Mua bán nợ là dịch vụ được nhiều người lựa chọn hiện nay. Bản chất của việc mua bán nợ thu hồi nợ cho doanh nghiệp trên thị trường mua bán theo đúng điều kiện, tuân thủ quy định pháp luật hiện hành. Khi vay vốn tại các tổ chức tài chính, nếu bạn không thực hiện nghĩa vụ thanh toán khoản vay đúng thời hạn quy định như trong thỏa thuận hợp đồng, sau một khoản thời gian nợ của bạn sẽ bị liệt vào nhóm nợ xấu và sẽ bị công ty tài chính bán khoản nợ cho các tổ chức, cá nhân thu mua nợ. Để tìm hiểu rõ hơn về mua bán nợ hãy cùng Tài Chính Vip theo dõi bài viết dưới đây nhé!
Sơ lược về mua bán nợ
Nợ là nghĩa vụ phải trả tài sản của con nợ đối với chủ nợ, được thể hiện thông qua hợp đồng, các quyền và nghĩa vụ phát sinh theo quy định của pháp luật.
Mua bán nợ được biết là hoạt động kinh tế nhằm mục đích thực hiện việc trao đổi, chuyển giao tài sản từ đối tượng này đến đối tượng khác.
Bản chất của mua bán nợ là hình thức chuyển nhượng lại về quyền thu hồi nợ từ những khoảng nợ phải thu.
Nghiệp vụ mua bán nợ
Quy định pháp luật mua bán nợ
- Khi kinh doanh hoạt động mua bán nợ phải đảm bảo các nguyên tắc sau:
- Đăng ký ngành nghề kinh doanh mua bán nợ theo quy định
- Để kinh doanh hoạt động mua bán nợ thì doanh nghiệp cần phải tuân thủ theo luật đã quy định
- Mọi thông tin cần công khai minh bạch, rõ ràng và bình đẳng
Kinh doanh dịch vụ mua bán nợ
Việc kinh doanh dịch vụ mua bán nợ là thực hiện một số hoạt động liên quan đến việc mua bán nợ nhằm sinh lợi. Bao gồm việc mua nợ, môi giới mua bán nợ, bán nợ, dịch vụ sàn giao dịch nợ.
Hoạt động mua bán nợ không phải là hoạt động kinh doanh, không nhằm mục đích sinh lợi của các cá nhân, tổ chức. Bao gồm:
- Hoạt động bán nợ với các khoản nợ của chính chủ nợ. Không bao gồm các khoản nợ mà chính chủ nợ đã mua từ các chủ nợ khác.
- Hoạt động mua nợ không phải để bán lại cho tổ chức, cá nhân. Bao gồm: chuyển nợ thành vốn góp, vốn cổ phần, xử lý tài sản đảm bảo, cơ cấu lại thời hạn trả nợ.
- Các hoạt động mua bán nợ khác không nhằm mục đích sinh lợi, không liên tục.
Quản lý doanh nghiệp cung cấp dịch vụ mua bán nợ
Là người quản lý Công ty, quản lý doanh nghiệp gồm chủ các doanh nghiệp tư nhân, Chủ tịch Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty, thành viên Hội đồng quản trị, cá nhân giữ chức danh quản lý khác có thẩm quyền nhân danh công ty,… Đồng thời, người quản lý doanh nghiệp phải đáp ứng các tiêu chí sau:
- Đầy đủ năng lực về hành vi dân sự, không nằm trong nhóm đối tượng cấm quản lý doanh nghiệp theo quy định Luật doanh nghiệp.
- Trình độ học vấn từ đại học trở lên, thuộc các nhóm ngành kinh tế, luật, quản trị kinh doanh hoặc lĩnh vực chuyên môn tương ứng.
- Là nhà quản lý hoặc đã có ít nhất 5 năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực tài chính, kiểm toán, kế toán, định giá tài sản, pháp luật hoặc mua bán nợ.
Các thủ tục mua bán nợ
Khi có nhu cầu thực hiện mua bán nợ, chủ nợ cần phải cung cấp đầy đủ các tài liệu có liên quan đến khoản nợ.
Giá trị thực tế của khoản nợ
Giá trị chốt lại thực tế của khoản nợ là bao gồm gốc và lãi. Thông tin chi tiết về ngày phát sinh khoản nợ, ngày đến hạn và ngày quá thời hạn thanh toán. Ngoài ra, bạn cũng cần cho biết nguyên nhân của việc chưa thu hồi khoản nợ, thông tin khách nợ (Tên, địa chỉ, SĐT, tình hình hoạt động).
Cung cấp những loại chứng từ
Biên bản đối chiếu, xác nhận, cam kết thanh toán nợ của hai bên. Các khế ước cho vay nợ, biên bản thanh lý hợp đồng (nếu có). Các hợp đồng thế chấp, cầm cố tài sản, các biên bản thỏa thuận xử lý tài sản mang tính chất đảm bảo cho các khoản nợ. Những tài liệu pháp lý hiện có liên quan đến những tài sản được đảm bảo.
Tài liệu, công văn hoặc giấy yêu cầu thanh toán nợ từ chủ nợ đối với khách hàng. Những bản án phán quyết và phân xử về việc tranh chấp của Tòa án nhân dân về các khoản nợ nếu có. Các quyết định thi hành án từ cơ quan thi hành có liên quan đến khoản nợ. Các tài liệu khác liên quan đến khoản nợ, tình hình hoạt động, hình hình tài chính của người nợ,…
Lưu ý khi mua bán nợ
Khi nào thì nên mua bán nợ
Chúng ta có thể thực hiện mua bán nợ khi có các khoản nợ từ lâu mà chưa được thu hồi dù với bất kỳ lý do nào. Việc bán nợ sẽ mang lại hiệu quả cao:
- Chủ nợ có thể nhận lại được toàn bộ số tiền nợ trong thời gian sớm nhất theo như thỏa thuận trong hợp đồng.
- Chủ nợ không phải chịu bất kỳ trách nhiệm pháp lý nào liên quan đến toàn bộ sự việc xử lý nợ của công ty mua bán nợ.
Bất lợi khi mua bán nợ
Chủ nợ cần chấp nhận với thực tế rằng phải mất mát về giá trị của khoản nợ. Bởi vì bản chất của việc mua bán nợ là thực hiện tài sản với rủi ro ra. Vì vậy, đơn vị thực hiện mua bán nợ chỉ định giá thanh toán trên 50% cho chủ nợ trên giá trị thực tế của khoản nợ.
Chẳng hạn, nếu khoản nợ có tổng trị giá là 1 tỷ đồng thì khi thực hiện mua bán nợ, chủ nợ chỉ có thể nhận về cho mình khoản tiền trên dưới ½ tổng giá trị nợ là tương ứng 500 triệu đồng. Số tiền này sẽ còn phụ thuộc vào khả năng đàm phán, định giá của hai bên.
Các khoản nợ có thể thực hiện mua bán nợ
- Khoản nợ có giấy tờ cụ thể, được xác nhận hoặc từ công nhận từ khách nợ;
- Ưu tiên các khoản nợ hiện đã có chứng từ công chứng, hoặc phán quyết từ Tòa Án nhân dân;
- Các khoản nợ được ký kết với nhau thông qua giấy tờ tay vẫn có thể tiến hành mua bán nợ. Tuy nhiên thời gian để đối chiếu, xác minh sẽ lâu hơn;
Trên đây là những chia sẻ của chúng tôi về dịch vụ mua bán nợ phổ biến hiện nay. Rất hy vọng những thông tin bổ ích của Tài Chính Vip sẽ giúp bạn giải đáp được những thắc mắc của mình. Nếu cần được tư vấn bất kỳ vấn đề gì về tài chính thì hãy liên hệ với chúng tôi thông qua hotline 0908.364.575. Đội ngũ chuyên viên của chúng tôi luôn sẵn sàng phục vụ Quý khách mọi lúc mọi nơi.
XEM THÊM CÁC BÀI VIẾT LIÊN QUAN