Quyền Tài Sản Là Gì?

Bạn đang tìm hiểu về các quy định pháp luật, những khái niệm như quyền tài sản là gì, quyền sở hữu tài sản,….Đây là những quyền lợi cơ bản của mỗi công dân Việt Nam. Để hiểu rõ hơn về những vấn đề trên, hãy cùng tham khảo bài viết dưới đây của Tài Chính Vip nhé!

Tài sản và quyền tài sản là gì?

Khái niệm tài sản

Theo điều 105 Bộ luật dân sự 2015 quy định tài sản bao gồm vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản. Tài sản cũng bao gồm động sản và bất động sản, đây có thể là tài sản hiện có hoặc sẽ hình thành trong tương lai.

quyen-tai-san-la-gi (1)
Giấy tờ nhà

Khái niệm quyền tài sản

Quyền tài sản là quyền trị giá được tính bằng tiền, bao gồm quyền tài sản đối với đối tượng quyền sử dụng đất đai, quyền sở hữu trí tuệ và các quyền tài sản khác (Theo điều 115 Bộ luật dân sự 2015).

Quyền sở hữu tài sản

Quyền sở hữu tài sản ra đời khi xã hội có sự phân chia giữa các giai cấp và hình thành Nhà Nước. Quyền này tổng hợp các quy phạm pháp luật nhằm điều chỉnh những quan hệ sở hữu tài sản trong xã hội. Đặc biệt không thể tồn tại tách rời Nhà Nước, sẽ tự mất đi khi không còn Nhà Nước.

Quyền sở hữu là quyền của duy nhất chủ sở hữu đối với tài sản. Là quyền tổng hợp các quyền năng cụ thể với tài sản bao gồm: quyền chiếm hữu, quyền sử dụng và quyền định đoạt tài sản theo điều 158 Bộ luật dân sự 2015.

Do đó, những chủ thể chỉ có một hoặc hai quyền trong tổng ba quyền trên sẽ không được công nhận là chủ sở hữu tài sản mà chỉ là chủ thể có những quyền khác đối với tài sản. Các quyền khác đó như: quyền hưởng dụng, quyền bề mặt, quyền đối với bất động sản liền kề (căn cứ theo điều 159 trong bộ luật dân sự 2015).

Các quyền năng thuộc quyền sở hữu có thể được chuyển giao cho người khác hoặc chủ sở hữu có thể tách riêng từng quyền trên để chuyển giao, tuy nhiên đây chỉ là sự chuyển giao có thời hạn. Như vậy những chủ thể chỉ có quyền khác đối với tài sản trong phạm vi quyền và thời hạn nhất định.

Phân biệt tài sản và hàng hóa

Cần phải có sự phân biệt giữa tài sản và khái niệm hàng hóa trong khoa học chính trị kinh tế học. Theo đó, hàng hóa là sản phẩm do con người tạo ra, có giá trị và có thể sử dụng. Giá trị của hàng hóa sẽ được xác định bằng sức lao động xã hội đã bỏ ra để sản xuất loại hàng hóa đó.

quyen-tai-san-la-gi (2)
phân biệt tài sản

Đối với đất đai, các loại tài nguyên thiên nhiên cũng là vật, nhưng không được xem là hàng hóa do chúng không được tạo ra bởi lao động xã hội. Suy ra, khái niệm tài sản sẽ có phạm vi rộng hơn khái niệm về hàng hóa. Tài sản bao gồm các loại sau:

Tài sản là vật

Vật thuộc thế giới vật chất, tồn tại khách quan và con người có thể cảm nhận được bằng các giác quan. Có thể chia vật thành các nhóm sau:

Vật chính và vật phụ:

  • Vật chính: vật độc lập, khai thác công dụng theo các tính năng
  • Vật phụ: vật trực tiếp phục vụ cho việc khai thác công dụng của vật chính, nói cách khác, vật phụ là một bộ phận của vật chính và có thể tách rời.
  • Ví dụ: vật chính là máy lạnh, vật phụ sẽ là điều khiển máy lạnh.

Vật chia được và vật không chia được:

  • Vật chia được: khi bị chia vẫn giữ được tính chất và các tính năng ban đầu (xăng, gạo,…)
  • Vật không chia được: khi chia sẽ mất đi tính chất và khả năng sử dụng ban đầu. Đối với những vật không chia được, thì phải tính ra thành tiền để chia (xe máy, ô tô, tủ,….)

Vật tiêu hao với vật không tiêu hao

  • Vật tiêu hao: mất đi hoặc không giữ được tính chất, hình dáng và tính năng khi qua một lần sử dụng (thực phẩm, xi măng, xăng, dầu,…)
  • Vật không tiêu hao: Vẫn giữ được tính chất, hình dáng và tính năng ban đầu khi đã qua sử dụng ( nhà cửa, xe máy, ô tô,…)

Vật cùng loại với vật đặc định

  • Vật cùng loại: có cùng hình dáng, tính chất và các tính năng sử dụng. Các vật cùng loại thay thế được cho nhau.
  • Vật đặc định: là vật có những đặc điểm, tính chất riêng biệt có thể phân biệt được với những vật khác. Do đó khi thực hiện nghĩa vụ chuyển giao, phải giao đúng vật đó.

Vật đồng bộ: là những vật bao gồm các bộ phận ăn khớp, có mối quan hệ với nhau tạo thành một chỉnh thể. Nếu thiếu một trong số các phần, sẽ không sử dụng được và làm cho giá trị của vật sụt giảm.

Tài sản là tiền

Không có quy định cụ thể về khái niệm tiền là gì. Tuy nhiên có thể ngầm hiểu tiền là vật ngang giá chung để trao đổi hàng hóa và dịch vụ. Tiền được mọi người chấp nhận sử dụng và do Nhà Nước phát hành.

Tài sản là giấy tờ có giá

Khái niệm này được hiểu là giấy tờ có trị giá được đo bằng tiền, có thể chuyển giao trong giao dịch dân sự. Nó tồn tại dưới dạng cổ phiếu, trái phiếu, tín phiếu,….Đây là loại chứng chỉ được lập trình theo hình thức và trình tự luật định.

Phân loại các quyền tài sản

Quyền đối vật và quyền đối nhân

Quyền đối vật là quyền được thực hiện các hành vi trực tiếp trên các vật cụ thể mà không cần sự cho phép hay sự hợp tác của các chủ thể khác. Các quyền đối vật như: quyền sở hữu, quyền bề mặt, quyền hưởng dụng, quyền của bên bảo đảm đối với tài sản bảo đảm, quyền đối với bất động sản liền kề…

Quyền đối nhân là quyền được thiết lập dựa trên mối quan hệ giữa 2 hai chủ thể của quan hệ pháp luật. Có thể hiểu đơn giản quyền đối nhân là quyền cho phép chủ thể này yêu cầu chủ thể kia đáp ứng những nhu cầu về vật chất của mình. Chẳng hạn như quyền đòi nợ, quyền yêu cầu cấp dưỡng, quyền yêu cầu bồi thường do danh dự, nhân phẩm, sức khỏe bị xâm hại,… theo quy định của pháp luật.

Quyền tài sản có thể chuyển giao và không thể chuyển giao

Quyền tài sản được chuyển giao: quyền đòi nợ, quyền được nhận tiền bảo hiểm đối với các vật đảm bảo, quyền sở hữu công nghiệp,…..

Quyền tài sản không thể chuyển giao: những quyền gắn với nhân thân như quyền cấp dưỡng, quyền thừa kế, quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại,…

Quyền tài sản được thực hiện trên vật hữu hình và vật vô hình, quyền được thực hiện thông qua hành vi của con người

Quyền tài sản được thực hiện trên vật hữu hình: các quyền hưởng dụng, quyền sử dụng đất đai,… Đặc trưng của loại quyền này là chủ thể được thực hiện các hành vi tác động trực tiếp lên vật hữu hình mà không cần đến sự cho phép hay giúp đỡ của chủ thể khác.

Quyền tài sản được thực hiện trên các vật vô hình: bao gồm những quyền gắn với với các hoạt động sáng chế, phát minh, sở hữu trí tuệ. Một số có kể đến như: quyền tác giả, quyền sáng chế,…

Quyền tài sản được thực hiện thông qua hành vi của con người: quyền yêu cầu thiệt hại, quyền yêu cầu bồi thường hợp đồng, quyền đòi nợ,..

Quyền tài sản phải đăng ký và không phải đăng ký

Các quyền tài sản bắt buộc phải đăng ký bao gồm: quyền sử dụng đất, quyền sở hữu công nghiệp, quyền thiết kế, quyền sáng chế,…..Những quyền tài sản khác, nằm ngoài các quyền trên có thể không cần đăng ký.

Hy vọng bài viết trên của Tài Chính Vip sẽ giúp bạn đọc nắm rõ khái niệm quyền tài sản là gì cũng như những vấn đề liên quan đến quyền tài sản và sở hữu tài sản. Để tim đọc thêm những bài viết thú vị về kiến thức kinh tế, tài chính, tiền lệ hãy ghé thăm trang chủ của chúng tôi tại taichinh.vip.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *