Các hình thức vay kinh doanh ngân hàng phổ biến hiện nay

Các hình thức vay kinh doanh là cách vay vốn ngân hàng các doanh nghiệp lựa chọn để bổ sung vốn kinh doanh mở rộng quy mô hoạt động sản xuất của mình. Hiện nay có rất nhiều hình thức lựa chọn vay kinh doanh như khoản vay thế chấp, vay tín chấp,  bạn cần chọn hình thức phù hợp với mục đích của mình. cùng Taichinhvip tìm hiểu lãi suất, thủ tục vay tiền ngân hàng qua bài viết sau đây.

Các hình thức vay kinh doanh hiện nay

Tong quan ve cac hinh thuc vay

Vay thế chấp

Vay thế chấp là một hình thức cho vay có tài sản bảo đảm. Tài sản đảm bảo có thể là nhà cửa, đất, nhà xưởng đang sở hữu. Khi ngân hàng hoặc tổ chức tín dụng xem xét và chấp nhận yêu cầu thì sổ đỏ sẽ được ngân hàng giữ lại. Sau khi trả hết nợ, ngân hàng sẽ trả lại sổ đỏ.

Vay tín chấp

Vay tín chấp kinh doanh là hình thức cho vay kinh doanh không cần thế chấp tài sản. Các đơn vị tín dụng căn cứ vào mức độ doanh thu và uy tín của doanh nghiệp vay để phê duyệt. 

  • Lịch sử tín dụng: Đối tác tài chính từng vay? Có nợ xấu hay không? 
  • Thu nhập và nguồn thu như thế nào?
  • Người đi vay cần xác định chính xác mục đích của mình: vay bao nhiêu, vay trong bao lâu, khả năng hoàn vốn là bao nhiêu,…

Thông thường, nếu bạn có vốn vay thấp thì nên chọn hình thức vay tín chấp với thủ tục đơn giản. lãi suất tính trên dư nợ giảm dần. Nếu vay số vốn lớn để đầu tư, xây dựng nhà xưởng hay mua ô tô thì nên lựa chọn hình thức vay thế chấp do thời gian vay dài và lãi suất ưu đãi hơn.

Đặc điểm của các hình thức vay kinh doanh

Vay vốn kinh doanh giúp doanh nghiệp nhanh chóng huy động vốn để thực hiện ngay kế hoạch kinh doanh đã đề ra.

  • Hạn mức vay: Linh hoạt, tối thiểu 20 triệu đồng
  • Thời hạn vay: Linh hoạt, 6, 12, 18, 24, 30, 36, 48 tháng hoặc theo quy định của từng ngân hàng
  • Hình thức trả lãi: Trả góp hàng tháng, hàng quý hoặc theo thỏa thuận giữa hai bên. Trả lãi bằng tiền mặt hoặc chuyển khoản.
  • Lãi suất vay vốn kinh doanh: Lãi suất cố định trong x tháng đầu tiên (x tùy từng ngân hàng), sau đó ngân hàng áp dụng lãi suất ưu đãi theo từng thời điểm. Thời gian tính lãi bắt đầu từ thời điểm cá nhân/công ty nhận được tiền.

Nên lựa chọn gói vay nào tốt nhất?

Cac hinh thuc vay von doanh nghiep

Khách hàng là chủ hộ kinh doanh, doanh nghiệp nhỏ

Các hình thức vay kinh doanh từ nguồn đầu tư cá nhân cũng có thể hữu ích, bao gồm vay từ bạn bè, người thân hoặc các nhà đầu tư cá nhân. Ngoài ra, vay từ tổ chức tài chính phi chính phủ cũng đang trở thành một lựa chọn hấp dẫn với sự đa dạng về tài chính.

Sản phẩmĐối tượng
Vay tín chấp kinh doanhChủ hộ kinh doanh tại các làng nghề, tuyến phố hoặc khu chợ
Vay tín chấp: Vay đa năng, Vay siêu tốc, Vay tiếp sức chủ sạp, Vay thuếHộ kinh doanh kinh doanh tại tuyến phố hoặc sạp chợ
Vay thế chấp sạp chợHộ kinh doanh kinh doanh tại sạp chợ

Mỗi sản phẩm vay sẽ có mức lãi suất khác nhau. Tùy theo khả năng chi trả và uy tín của bạn mà người cho vay sẽ điều chỉnh mức lãi suất phù hợp.

Khách hàng vay là doanh nghiệp vừa và nhỏ

Các doanh nghiệp SME với ưu thế nhạy bén, linh hoạt, ít rủi ro hiện đang là khách hàng mục tiêu được nhiều hỗ trợ vay vốn từ các ngân hàng.

Loại doanh nghiệpSản phẩm vay
Doanh nghiệp siêu nhỏGói Vay thế chấp cho doanh nghiệp siêu nhỏ, Thấu chi tài khoản doanh nghiệp, Thế chấp hóa đơn, Tài trợ theo ngành,…
Doanh nghiệp vừa và nhỏThấu chi tài khoản doanh nghiệp, Tài trợ theo ngành, Thế chấp hóa đơn, Vay thế chấp cho doanh nghiệp vừa và nhỏ, Vay tín chấp cho doanh nghiệp vừa và nhỏ,…
Doanh nghiệp của nữ doanh nhânGiải pháp doanh nghiệp do nữ làm chỉ với các sản phẩm: Gói vay hỗ trợ về nguồn vốn, Gói hỗ trợ kết nối kinh doanh, Gói hỗ trợ kiến thức chuyên sâu

Khách hàng doanh nghiệp quy mô lớn

Có 4 loại các hình thức vay kinh doanh giúp doanh nghiệp bổ sung kịp thời cho hoạt động sản xuất, kinh doanh:

Sản phẩm vayĐối tượng
Cho vay thế chấp tài sản, giấy tờ có giá trịNgười sở hữu giấy tờ, tài sản hợp pháp.
Vay hợp vốnNhu cầu số vốn kinh doanh vượt hạn mức của ngân hàng. 
Vay trung và dài hạn đầu tư TSCĐ, dự án kinh doanhNhu cầu vốn lớn và thời gian vay trên 1 năm
Vốn lưu động ngắn hạnDoanh nghiệp có nhu cầu vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh, mua hàng hóa, thanh toán các chi phí của doanh nghiệp…

Mục đích vay kinh doanh

Vay mua máy móc, thiết bị nhà xưởng

Vay kinh doanh trả góp thường được sử dụng để mua sắm thiết bị hoặc mở rộng hoạt động. Việc vay từ nguồn vốn mạo hiểm, các doanh nghiệp khởi nghiệp có thể nhận được sự hỗ trợ cần thiết trong giai đoạn đầu. Sử dụng hình thức vay kinh doanh từ ngân hàng mang lại sự ổn định về tài chính với lãi suất cố định.

  • Độ tuổi: 21 – 65 tuổi, tại thời điểm đáo hạn không được vượt quá 70 tuổi
  • Giấy phép đăng ký kinh doanh và thời gian hoạt động kinh doanh tính đến thời điểm vay vốn đảm bảo đáp ứng tối thiểu theo quy định của từng ngân hàng
  • Vốn hiện có: ít nhất 30%
  • Lịch sử tín dụng: Không có nợ xấu tại bất kỳ ngân hàng, tổ chức tài chính nào khác
  • Các tài sản thế chấp vay vốn: Nhà đất, phương tiện vận tải, các giấy tờ có giá trị,… có chứng nhận hợp pháp.

Vay bổ sung vốn lưu động

  • Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hợp pháp. Thời gian hoạt động kinh doanh tính đến thời điểm vay vốn đảm bảo đáp ứng tối thiểu theo quy định của từng ngân hàng.
  • Vốn hiện có: ít nhất 20%
  • Không có nợ xấu ngân hàng hay tổ chức tài chính nào khác
  • Kế hoạch kinh doanh: khả thi, hợp pháp
  • Nguồn tài chính: đảm bảo ổn định, có khả năng chi trả nợ vay cho ngân hàng
  • Tài sản thế chấp: bất động sản hợp pháp, phương tiện vận tải, máy móc trang thiết bị, hàng hóa… 

Quy trình và lãi suất các hình thức vay kinh doanh

Quy trinh va lai suat vay von kinh doanh

Thủ tục các hình thức vay kinh doanh

Khi thực hiện các hình thức vay kinh doanh doanh nghiệp cần chuẩn bị những loại giấy tờ dưới đây:

– Hồ sơ pháp lý cá nhân: bao gồm CMND (CCCD), sổ hộ khẩu hoặc sổ tạm trú hoặc xác nhận tạm trú, giấy xác nhận tình trạng hôn nhân, đăng ký kết hôn.

– Hồ sơ tài sản (nếu vay thế chấp): giấy chứng nhận quyền hợp pháp đối với các loại giấy tờ như đất đai, nhà ở, tài sản gắn liền với đất, giấy phép xây dựng; giấy đăng ký, bảo hiểm của các phương tiện giao thông,…

– Chứng minh thu nhập:

  • Nguồn thu từ lương: hợp đồng lao động, bảng lương, giấy xác nhận lương hoặc sao kê lương của ngân hàng.
  • Nguồn thu từ cho thuê: giấy tờ sở hữu tài sản cho thuê hợp pháp, bản hợp đồng thuê.
  • Nguồn thu từ kinh doanh: giấy phép kinh doanh, sổ sách ghi chép hoạt động thu chi, hóa đơn đầu vào, hóa đơn đầu ra, hợp đồng kinh tế, hồ sơ thuế

– Hồ sơ mục đích sử dụng: Tùy thuộc vào mục đích sử dụng vốn của bạn mà cần chuẩn bị những loại giấy tờ khác nhau. 

​Quy trình các hình thức vay kinh doanh

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ:

Mục đích sử dụng vốn vay, khoản tiền vay, thời gian vay, tài sản thế chấp, chúng minh thu nhập,…và nhân viên tư vấn. 

Bước 2: Tiếp nhận hồ sơ và thẩm định 

Ngân hàng xác minh lại những thông tin mà khách hàng cung cấp và tiến hành thẩm định lại hồ sơ. 

Bước 3: Xét duyệt hồ sơ và khoản vay: Ngân hàng thẩm định và phê duyệt khoản vay

Bước 4: Giải ngân:

Hai bên tiến hành ký kết hợp đồng. Sau đó, ngân hàng giải ngân cho khách hàng bằng tiền mặt hoặc chuyển khoản

Lãi suất các hình thức vay kinh doanh

Mỗi ngân hàng có mức lãi suất cho vay vốn khác nhau. Hiện tại mức lãi suất dao động trong khoảng từ 6 – 25%/năm.

Một số ngân hàng có lãi suất cho

Một số ngân hàng có lãi suất cho các hình thức vay kinh doanh thấp nhất hiện nay:

thấp nhất hiện nay:

  • Agribank: lãi suất cho vay đầu tư sản xuất kinh doanh từ 6%/năm. Áp dụng cho các doanh nghiệp nông nghiệp.
  • BIDV: lãi suất từ 6,8%/năm đối với các khoản vay dưới 6 tháng. Vay trên 6 tháng, lãi suất từ 7%/năm.
  • Vietcombank: lãi suất dao động 8-10%/năm tùy kỳ hạn và mục đích vay vốn.
  • Vietinbank: lãi suất từ 7%/năm với khoản vay dưới 6 tháng. Vay trên 6 tháng, lãi suất áp dụng từ 8%/năm.
  • ACB: lãi suất dao động 8-9%/năm cho khoản vay dưới 12 tháng. Vay trên 12 tháng, lãi suất từ 9,5%/năm.

Qua bài viết trên về các hình thức vay kinh doanh, Tài Chính Vip  hi vọng đã cung cấp các thông tin cần thiết cho bạn đọc. Chúc bạn đọc chọn được hình thức vay phù hợp với doanh nghiệp của mình. Đồng thời cân nhắc về năng lực tài chính, kế hoạch kinh doanh để vay đúng nhu cầu, tránh lãng phí khi sử dụng các hình thức vay kinh doanh.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *