Kiểm Toán Là Gì – Các Công Việc Kiểm Toán Phải Làm

Kiểm toán là gì? Kiểm toán có vai trò và chức năng gì chắc hẳn là câu hỏi của không ít các đơn vị, tổ chức hay doanh nghiệp bởi những đặc thù trong công việc và những yêu cầu khắt khe đối với vị trí kiểm toán viên. Bài viết dưới đây taichinh.vip sẽ cùng tìm hiểu về kiểm toán, chức năng, vai trò và công việc mà người làm công tác kiểm toán cần thực hiện.

Kiểm Toán Là Gì

Kiểm toán và kế toán là hai lĩnh vực có liên quan mật thiết đến nhau. Nếu công việc của kế toán là cung cấp các thông tin liên quan đến tài chính của một tổ chức hoặc doanh nghiệp thông qua các báo cáo tài chính thì công việc của kế toán là kiểm tra, xác minh tính trung thực của những báo cáo tài chính đó.

Từ đây, kiểm toán sẽ cung cấp những thông tin chính xác nhất về tình hình tài chính của tổ chức hoặc doanh nghiệp đó. Hiểu theo cách khác, kiểm toán là quá trình thu thập, phân tích, đánh giá tất cả các thông tin, tài liệu liên quan đến tài chính cung cấp bởi kế toán.

tinh toan so lieu
Tính toán số liệu

Bản chất

Nếu xét ở góc độ chung nhất, chính là sự kiểm tra độc lập từ bên ngoài được thực hiện bởi một lực lượng có trình độ kỹ năng chuyên môn cao, chịu trách nhiệm hoàn toàn về mặt pháp lý và kinh tế đối với các nhận xét của mình về độ tin cậy của các thông tin được thẩm định. Nhà nước cũng như xã hội sẽ quản lý và giám sát hoạt động kiểm tra này trên ba mặt chủ yếu: – Các thông tin công khai phải tuân thủ các nguyên tắc và chuẩn mực chung được xã hội thừa nhận.

Hoạt động kiểm toán phải dựa vào các chuẩn mực chung.

Mọi cá nhân, tổ chức có liên quan đến các sai sót hoặc xuyên tạc các thông tin công khai để đánh lừa các pháp nhân hoặc thể nhân trong các mối quan hệ kinh tế xã hội gây ra các thiệt hại thì pháp luật sẽ can thiệp để buộc các cá nhân tổ chức có hành vi trên phải chịu trách nhiệm của mình cả về kinh tế và pháp lý đối với sự sai lệch về thông tin và các thiệt hại đó. Kiểm toán trong giai đoạn đầu của sự phát triển chủ yếu là kiểm tra, xác nhận độ trung thực của báo cáo tài chính công khai nên có quan điểm cho rằng kiểm toán là kiểm tra kế toán, tài chính độc lập.

Xem thêm bài viết liên quan

Quyết định bổ nhiệm kế toán trưởng

Bảng cân đối kế toán

Tuyển cộng tác viên kế toán

Chức năng của kiểm toán

Chức năng xác minh

Chức năng xác minh nhằm khẳng định mức độ trung thực của tài liệu, tính pháp lí của việc thực hiện các nghiệp vụ hay việc lập các báo cáo tài chính. Xác minh là chức năng cơ bản nhất gắn liền với sự ra đời, tồn tại và phát triển của hoạt động kiểm toán. Bản thân chức năng này không ngừng phát triển và được thể hiện khác nhau tùy đối tượng cụ thể của kiểm toán.

Tính trung thực các con số

Tính hợp thức của các biểu mẫu phản ánh tình hình tài chính. Đối với các thông tin đã được lượng hoá: Thông thường, việc xác minh được thực hiện trước hết qua hệ thống kiểm soát nội bộ. Kết quả cuối cùng khi đã xác minh được điều chỉnh trực tiếp để có hệ thống thông tin tin cậy và lập các bảng khai tài chính.

Bày tỏ ý kiến

Bày tỏ ý kiến là đưa ra ý kiến nhận xét của kiểm toán viên về tính trung thực, mức độ hợp lý của các thông tin tài chính kế toán. Chức năng bày tỏ ý kiến có thể được hiểu rộng với ý nghĩa cả kết luận về chất lượng thông tin và cả pháp lý,

Lợi ích của việc kiểm toán

Các cơ quan Nhà nước cần có thông tin trung thực để điều tiết vĩ mô nền kinh tế.

Các cổ đông góp vốn kinh doanh hoặc mua cổ phiếu của doanh nghiệp, cần báo cáo tài chính đã được kiểm toán viên độc lập xác nhận là trung thực hợp lý thì họ có thể yên tâm ăn chia lợi tức và quyết định tiếp tục đầu tư hoặc không đầu tư vào doanh nghiệp đó.

Các ngân hàng và các tổ chức tín dụng cho doanh nghiệp vay vốn phải nắm chắc tình hình kinh doanh và khả năng trả nợ của khách hàng để quyết định cho vay, thu hồi vốn hoặc không cho vay. Kiểm toán viên sẽ giúp ngân hàng hoặc những người cho vay làm việc đó.

Trong quan hệ kinh doanh các khách hàng có thể mua chịu.Tuy nhiên nếu có báo cáo tài chính của người mua hàng được kiểm toán viên có danh tiếng kiểm tra xác nhận là tốt thì người bán sẵn sàng bán chịu. Ngược lại xác nhận là tình hình tài chính khó khăn thì không gì người mua mua được hàng khi chưa có tiền.

loi ich kiem toan
Lợi ích kiểm toán

Phân loại kiểm toán

Nhà nước

Vị trí kiểm toán nhà nước là làm việc tại các cơ quan kiểm toán Nhà nước. Nhà nước sẽ tiến hành quá trình kiểm toán theo luật và không thu phí đối với các đối tượng được kiểm toán là những tổ chức, doanh nghiệp thuộc quản lý của Nhà nước.

Độc lập

Hoạt động này được tiến hành bởi các kiểm toán viên đang công tác tại các công ty độc lập chuyên cung cấp dịch vụ kiểm toán. Nhiệm vụ của kiểm toán độc lập là kiểm tra các báo cáo tài chính, ngoài ra họ cũng có thể tiến hành một số nghiệp vụ liên quan đến tài chính, kế toán khác theo yêu cầu của khách hàng. Đây là đơn vị kiểm toán nhận được sự tín nhiệm từ bên thứ ba hay từ các nhà đầu tư.

Nội bộ

Kiểm toán nội bộ là những kiểm toán viên làm việc trong một công ty hoặc tổ chức nào đó. Vị trí này tiến hành quy trình kiểm toán theo yêu cầu của cấp trên, thường là từ Hội đồng quản trị hay Ban giám đốc của công ty đó. Các báo cáo tài chính này sẽ chỉ được sử dụng trong nội bộ công ty mà ít nhận được sự tin cậy từ bên ngoài, vì các kiểm toán viên là thành viên nội bộ trong công ty và họ làm việc dưới sự ảnh hưởng của cấp trên.

Học nghề kiểm toán ở đâu là uy tính?

Các bạn yêu thích với lĩnh vực kiểm toán có thể theo học tại các địa chỉ uy tín sau:

  • Trường Đại học Kinh tế TP.HCM (UEH): Khoa kế toán kiểm toán
  • Trường Đại học Ngân hàng – Đại học Quốc gia TP.HCM: Khoa kế toán kiểm toán
  • Trường Đại học Kinh tế – Luật – Đại học Quốc gia TP.HCM: Khoa kế toán kiểm toán
  • Những trường khối kinh tế khác (ĐH Ngoại thương, ĐH Kinh tế Quốc dân…) có đào tạo chuyên ngành kinh tế đều được nộp hồ sơ xin việc kiểm toán.
  • Hệ thống các trường tư nhân đa ngành đều có khoa kế toán – kiểm toán.
  • Bên cạnh đó, để nâng cao chuyên môn kiểm toán, bạn cần học bổ sung thêm các chứng chỉ: CAT, ACCA, VN CPA…

KẾT LUẬN

Qua bài viết trên, taichinh.vip hy vọng những khái niệm cơ bản về ngành nghề kiểm toán là gì sẽ giúp ích bạn. Chúc bạn có được lựa chọn đúng đắn trước khi quyết định học hay làm kiểm toán. Nếu cần cung cấp thêm thông tin, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua số điện thoại để được nhân viên tổng đài hỗ trợ tư vấn thêm nhé!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *