Công thức tính số tiền phải trả hàng tháng nói chung, cách tính lãi suất ngân hàng nói riêng là vấn đề được quan tâm đầu tiên khi đi vay tiền. Hiểu được cách tính lãi suất này sẽ giúp bạn có thể tự tính được số tiền phải trả cho khoản vay ngân hàng của mình để có thể lên kế hoạch trả nợ phù hợp. Và để biết được công thức tính số tiền phải trả hàng tháng chính xác, các bạn đừng bỏ qua bài viết dưới đây của taichinh.vip nhé!
Lãi suất vay ngân hàng là gì?
Lãi suất vay ngân hàng là tỷ lệ phí của một khoản vậy cụ thể mà người vay phải trả cho ngân hàng trong thời gian sử dụng vốn vay theo quy định. Mức lãi suất vay sẽ được thỏa thuận giữa người đi vay với ngân hàng theo quy định của ngân hàng. Đảm bảo phù hợp với quy định của pháp luật tại thời điểm mà cả hai bên tiến hành ký hợp đồng vay vốn.
Có thể hiểu một cách đơn giản. lãi suất vay là số tiền mà người đi vay phải trả vì sử dụng tiền của người khác.
Ngày nay, mức lãi suất ngân hàng dao động khoảng 6 đến 25% trên một năm. Trong đó:
- Lãi suất vay thế chấp dao động từ 10 đến 12% trên một năm;
- Lãi suất vay tín chấp dao động từ 16 đến 25% trên một năm;
Tùy theo quy định của từng ngân hàng mà mức lãi suất, cũng như chương trình ưu đãi lãi suất sẽ có sự khác biệt cho từng đối tượng khách hàng. Vì thế, người đi vay nên cân nhắc lựa chọn ngân hàng cho vay với mức lãi suất phù hợp với điều kiện của bản thân.
Các loại lãi suất ngân hàng phổ biến hiện nay
Hiện nay, hầu hết các ngân hàng đều áp dụng 3 loại lãi suất cho khách hàng của mình. Đó là lãi suất cố định, lãi suất hỗn hợp, lãi suất thả nổi.
Lãi suất cố định
Đây là loại lãi suất được thỏa thuận trên hợp đồng vay vốn của người đi vay và ngân hàng. Mức lãi suất này sẽ được giữ cố định trong suốt kỳ hạn vay.
Ưu và nhược điểm
Cho dù mức lãi suất trên thị trường có tăng hay giảm thì mức lãi suất cố định vẫn sẽ không thay đổi. Thông thường, lãi suất cố định sẽ áp dụng đối với các gói vay vốn ngắn hạn hoặc vay tín chấp. Loại lãi suất này gần như không có nhược điểm gì quá lớn lao.
Công thức tính lãi suất cố định
Lãi suất hàng tháng = (Số tiền vay vốn x Lãi suất cố định)/12
Lãi suất thả nổi
Là loại lãi suất cho vay được điều chỉnh theo định kỳ, thay đổi theo thời gian. Mức điều chỉnh và kỳ hạn sẽ được thực thực hiện dựa trên thỏa thuận của hai bên theo quy định pháp luật, được thể hiện rõ trên hợp đồng vay vốn.
Vì thế, lãi suất sẽ không cố định trong suốt kỳ hạn. Hầu hết các ngân hàng sẽ điều chỉnh lãi suất theo kỳ hạn 3 – 6 – 12 tháng/ lần thậm chí là 24 tháng/lần.
Ưu và nhược điểm
- Ưu điểm: khi thị trường có biến động giảm thì người đi vay sẽ được giảm mức lãi suất theo thị trường
- Nhược điểm: khi mức lãi suất chung của thị trường tăng thì người đi vay cũng phải chấp nhận mức lãi suất tăng tương ứng
Công thức tính lãi suất thả nổi
Công thức tính lãi suất này sẽ thay đổi theo sự biến động của thị trường. Cụ thể:
Lãi suất ngân hàng trả hàng tháng = (Số tiền vay x Lãi suất thả nổi tại thời điểm hiện tại)/12 tháng.
Lãi suất hỗn hợp
Loại lãi suất này được hầu hết các ngân hàng áp dụng hiện nay. Đối với loại lãi suất này ngân hàng sẽ áp dụng luôn cả lãi suất cố định và lãi suất thả nổi. Trong đó:
- Thời gian đầu của kỳ hạn, ngân hàng sẽ tính mức lãi suất ban đầu;
- Sau khi hết thời gian ưu đãi, lãi suất sẽ được thả nổi theo biến động của thị trường;
Ưu và nhược điểm
- Ưu điểm: sử dụng gói lãi suất này mang đến rất nhiều lợi ích cho người đi vay. Đặc biệt là trong thời gian đầu kỳ hạn, người đi vay sẽ được hưởng mức lãi vô cùng ưu đãi khi mà tiền gốc vẫn còn nguyên. Nhờ vậy, giảm đáng kể chi phí phải trả hàng tháng cho ngân hàng.
- Nhược điểm: sau khi hết thời gian ưu đãi, khách hàng sẽ phải chịu rủi ro bởi sự biến động, thay đổi lãi suất trên thị trường.
Công thức tính số tiền phải trả hàng tháng
Tiền phải trả hàng tháng theo dư nợ giảm dần
Công thức tính này chỉ được tính trên số tiền gốc mà người đi vay còn nợ ở từng tháng. Thường được áp dụng đối với các khoản vay thế chấp với mục đích tiêu dùng, sản xuất kinh doanh để hạn chế rủi ro.
Đối với công thức tính này, mức lãi suất sẽ được giữ nguyên trong suốt thời hạn vay mà không bị thay đổi bởi những biến động của thị trường. Ngoài ra, khách hàng còn có thể hoàn tất hợp đồng vay vốn trước kỳ hạn nếu chịu thanh toán mức phí tất toán hợp đồng sớm. Thông thường, mức phí tất toán này dao động từ 2 đến 4% tổng số tiền nợ gốc còn lại.
Công thức tính tiền phải trả hàng tháng theo dư nợ giảm dần như sau:
Số tiền phải trả hàng tháng = Số tiền vay x Lãi suất cố định + Số tiền vay/Thời gian vay.
Tiền phải trả hàng tháng theo nợ ban đầu
Theo cách tính này thì dù cho nợ dư gốc có giảm dần so với ban đầu thì mức lãi ngân hàng vẫn giữ nguyên cho đến khi hết kỳ hạn. Điều này đồng nghĩa với việc, người đi vay phải trả số tiền lãi hàng tháng vẫn giữ nguyên như tháng đầu tiên.
Công thức tính theo nợ ban đầu như sau:
- Lãi suất hàng tháng = Lãi suất năm ngân hàng /12
- Tiền lãi phải trả hàng tháng = Số tiền gốc x Lãi suất vay ngân hàng hàng tháng
- Số tiền phải trả hàng tháng cho ngân hàng = (Tiền gốc/12) + Tiền lãi trả hàng tháng
Tính lãi gốc trả đều hàng tháng
Với công thức tính này Quý khách sẽ được hưởng ưu đãi rất lớn khi vay vốn ở ngân hàng. Hiện nay, ngân hàng và các tổ chức tài chính thường áp dụng hai cách tính lãi suất sau đây:
- Tính lãi suất trả đều hàng tháng nếu đối với khoản vay tín chấp;
- Tính lãi suất thả nổi dựa trên dư nợ gốc giảm dần đối với khoản vay thế chấp;
Mỗi khoản vay sẽ có cách tính khác nhau phù hợp với từng đặc tính của sản phẩm. Còn đối với vay tín chấp thì vay vốn với số tiền ít, ngắn hạn nên mức lãi suất cao.
Nên chọn công thức tính lãi suất vay ngân hàng nào?
Mỗi cách tính lãi suất vay vốn sẽ đều có ưu và nhược điểm riêng biệt. Quý khách có thể chọn một trong hai phương thức tính trên đều được. Từ đó, có được lựa chọn phù hợp nhất đối với điều kiện của bản thân.
Kết luận
Bài viết là tổng hợp của Taichinh.vip về công thức tính số tiền phải trả hàng tháng đang được hầu hết các ngân hàng áp dụng hiện nay. Rất mong những thông tin trên sẽ giúp ích cho bạn đọc trong việc tính số tiền phải trả hàng tháng cho ngân hàng để lựa chọn phương án vay vốn phù hợp với điều kiện của bạn.