Public Offering Là Gì? Điều Kiện Phát Hành Cổ Phiếu Công Khai 2023

By Trịnh Công Hòa Updated on

Public Offering là gì? Trong thị trường tài chính và đầu tư, Public Offering (Phát hành công chúng) là một thuật ngữ khá quan trọng đối với cả nhà đầu tư và doanh nghiệp . Trong bài viết này, Taichinh.vip sẽ cùng tìm hiểu về quy trình, ý nghĩa và lợi ích của phát hành công chúng trong việc huy động vốn cho doanh nghiệp. Đừng bỏ lỡ cơ hội khám phá kiến thức về Public Offering để tăng cường hiểu biết tài chính và đầu tư của bạn.

Public Offering là gì?

khai niem Public offering

Public Offering, hay còn được gọi là Phát hành chứng khoán công khai, là một hình thức chào bán chứng khoán ra công chúng nhằm mục đích kêu gọi vốn từ phía các nhà đầu tư.

Trái ngược với việc phát hành cổ phiếu riêng lẻ, chỉ công khai đối với một số cá nhân hay nhóm nhỏ đầu tư.

Đặc điểm của Public Offering trên thị trường chứng khoán

  • Chủ thể phát hành đa dạng: Những chủ thể  phát hành chứng khoán ra công chúng rất đa dạng, có thể doanh nghiệp, chính quyền địa phương và cả chính phủ.
  • Tham gia của tổ chức trung gian: Thông thường, việc chào bán chứng khoán được tiến hành thông qua tổ chức trung gian, như đại lý phát hành.
  • Cung cấp các công cụ tài chính đa dạng: Công cụ tài chính được cung cấp cho công chúng trong quá trình Public Offering có thể bao gồm cổ phần chứng khoán, như cổ phiếu phổ thông hoặc cổ phiếu ưa thích, hoặc các tài sản khác có thể được giao dịch như trái phiếu.
  • Là cơ hội để huy động vốn từ công chúng: Public Offering là cơ hội để công ty huy động vốn từ công chúng, thường thông qua việc phát hành cổ phiếu.
  • Phát hành cổ phiếu lần đầu (IPO) và phát hành cổ phiếu sau đó (SPO): Public Offering có thể được chia thành hai loại là IPO (Initial Public Offering) – lần đầu phát hành cổ phiếu ra công chúng, và SPO (Seasoned Public Offering) – những lần phát hành cổ phiếu ra công chúng sau đó.

Ưu nhược điểm của phát hành ra công chúng

uu nhuoc diem cua Public offering

Ưu điểm 

  • Gia tăng nguồn vốn: Đây là lợi ích lớn nhất khi một công ty thực hiện IPO. Việc huy động vốn từ công chúng cho phép doanh nghiệp thu thập nguồn vốn đáng kể để tài trợ cho hoạt động và sự phát triển của mình.
  • Cổ phiếu có thể được sử dụng như một hình thức thanh toán để mua một công ty khác thông qua việc sáp nhập hoặc mua lại.
  • Các công ty cổ phần đại chúng có thể thu hút và duy trì đội ngũ nhân viên giỏi, tận tụy và trung thành nhờ vào cổ phiếu IPO.

 Nhược điểm

  • Quá trình thực hiện IPO đòi hỏi rất nhiều công sức, thời gian, và có thể trở thành một sự phân tâm lớn đối với các nhà lãnh đạo công ty 
  • Việc thuê một ngân hàng đầu tư để hỗ trợ trong quá trình phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng có thể làm giảm lợi nhuận cho doanh nghiệp do phải trả phí cho dịch vụ này 

Việc công ty trở thành công ty cổ phần công khai cũng đồng nghĩa với việc công ty cần phải tuân thủ nhiều quy định hơn về công bố thông tin và minh bạch hóa

Phân loại Public Offering

Phân loại Public Offering chủ yếu dựa trên thời điểm và phương thức phát hành:

  • IPO (viết tắt của Initial Public Offering): Đây là lần đầu tiên cổ phiếu của một doanh nghiệp được chào bán rộng rãi cho công chúng 
  • Các lần phát hành thêm sau lần đầu: Đây là các lần phát hành chứng khoán ra công chúng sau lần IPO. Mục đích của các lần phát hành này cũng là nhằm huy động thêm vốn cho doanh nghiệp.
  • Direct Public Offering (DPO): Phát hành trực tiếp, doanh nghiệp phát hành chứng khoán trực tiếp đến công chúng mà không cần thông qua một tổ chức trung gian
  • Indirect Public Offering: Phát hành gián tiếp, chứng khoán được phát hành thông qua một tổ chức trung gian.

Điều kiện của Public Offering là gì?

dieu kien Public Offering

Điều kiện chào bán cổ phiếu ra công chúng lần đầu

  • Số vốn điều lệ đã góp tại thời điểm đăng ký phát hành từ 30 tỷ đồng trở lên, tính theo giá trị ghi tại sổ kế toán. Mức vốn này đã tăng từ 10 tỷ đồng (theo Luật chứng khoán năm 2006) lên thành 30 tỷ đồng (theo Luật chứng khoán năm 2019)
  • Những cổ đông lớn trước lúc chào bán cổ phiếu lần đầu ra công chúng của tổ chức phát hành phải cam kết cùng nhau giữ ít nhất 20% vốn điều lệ của tổ chức phát hành ít nhất à 01 năm kể từ ngày kết thúc đợt chào bán.
  • Chỉ công ty cổ phần mới có được quyền phát hành cổ phiếu. Đây là đặc trưng của công ty cổ phần và thể hiện rõ cấu trúc “vốn mở” của loại hình công ty này.
  • Hoạt động chào bán cổ phiếu lần đầu ra công chúng để thành lập doanh nghiệp thuộc lĩnh vực cơ sở hạ tầng, lĩnh vực công nghệ cao, hoặc thành lập tổ chức tín dụng cổ phần được quy định trong Nghị Định 155/2020.

Điều kiện phát hành thêm cổ phiếu ra công chúng

  • Trường hợp phát hành thêm để kêu gọi vốn thực hiện dự án, cổ phần bán cho các nhà đầu tư phải đạt giá trị ít nhất bằng 70% số cổ phần dự kiến chào bán.
  • Tính theo mệnh giá cổ phiếu, giá trị cổ phần phát hành thêm phải nhỏ hơn hoặc bằng tổng giá trị cổ phần đang lưu hành, trừ trường hợp quy định tại Khoản 2 Điều 15 Luật Chứng khoán 2019.
  • Hoạt động kinh doanh của công ty trong năm liền trước năm đăng ký chào bán thêm phải có lãi.

Điều kiện phát hành trái phiếu ra công chúng

  • Cơ quan quản lý: Doanh nghiệp phải tuân thủ các quy định và quy trình của cơ quan quản lý tài chính như Ủy ban Chứng khoán và Giao dịch Chứng khoán (SSC) tại Việt Nam.
  • Đăng ký và phê duyệt: Doanh nghiệp phải đăng ký phát hành trái phiếu với cơ quan quản lý và nhận được sự phê duyệt. Quy trình này bao gồm việc nộp hồ sơ, báo cáo tài chính, thông tin về doanh nghiệp và các thông tin liên quan khác.
  • Tài chính và khả năng trả nợ: Doanh nghiệp phải có tài chính ổn định và khả năng trả nợ đảm bảo. Điều này được đánh giá thông qua báo cáo, lợi nhuận và khả năng sinh lời của doanh nghiệp.
  • Thông tin công khai: Doanh nghiệp phải cung cấp thông tin công khai về quy mô, điều kiện phát hành và thông tin chi tiết về trái phiếu. Thông tin này bao gồm mức li suất trái phiếu, thời hạn, cách thức trả lãi và các điều khoản khác liên quan đến trái phiếu.
  • Tuân thủ quy định pháp luật: Doanh nghiệp phải tuân thủ các quy định pháp luật liên quan đến việc phát hành trái phiếu, bao gồm luật chứng khoán và các quy định về bảo vệ nhà đầu tư.

Quy trình phát hành chứng khoán ra công chúng như thế nào?

quy trinh phat hanh ra cong chung
  1. Lựa chọn ngân hàng đầu tư: Doanh nghiệp chọn một ngân hàng đầu tư để làm đại diện và hỗ trợ trong quá trình phát hành chứng khoán.
  2. Chuẩn bị tài liệu: Doanh nghiệp cần chuẩn bị tài liệu liên quan đến quá trình phát hành chứng khoán, bao gồm báo cáo tài chính, kế hoạch kinh doanh, thông tin về công ty và các thông tin liên quan khác.
  3. Đăng ký và xin phê duyệt: Doanh nghiệp cần đăng ký với các cơ quan chứng khoán như Ủy ban Chứng khoán và Giao dịch Chứng khoán (SSC) và Sở Giao dịch Chứng khoán (HOSE, HNX, UPCOM) để xin phê duyệt việc phát hành chứng khoán.
  4. Tổ chức đấu giá hoặc phân phối: Sau khi được phê duyệt, doanh nghiệp có thể tổ chức đấu giá chứng khoán hoặc phân phối chúng thông qua các cơ quan môi giới chứng khoán hoặc đại lý phân phối.
  5. Giao dịch và thanh toán: Khi chứng khoán được mua bởi nhà đầu tư, quy trình giao dịch và thanh toán sẽ được thực hiện thông qua các sàn giao dịch chứng khoán và ngân hàng liên quan.
  6. Cập nhật tài liệu và tuân thủ quy định: Sau khi phát hành chứng khoán ra công chúng, doanh nghiệp cần tiếp tục cung cấp thông tin tài chính và báo cáo định kỳ cho cơ quan chứng khoán, đảm bảo tuân thủ các quy định và nghĩa vụ của mình.

Bài viết trên đã cho chúng ta có cái nhìn tổng quan về khái niệm “Public Offering là gì” và tầm quan trọng của nó trong lĩnh vực đầu tư. Hy vọng rằng bài viết của Tài Chính Vip đã giúp bạn hiểu rõ hơn về Public Offering và tầm quan trọng của nó trong việc phát triển doanh nghiệp và kêu gọi vốn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *