Rủi ro vay thế chấp nhận tài sản đảm bảo bằng giấy tờ có giá bao gồm những gì? Bạn là người có nhu cầu vay vốn các gói vay (vay mua nhà đất – vay mua bất động sản, khoản vay mua hàng,…) thì nhất định phải tìm hiểu về vấn đề này. Nếu như mọi người muốn tìm hiểu rõ hơn về điều này thì hãy theo dõi bài viết hôm nay của Taichinh.vip nhé!
Rủi ro vay thế chấp khi nhận TSĐB bằng giấy tờ có giá
Một số rủi ro thường gặp khi ngân hàng nhận giấy tờ có giá của khách hàng làm tài sản bảo đảm cho khoản vay:
Rủi ro giả mạo dữ liệu, tài liệu
Rủi ro liên quan đến bảo lãnh bằng giấy tờ có giá chủ yếu ở dạng giả mạo số liệu, làm giả chứng từ. Chẳng hạn, một nhân viên ngân hàng làm giả sổ tiết kiệm của ngân hàng khác rồi dùng sổ tiết kiệm đó mang đi cầm cố, chiếm đoạt tiền làm ăn nhưng bị thiệt hại hàng tỷ đồng.
Rủi ro phá giá
Chênh lệch giá (ví dụ sổ tiết kiệm tiền đồng dùng để vay vàng), khi giá vàng tăng quá nhanh vượt quá hạn mức của sổ tiết kiệm tiền đồng, khách hàng không có khả năng mua lại vàng và dẫn đến bội chi trong thời gian dài.
Hoặc thế chấp bằng chứng khoán, cổ phiếu, rủi ro của tình hình thị trường làm cho cổ phiếu mất giá, mất thanh khoản, giảm giá trị hơn số tiền đã vay do nhà đầu tư cạn vốn, không trả được. Các ngân hàng cũng gặp khó khăn khi phải làm thủ tục chuyển nhượng, bán cổ phần của khách hàng.
Rủi ro vay thế chấp về chứng từ liên quan đến quyền sở hữu hàng hóa
Các rủi ro thường gặp liên quan đến chứng từ như hối phiếu, bộ chứng từ xuất xứ của lô hàng (chứng từ xuất nhập khẩu)… Cụ thể, các rủi ro thường gặp là:
Do khách quen nên việc kiểm tra chứng từ nhanh hoặc bổ sung sau nhưng khi đến hạn thì không hoàn thành được (hải quan không xác nhận, hàng không đúng như khai báo, không đúng chất lượng, số lượng) hoặc mất nhiều thời gian để hoàn thiện và chỉnh sửa.
Hoặc là ngân hàng nước ngoài không chấp nhận thanh toán (do ngân hàng trong nước cho là hợp lý nhưng ngân hàng nước ngoài cho rằng chưa đủ…) dẫn đến tranh chấp kéo dài giữa bên mua và bên bán, ảnh hưởng đến thu nhập và khả năng trả nợ cho ngân hàng.
Các biện pháp phòng ngừa rủi ro
Để giảm thiểu rủi ro khi nhận cầm cố giấy tờ có giá, ngân hàng và người cho vay tín dụng phải hết sức thận trọng, tuy chậm mà chắc. Cụ thể:
- Luôn kiểm tra đối chiếu kỹ càng, xác thực block trên hệ thống và với tổ chức phát hành rồi mới tiến hành giải ngân.
- Liên tục cập nhật các biến động của thị trường để điều chỉnh tỷ lệ cho vay, hoặc giảm khoản vay khi tỷ lệ tài sản đảm bảo đạt mức đe dọa (lên đến 90-95% giá trị tài sản đảm bảo).
- Cùng với hàng hóa, chứng từ phải được gửi cho bộ phận nghiệp vụ để kiểm tra, xác nhận, bàn giao hoàn chỉnh rồi mới giải ngân.
Như vậy, Taichinh.vip đã chia sẻ đến bạn đọc một số nội dung về rủi ro vay thế chấp. Mọi người có thể tham khảo để thu thập nhiều thông tin bổ ích. Hãy theo dõi chúng tôi thường xuyên hơn nhé!