Vay kinh doanh tín chấp: Quy trình, lãi suất vay vốn

By Hồ Phụng Thanh Trang Updated on

Vay kinh doanh tín chấp là gì? Khác gì so với gói vay thế chấp không? Đây là hai hình thức vay tiền làm vốn kinh doanh phổ biến dành cho các doanh nghiệp của ngân hàng VP bank, TP bank, MSB bank,…Hình thức này ngoài giấy phép vay vốn kinh doanh có thể vay nhanh qua thẻ easy credit, vay online không? Cần điều kiện gì? Để biết chi tiết hơn mời bạn đọc xem qua bài viết dưới đây của Taichinh.vip nhé.

Vay kinh doanh tín chấp là gì?

vay kinh doanh tin chap

Vay kinh doanh tín chấp là hình thức cho vay mà ngân hàng cấp tín dụng cho doanh nghiệp mà không yêu cầu thế chấp tài sản. Đây được xem là giải pháp tài chính linh hoạt, giúp doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn vay dễ dàng và nhanh chóng.

Ưu điểm của hình thức vay tín chấp:

Lợi ích của vay kinh doanh tín chấp rất hấp dẫn. Điều này giúp doanh nghiệp có cơ hội tăng vốn và mở rộng hoạt động kinh doanh mà không cần phải cung cấp tài sản thế chấp như tài sản, nhà xưởng hoặc thiết bị máy móc. 

  • Thủ tục vay đơn giản, không phải thế chấp tài sản nên tiết kiệm thời gian và chi phí.
  • Thời gian duyệt hồ sơ và giải ngân nhanh chóng.
  • Giúp doanh nghiệp tiếp cận được nguồn vốn lớn mà không cần có tài sản đảm bảo.
  • Có thể vay để bổ sung vốn lưu động, đầu tư nâng cấp hoặc mở rộng kinh doanh.

Nhược điểm vay tín chấp

  • Lãi suất vay kinh doanh tín chấp cao hơn lãi suất vay thế chấp
  • Cần phải chứng minh thu nhập hay nguồn thu rõ ràng
  • Vì sự đơn giản trong quá trình vay nên dễ dàng vay và dẫn đến không có khả năng chi trả nợ.
  • Khi khách hàng trả nợ không đúng hạn hoặc không có khả năng chi trả sẽ bị nợ xấu và kiện tụng
  • Mức phí phạt khi trả trước khoản vay trước hạn hợp đồng cao 2%-5%

Điều kiện vay tín chấp

Vay kinh doanh tín chấp là một trong những cách hiệu quả để đảm bảo doanh nghiệp có đủ nguồn tài chính cần thiết để mở rộng hoạt động. Điều này giúp doanh nghiệp tự do sử dụng khoản vay mà họ nhận được để tái đầu tư và phát triển.

Điều kiện về doanh nghiệp

  • Có giấy phép đăng ký kinh doanh, hoạt động hợp pháp. Công ty được tahnfh lập đúng luật pháp Việt Nam.
  • Đã hoạt động ổn định từ 2 năm trở lên.
  • Có doanh thu hàng năm tối thiểu từ 2-5 tỷ đồng.
  • Mục đích rõ ràng, không vi phạm pháp luật
  • Công ty, các đại lý không có nợ xấu tại các tổ chức tín dụng.

Điều kiện về hồ sơ

Để đủ điều kiện vay kinh doanh tín chấp, doanh nghiệp cần có lịch sử tín dụng tốt và khả năng thanh toán nợ hằng tháng. Yêu cầu khi vay kinh doanh tín chấp bao gồm việc cung cấp thông tin tài chính, báo cáo thuế, và lên kế hoạch sử dụng nguồn vốn một cách hiệu quả.

  • Đơn đề nghị vay vốn
  • Giấy phép kinh doanh, đăng ký thuế
  • Báo cáo tài chính 2 năm gần nhất
  • Hợp đồng kinh tế, chứng minh năng lực tài chính
  • Các tài liệu liên quan đến dự án, mục đích vay vốn

Vay kinh doanh không thế chấp

Việc sử dụng tín chấp trong quá trình vay kinh doanh giúp giảm bớt bước thế chấp tài sản và mang lại sự linh hoạt cho doanh nghiệp. Điều này có thể là một lựa chọn phù hợp đối với doanh nghiệp tự do hoặc các doanh nghiệp nhỏ và vừa.

Hạn mức vay

  • Từ 100 triệu đến vài tỷ đồng, tùy theo năng lực tài chính và quy mô hoạt động.
  • Thường bằng 10-20% doanh thu hoặc vốn chủ sở hữu.
  • Có thể vay nhiều ngân hàng để tăng hạn mức tín dụng.

Thời hạn vay

  • Ngắn hạn từ 3 tháng đến 1 năm.
  • Trung và dài hạn từ 1-5 năm.
  • Có thể đề nghị gia hạn nếu đáp ứng các điều kiện.

Một số ưu điểm và nhược điểm của vay tín chấp so với vay thế chấp

Vay tín chấpVay thế chấp
Ưu điểmKhông lo sợ phát mãi tài sản
Thủ tục duyệt vay đơn giản và nhanh chóng
Giải ngân nhanh chóng
Một số tổ chức tài chính vẫn hỗ trợ cho phép vay dù điểm tín chấp thấp
Lãi suất và các khoản phải trả hàng tháng thấp hơn
Thời gian vay kéo dài hơn 
Nhược điểmLãi suất cao
Cần phải chứng minh thu nhập, nguồn thu rõ ràng
Bắt buộc phải có tài sản có giá trị để thế chấp
Hạn mức vay phụ thuộc vào tài sản thế chấp
Thời gian xét duyệt hồ sơ lâu
Khả năng mất tài sản nếu như người vay không có khả năng trả nợ

Lãi suất cho vay kinh doanh tín chấp

lai suat vay tin chap kinh doanh

Lãi suất và thời hạn vay kinh doanh tín chấp được đàm phán trong hợp đồng vay và có thể thay đổi tùy thuộc vào ngân hàng hoặc tổ chức tài chính.

  • Cao hơn so với cho vay có tài sản đảm bảo.
  • Từ 10-16%/năm cho vay ngắn hạn.
  • Từ 12-18%/năm cho vay trung và dài hạn.
  • Một số ngân hàng có chính sách ưu đãi lãi suất.

Cách tính lãi suất vay tín chấp của một số ngân hàng hiện nay:

Lãi suất trên dư nợ gốc

Lãi suất trên dư nợ gốc được tính dựa trên số tiền gốc bạn đã vay lúc đầu bạn 

Ví dụ: Bạn vay kinh doanh tín chấp 60 triệu đồng với thời hạn gói vay là 12 tháng, lãi suất 15,99%/năm trên dư nợ cố định.

Số tiền trả hàng tháng = Số tiền gốc cố định hàng tháng + Tiền lãi cố định hàng tháng

  • Số tiền gốc cố định hàng tháng = 60.000.000 / 12 = 5.000.000 VNĐ
  • Tiền lãi cố định hàng tháng = 60.000.000 x 15,99% / 12 = 799.500 VNĐ
  • Số tiền phải trả hàng tháng = 5.000.000 + 799.500 = 5.799.500 VNĐ

Tổng tiền lãi bạn phải trả cho khoản vay này là 9.594.000 VNĐ cho 12 tháng.

Lãi suất trên dư nợ giảm dần

Công thức tính lãi suất dựa trên dư nợ giảm dần:

  • Tiền lãi tháng đầu tiên = Số tiền đã vay x Lãi suất vay theo tháng
  • Tiền gốc hằng tháng = Số tiền đã vay/Thời gian vay tính theo tháng
  • Tiền lãi các tháng tiếp theo = Số tiền gốc còn lại x Lãi suất vay theo tháng

Ví dụ: Bạn vay ngân hàng 50 triệu đồng trong 12 tháng với lãi suất 20%/năm theo hình thức lãi suất dựa trên dư nợ giảm dần.

  • Tiền gốc phải trả hàng tháng = 50.000.000/12 = 4.166.667 đồng.
  • Tiền lãi tháng đầu = (50 triệu x 20%)/12 =  833.333 đồng.
  • Tiền lãi tháng thứ 2 = (50.000.000 – 4.166.667) x 20%/12 = 763.889 đồng.

Tiền lãi các tháng còn lại tính tương tự như cách tính tiền lãi tháng 2.

Mức lãi suất vay kinh doanh tín chấp của các ngân hàng Việt Nam hiện nay:

Ngân hàngLãi suấtThời hạn
Techcombank13.78 – 18%12 tháng
BIDV10 – 16% (nếu có ưu đãi)16 – 25% (sau ưu đãi)12 tháng
VPBank14%12 tháng
TPBank17%12 tháng
Sacombank9.6% – 11%12 tháng
Vietinbank10 – 12%12 tháng
Agribank17%12 tháng
HSBC15,99% (theo dư nợ giảm dần)12 tháng
Vietcombank10,8% – 14,4%12 tháng

Quy trình vay tín chấp đơn giản

Vay kinh doanh tín chấp là một loại hình tài chính quan trọng dành cho các doanh nghiệp. Vay kinh doanh tín chấp đề cập đến quá trình mà doanh nghiệp yêu cầu một số tiền vay từ ngân hàng hoặc tổ chức tín dụng mà không cần tài sản thế chấp cụ thể.

Bước 1: Chọn ngân hàng và gói vay

  • Nghiên cứu các ngân hàng có uy tín.
  • Chọn gói vay phù hợp nhu cầu và khả năng tài chính.

Bước 2: Chuẩn bị hồ sơ đầy đủ

  • Xem kỹ danh mục hồ sơ cần thiết.
  • Chuẩn bị đầy đủ giấy tờ theo yêu cầu.

Bước 3: Nộp hồ sơ vay vốn

  • Nộp hồ sơ trực tiếp hoặc qua mạng.
  • Theo dõi quá trình xử lý hồ sơ.

Bước 4: Ngân hàng thẩm định và phê duyệt

  • Thẩm định hồ sơ và khả năng tín dụng.
  • Thông báo kết quả phê duyệt cho khách hàng.

Bước 5: Ký hợp đồng vay vốn

  • Ký kết hợp đồng vay tiền, thỏa thuận các điều khoản.
  • Ngân hàng giải ngân theo thỏa thuận.

Lưu ý khi vay kinh doanh tín chấp

  • Chỉ vay khi thực sự cần thiết, tránh lạm dụng tín dụng.
  • Cân nhắc kỹ khả năng trả nợ và lựa chọn kỳ hạn vay phù hợp.
  • Lập kế hoạch tài chính, dự phòng rủi ro trước khi vay.
  • Tuân thủ các điều khoản trong hợp đồng, trả nợ đúng hạn.
  • Sử dụng vốn vay đúng mục đích, tăng hiệu quả kinh doanh.

Vay kinh doanh tín chấp là giải pháp tài chính linh hoạt, giúp doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn lớn mà không cần tài sản đảm bảo như cách vay thế chấp. Tuy nhiên, doanh nghiệp cần cân nhắc kỹ trước khi quyết định vay để đảm bảo khả năng trả nợ và hiệu quả sử dụng vốn vay. Tài Chính Vip chúc quý bạn đọc chọn được cho mình gói vay ngân hàng phù hợp với mục đích và khả năng chi trả của mình nhé.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *