh nghiệp hoạt động trơn tru và hiệu quả hơn. 

Những công việc của CFO cần làm là gì?

CÔNG VIỆC CỦA CFO

Giám đốc tài chính là các chuyên gia tài chính thực hiện giám sát những thành phần quan trọng trong các hoạt động của công ty. Họ quản lý tất cả mọi thứ từ báo cáo tài chính đến các quy định cho đến các chiến lược tư duy tương lai.

  • Giám sát Báo cáo về Tài chính: Là người đứng đầu trong bộ phận tài chính của công ty, CFO thực hiện việc giám sát các mô tả chi tiết về tài chính. Để có thể thực hiện được điều này, đa số các CFO đều dựa vào một đội ngũ kế toán và kiểm toán viên chuyên trách, những người biên soạn, sản xuất và giám sát các mô tả chi tiết  tài chính.
  • Phân tích báo cáo: Các CFO cũng đồng thời giám sát việc phân tích báo cáo tài chính công ty và tiến hành giải thích dữ liệu. Họ sử dụng những thông tin này để đánh giá và tạo ra các mục tiêu mới. Họ cũng chia sẻ thông tin quan trọng với các thành viên khác của nhóm điều hành.
  • Quản lý sự tuân thủ: Trong thế giới kinh doanh, các giám đốc điều hành thường yêu cầu một chuyên gia hiểu biết về các quy tắc và quy định liên quan đến ngành. Nhiều giám đốc tài chính giám sát việc tuân thủ luật pháp liên bang, tiểu bang và địa phương để đảm bảo các công ty không đáp ứng các tiêu chuẩn, chịu các hình phạt tốn kém hoặc các vụ kiện kéo dài. Như Entrepreneur giải thích, các CFO làm việc cho các công ty đại chúng cũng xử lý thông tin công khai và thực hiện các nhiệm vụ liên quan đến cổ đông.
  • Hoạch định chính sách: Với tư cách là Giám đốc điều hành, vai trò của Giám đốc tài chính vượt ra ngoài việc xử lý các hoạt động hàng ngày. Các chuyên gia này cũng làm việc với các đồng nghiệp cấp cao để phát triển và thực thi các chính sách của công ty. Họ sử dụng kiến ​​thức chuyên môn trong ngành của mình để phát triển các chiến lược cho phép các công ty đạt được các mục tiêu đầy tham vọng và hoạt động tốt nhất.

CFO có mức lương là bao nhiêu?

Tìm một giám đốc tài chính – CFO cho một doanh nghiệp không phải là một nhiệm vụ dễ dàng. Doanh nghiệp thường cần tốn nhiều thời gian và tâm sức để lựa chọn CFO phù hợp với nhu cầu và hướng phát triển của doanh nghiệp. Lý do là vì yêu cầu của nghề này rất khắt khe và chắc chắn một mức lương hậu hĩnh tương xứng với sự chăm chỉ và đóng góp của họ cho doanh nghiệp.

Kết quả một cuộc khảo sát các công ty Việt Nam cho thấy, mức lương trung bình của một CFO tại Việt Nam là 40 – 50 triệu đồng/ tháng. Tuy nhiên, không giới hạn ở con số này, các CFO cũng có thể kiếm được tới vài trăm triệu hoặc hàng tỷ đồng mỗi tháng tùy theo khả năng của mình.

Từ đó, chúng ta có thể thấy được tầm quan trọng của vị trí CFO trong doanh nghiệp bằng mức lương mà họ kiếm được. Tóm lại giá trị của một CFO trong một từ, không quá lời khi nói rằng họ là “cánh tay phải” của các nhà lãnh đạo công ty và doanh nghiệp.

Để trở thành CFO cần những yêu cầu như thế nào?

Muốn trở thành một CFO tài năng bạn sẽ phải cần tới khá nhiều các kỹ năng khác nhau. Cụ thể như sau:

Kỹ năng phân tích về tài chính

Kỹ năng này được xem là một kỹ năng quan trọng nhất thuộc về lĩnh vực chuyên môn của giám đốc tài chính CFO. Việc phân tích sẽ giúp các CFO nắm được về tình hình tài chính của một công ty một cách tổng thể nhất.

Qua đó giúp các CFO xác định nhanh chóng được những thiếu sót, lỗ hổng trong tài chính công ty để từ đó giúp doanh nghiệp có thể kịp thời xử lý với xu thế và đem lại được lợi nhuận.

Kỹ năng lập kế hoạch tài chính

Kỹ năng về việc lập kế hoạch tài chính cũng là một trong những kỹ năng cần thiết mà một CFO giỏi phải có. Từ việc lập kế hoạch tài chính, CFO có thể hình dung được việc sử dụng tài chính cho những chiến dịch kinh doanh, sản xuất và một số hoạt động khác của doanh nghiệp.

Kỹ năng quản trị dòng tiền

Để hạn chế tối thiểu tình trạng không đủ khả năng chi trả hoặc gây thâm hụt lớn cho công ty về tài chính, các giám đốc tài chính sẽ phải có kỹ năng để có thể quản trị được dòng tiền. Từ đó, dòng tiền ra và vào của doanh nghiệp có thể được điều chỉnh một cách hợp lý nhất.

Kỹ năng quản trị tài chính dự án

Kỹ năng quản trị tài chính dự án cũng là một kỹ năng không thể nào thiếu đối với một CFO. Dựa theo những kỹ năng và chuyên môn của bản thân, các CFO sẽ phụ thuộc vào đó để quản lý được dòng tiền dành cho các dự án và tìm ra được phương pháp thích hợp cho mỗi dự án khác nhau.

Những kiến thức nền tảng về tài chính chắc chắn là điều bắt buộc đối với một giám đốc tài chính. Tuy vậy, ngoài những kỹ năng chính như trên, người đang giữ vị trí CFO sẽ phải cần thêm những kỹ năng mềm để có thể kết hợp cùng với các kỹ năng về chuyên môn.

Kỹ năng giải quyết vấn đề

Hầu hết khi gắn liền với mỗi công việc, những vấn đề khác nhau sẽ nảy sinh rất nhiều trong các dự án, nhất là đối với ngành tài chính thì sẽ càng nhiều vấn đề có liên quan đến các số liệu hay dòng tiền.

Một CFO giỏi sẽ phải có những kỹ năng để có thể phân tích, có trực giác để giải quyết tốt những vấn đề thì mới có thể mang lại được hiệu quả tốt và lợi nhuận cao cho doanh nghiệp.

Một số kỹ năng khác của giám đốc tài chính CFO cần có

Ngoài một số kỹ năng đề cập như ở trên, một giám đốc tài chính cũng cần phải sở hữu những kỹ năng như sau:

  • Kỹ năng thuyết phục
  • Kỹ năng xây dựng tương lai
  • Kỹ năng nhẫn nại
  • Kỹ năng quan sát
  • Kỹ năng ứng biến
  • Kỹ năng tập trung

Những thói quen để làm việc hiệu quả của CFO

Giám đốc tài chính là người có nhiều trách nhiệm nên họ có rất nhiều công việc đòi hỏi sự tỉ mỉ cao, chính xác và tận tâm. Vì vậy, việc cân bằng về thời gian giữa công việc và gia đình là điều vô cùng khó khăn đối với các CFO.

Vì vậy, một điểm chung dễ nhận thấy ở các CFO là mức độ “nghiện công việc”, những người dành gần như toàn bộ thời gian có thể cho công việc và sẵn sàng bỏ ra vài giờ để làm việc ở văn phòng.

Thậm chí có thể lên đến 80 – 90 giờ cho một tuần làm việc. Tuy nhiên, Jack McCullough, người từng là giám đốc tài chính của hơn 26 công ty khởi nghiệp, cho rằng đó là “một chiến lược dài hạn không khôn ngoan”.

Theo quan điểm của ông, một người giám đốc tài chính có các tố chất khôn ngoan, thông minh, thành công là người tích hợp đầy đủ các yếu tố như công việc, gia đình, cộng đồng và “sự học tập thực sự”. Với suy nghĩ đó, ông đã chia sẻ 10 thói quen hiệu quả của các CFO như sau:

  • Làm việc bằng cái tâm
  • Tập trung nghiên cứu chiến lược
  • Trở thành cố vấn đáng tin cậy
  • Khéo léo khi thỏa thuận
  • Chủ động trong mọi tình huống
  • Thực hiện đa chức năng
  • Xây dựng đội ngũ tiềm năng
  • Duy trì chuyên môn tài chính
  • Không bao giờ ngừng học tập
  • Biết cách cân bằng công việc và cuộc sống.

Hành trình để trở thành một CFO chuyên nghiệp

Mức lương tương đối cao của giám đốc tài chính là mục tiêu số một của hầu hết tất cả các nhân viên tài chính. Vì vậy, lộ trình thăng tiến để trở thành giám đốc tài chính là điều được nhiều người quan tâm.

Đối với một nhân viên tài chính điển hình, con đường sự nghiệp cơ bản của họ như sau:

  • Bắt đầu sự nghiệp nhà phân tích tài chính (Financial Analyst)
  • Nếu khả năng tốt sẽ tiến một bước lên vị trí Chuyên viên phân tích tài chính cấp cao; chuyên viên hoạch định tài chính Financial Controller)
  • Sau đó, tiếp tục giữ chức danh Giám đốc Phân tích Tài chính (Financial Planning Associate Director).
  • Trong tương lai, họ sẽ trở thành phó giám đốc kế hoạch tài chính.

Đối với những người mới bắt đầu làm kế toán, bạn sẽ cần vài năm kinh nghiệm làm việc để xây dựng các kỹ năng và kiến ​​thức cần thiết về cách quản lý dòng tiền, kỹ năng về phân tích tài chính trong doanh nghiệp, quản lý tài chính các hoạt động hay dự án và lập kế hoạch tài chính.

Khi được trang bị đầy đủ các kỹ năng và năng lực trên, bạn có thể đảm nhiệm vị trí kế toán trưởng, sau đó từng bước được đề cử lên vị trí Giám đốc tài chính (CFO).

Như đã đề cập trước đó, công việc của giám đốc tài chính liên quan mật thiết đến các quyết định tài chính của doanh nghiệp. Do đó, các yêu cầu về chuyên môn của CFO sẽ cực kỳ nghiêm ngặt.

Họ cần có hiểu biết đủ rộng và sâu về tất cả các lĩnh vực tài chính quốc tế, kế toán, tín dụng, luật tài chính và kiến ​​thức về môi trường kinh doanh. Đây là những kỹ năng cụ thể cần được đào tạo thích hợp, vì vậy nếu bạn muốn trở thành giám đốc tài chính, bạn sẽ cần:

  • Có bằng cử nhân hoặc thạc sĩ về kế toán hoặc tài chính. Đây là một bằng cấp cần thiết để chứng minh rằng bạn có một nền tảng vững chắc về tài chính và kế toán.
  • Bên cạnh đó, bạn cần lấy chứng chỉ nghề nghiệp có giá trị quốc tế bằng cách theo học các khóa đào tạo cao cấp như Certified Public Accountant (CPA), Chartered Financial Analyst (CFA) hay có thể là ACCA (Association of Chartered Certified Accountants).

Kết luận

Hy vọng qua bài viết giới thiệu những kiến thức về CFO là gì cũng như các thông tin có liên quan đến CFO có thể giúp bạn nắm bắt được về CFO. Hãy theo dõi Tài Chính Vip để luôn cập nhật những bài viết hay nhất về tài chính – kinh doanh nhé.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *