Thể Chế Là Gì – Phân Loại Các Thể Chế Hiện Nay

By Lê Hoàng Nam Updated on

Thể chế là gì? Đối với những ai không tìm hiểu, nghiên cứu về thể chế chính trị hành chính nhà nước thì chắc hẳn khá xa lạ với khái niệm thể chế này. Về cơ bản, thể chế chính trị là những luật lệ, quy định của một chế độ xã hội buộc mọi người cần phải tuân thủ theo. Trong bài viết hôm nay, taichinh.vip sẽ giúp bạn tìm hiểu rõ hơn về các đặc điểm của thể chế dưới góc nhìn pháp luật.

Các khái niệm về thể chế

Thể chế nghĩa là gì?

Nói một cách tổng quát, thể chế là các quy định, luật lệ của một chế độ xã hội bắt buộc mọi người dân phải tuân theo.

Thể chế cũng có thể được hiểu là các quy định xác lập bằng hệ thống văn bản pháp luật nhằm điều chỉnh và tạo ra các hành vi, mối quan hệ giữa Nhà nước với công dân cũng như các tổ chức nhằm thiết lập trật tự kỷ cương của xã hội.

Hiện nay, trên thế giới tồn tại rất nhiều loại hình thể chế chính trị khác nhau. Đó có thể là thể chế chính sự đại nghị, thể chế chính trị độc tài, thể chế chính trị tổng thống, thể chế chính trị dân chủ,… Mỗi quốc gia sẽ có sự lựa chọn về thể chế chính trị riêng nên cơ cấu tổ chức nhà nước ở mỗi quốc gia đều có những nét đặc trưng riêng.

Đối với mỗi quốc gia để tồn tại và phát triển thì thể chế chính trị đóng vai trò rất quan trọng. Vì không thể phủ nhận một điều rằng, mỗi xã hội vững mạnh đều mang một thể chế ổn định.

hinh thuc the che
Hình thức thể chế

Thể chế nhà nước là gì?

Thể chế nhà nước bao gồm toàn bộ các văn kiện pháp luật (hiến pháp, bộ luật, văn bản dưới dạng luật) nhằm tạo ra khuôn khổ pháp luật để bộ máy nhà nước thực hiện chức năng quản lý đối với toàn bộ xã hội. Để các cá nhân, tổ chức sống và làm việc tuân thủ theo pháp luật của nhà nước đó.

Xem thêm bài viết là gì: https://taichinh.vip/phap-che-la-gi

Thể chế hành chính là gì?

Thể chế hành chính là hệ thống bao gồm Luật, các văn bản pháp quy dưới luật nhằm tạo khuôn khổ pháp lý cho cơ quan hành chính của Nhà nước. Mục đích là để thực hiện chức năng quản lý, điều hành mọi lĩnh vực trong đời sống, xã hội của mọi các nhân, tổ chức sống và làm việc theo pháp luật. Đồng thời quy định mối quan hệ trong hoạt động kinh tế, các mối quan hệ giữa cơ quan và nội bộ trong cơ quan hành chính nhà nước.

Thể chế chính trị là gì?

Thể chế chính trị là bộ máy tổ chức của nhà nước, là hình thức chế độ mà nhà nước lựa chọn để xây dựng thông qua các quy định, điều luật từ đó điều chỉnh và quản lý xã hội. Mỗi quốc gia khác nhau sẽ có một thể chế riêng và được quy định trong văn bản pháp luật có giá trị pháp lý cao nhất của quốc gia đó.

Thể chế chính trị cũng có thể được hiểu là các cách thức tổ chức trong nhiều lĩnh vực chính trị, hành chính, kinh tế,…) thực hiện chức năng điều hành, định hướng sự phát triển của một xã hội.

Các loại thể chế của một quốc gia, vùng lãnh thổ

Thể chế của một quốc gia, vùng lãnh thổ bao gồm thể chế chính thức và phi chính thức

  • Thể chế chính thức

Đây là hệ thống pháp chế mang tính pháp trị, được thực hiện bởi cơ chế khách quan, không lệ thuộc vào quan hệ cá nhân.

  • Thể chế phi chính thức

Đây chính là các dư luận của xã hội thuộc phạm trù đạo đức. Góp phần hình thành nên đạo đức, phẩm giá, lối sống của con người. Bao gồm rất nhiều các quy luật bất thành văn, được tuân thủ trong quan hệ giữa người với người.

Cơ cấu thể chế chính trị

Thể chế chính trị được tạo thành bởi 3 yếu tố chính, đó là:

  • Hệ thống pháp luật, các hành vi pháp luật được thừa nhận của một quốc gia
  • Những chủ thể thực hiện, quản lý sự vận hành xã hội
  • Cơ chế, phương pháp, thủ tục thực hiện hoạt động xã hội, quản lý và điều hành sự vận hành của xã hội

Tính chất và đặc điểm thể chế chính trị Việt Nam

  • Khi xét về mặt tính chất, bản chất thì thể chế chính trị Việt Nam là thể chế chính trị xã hội dân chủ. Nhưng nói về mặt lịch sử, trình độ phát triển thì nước ta đang ở thời kỳ quá độ tới chủ nghĩa xã hội.
  • Thể chế chính trị ở nước ta là sự phát triển từ chính thể Cộng hòa dân chủ của nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa đến Cộng hòa xã hội chủ nghĩa của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Đây là thể chế vừa có tính kế thừa vừa có tính phát triển nhờ các phương thức đổi mới.
  • Thể chế chính trị nước ta là thể chế chính trị nhất nguyên, chỉ một Đảng. Nhà nước pháp quyền nhưng không dùng quyền lực kiểm soát và kiềm chế quyền lực. Nhân dân là chủ thể ủy quyền của nhà nước, trao quyền lực cho nhà nước nhưng do nhân dân kiểm soát.

Thể chế chính trị trong hệ thống chính trị Việt Nam hiện nay

Ở Việt Nam không tồn tại chế độ đa đảng như các qcuốc gia khác trên thế giới. Đất nước Việt Nam chỉ do một đảng duy nhất lãnh đạo là Đảng Cộng sản Việt Nam.

Tuy nhiên, thể chế chính trị của nước chúng ta không chỉ bị chi phối hoàn toàn bởi Đảng mà còn có sự can thiệp của các tổ chức nhà nước. Chẳng hạn như Nhà nước CHXHCN Việt Nam, Liên đoàn Lao Động Việt Nam, Hội liên hiệp phụ nữ, Hội cựu chiến binh, Hội nông dân, Liên đoàn Lao động Việt Nam, Mặt trận tổ Quốc Việt Nam.

Có thể thấy, quyền  lực ở nước ta không tập trung vào một chủ thể nhất định mà có sự phân bổ rất rõ ràng giữa các cơ quan, tổ chức. Mang đặc điểm tự do, đảm bảo tính dân chủ cho toàn dân và hướng đến đại đoàn kết dân tộc.

chinh tri viet nam
Chính trị Việt Nam

Bài viết là toàn bộ những nội dung về thể chế là gì và các loại thể chế hiện nay tại Việt Nam. Rất hy vọng những chia sẻ trên đây của Tài Chính Vip sẽ giúp ích cho các bạn khi tìm hiểm thêm về thể chế nước ta. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào vui lòng liên hệ với chúng tôi thông qua hotline bên dưới để được tân vấn tận tình và hoàn toàn miễn phí nhé!

Xem thêm các bài viết liên quan

Quỹ đầu tư tài chính là gì?

Các Loại Quỹ Đầu Tư – Uy Tín Tại Việt Nam

Quỹ Hưu Trí Và Những Đặc Điểm Nổi Bật

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *