“Bắt thóp” các chiêu trò lừa đảo vay tiền qua Zalo, điện thoại

Các chiêu trò lừa đảo vay tiền qua Zalo ngày càng tinh vi, khó nhận biết. Những kẻ lừa gạt này sẽ giả mạo thông tin, giấy tờ của các ngân hàng hay công ty tài chính uy tín lừa bạn vay tiền online, chiếm đoạt tài sản. Việc vay mượn tiền theo hình thức này tiềm ẩn rất nhiều rủi ro. Cùng Taichinh.vip tìm hiểu những thủ đoạn lừa đảo trên zalo phổ biến để biết cách phòng tránh. 

Một số chiêu trò lừa đảo vay tiền qua zalo, điện thoại

chieu tro lua dao vay tien

Các thủ đoạn lừa đảo vay tiền qua mạng hiện nay vô cùng tinh vi. Chính vì vậy người dân phải hết sức đề cao cảnh giác. Dưới đây là một số chiêu trò lừa gạt phổ biến bạn cần lưu ý: 

Lừa đảo vay tiền qua Zalo

Zalo hiện đang là nền tảng mạng xã hội được rất nhiều người Việt Nam tin tưởng và sử dụng. Lợi dụng điểm này, những kẻ lừa đảo sẽ mạo danh các công ty tài chính uy tín để lừa đảo khách hàng vay tiền nóng online, nhằm chiếm đoạt tài sản.

Các đối tượng này sẽ mạo danh là các tổ chức, công ty dịch vụ vay vốn rồi nhắn tin vào tài khoản của từng khách hàng qua Zalo để mời vay với lãi suất thấp. Không cần giấy tờ tùy thân mà bạn vẫn có thể vay từ 10 – 70 triệu đồng với lãi suất chỉ 0,5%/tháng. 

Khách hàng chỉ cần gửi giấy tờ tùy thân sau đó đóng phí bảo hiểm hoặc phí hồ sơ để được vay. Nhưng trên thực tế, bạn sẽ không nhận được bất kỳ khoản vay nào cả. Bạn sẽ mất tiền “oan” nộp cho chúng. 

Hoặc bạn có thể nhận tiền từ các đối tượng này nhưng số tiền nhận được sẽ thấp hơn rất nhiều so với số tiền đăng ký vay. Nhưng tiền lãi vẫn được tính trên số tiền đã đăng ký vay và với mức lãi suất cao gấp nhiều lần so với gốc. Nếu bạn không trả nợ thì bọn này sẽ dùng thủ đoạn xã hội đen để đe dọa. 

Lừa đảo vay tiền qua điện thoại

lua dao vay tien qua dien thoai

Lừa đảo cho vay qua điện thoại cũng là một mánh khóe phổ biến mà những kẻ mạo danh vẫn làm ngày nay. Họ sẽ chạy quảng cáo trên Google, Facebook,… với nội dung cho vay mượn tiền không cần thế chấp. Tiền có thể được nhận ngay trong ngày sau khi đăng ký.

Nếu ai đó đang cần tiền gấp và muốn vay, chúng sẽ yêu cầu đặt cọc bảo hiểm hoặc đặt cọc khoản vay. Thậm chí có người còn yêu cầu trả lãi trước khi vay. 

Những kẻ này sẽ tạo ra các quy trình cho vay giống như thật để khách hàng tin tưởng. Sau khi nhận được tiền của bạn, chúng sẽ chặn mọi phương thức liên lạc. Và lúc này khách hàng sẽ nghĩ rằng ngân hàng đã lừa đảo để thu phí bất hợp pháp từ khách hàng.

Vì vậy, bạn cần phải cẩn thận với những trò gian lận này. Hãy luôn nhớ rằng các ngân hàng không bao giờ tính phí dịch vụ đối với các khoản vay. Ngoài ra có cũng thể tham khảo thêm các dịch vụ tại app vay tiền nhanh AZ99 để tránh bị dụ dỗ.

Lừa đảo lừa đảo vay tiền qua ứng dụng

Vay tiền qua ứng dụng hiện đang nổi lên như một hình thức cho vay tiền online mới. Khách hàng chỉ cần cài đặt ứng dụng trên điện thoại. Sau đó đăng ký vay theo mong muốn của mình mà không cần phải làm thủ tục hay sử dụng bất kỳ loại giấy tờ nào.

Nhưng bên cạnh những dịch vụ hỗ trợ vay tiền nhanh 1s thì cũng có rất nhiều ứng dụng vay tiền lừa đảo. Các ứng dụng này hầu hết đều do người Trung Quốc đứng sau.

Họ sẽ cho vay với điều kiện đơn giản. Nhưng sau đó thu lãi với lãi suất cao gấp nhiều lần so với quy định của ngân hàng nhà nước. Thậm chí có những app tính lãi suất lên đến 1000%.

Vay tiền qua Zalo bằng CMND, lãi suất cao

vay tien bang cmnd

Nhiều khách hàng hiện nay vẫn chưa trang bị cho mình những kiến thức khi vay vốn. Vì vậy, bị những kẻ lừa đảo lừa gạt. Đặc biệt là những người có hoàn cảnh khó khăn, thu nhập thấp. 

Khi có nhu cầu vay vốn ngân hàng nhưng không chứng minh được thu nhập, càng không có tài sản để thế chấp. Vì vậy khi bạn thấy những kẻ lừa đảo cho vay tiền với điều kiện, thủ tục đơn giản hơn. Ngay lập tức bạn nộp đơn xin vay cũng như là đang “nộp mạng” cho chúng vậy. 

Khi bạn vay tiền, số tiền lãi phải trả sẽ rất cao. Như VTV đã đưa tin, có một khách hàng vay tiền qua ứng dụng rồi tính lãi suất cao, không có điều kiện trả, rồi lại tiếp tục mượn các ứng dụng khác để trả. 

Nhưng rồi khi tổng số tiền thanh toán lên tới 500 triệu mà vẫn chưa trả hết nợ. Khi không còn khả năng chi trả, có tìm mọi cách để thoát khỏi những ứng dụng cho vay này thì cũng đã quá muộn.

Lừa đảo với dịch vụ xóa nợ xấu trực tuyến CIC

Nợ xấu vay tiền mặt được không? Chính vì vấn đề nợ xấu nên nhiều người dùng không thể vay vốn ở các ngân hàng. Đây cũng là lý do khiến các dịch vụ xóa nợ xấu online trên CIC trở nên phổ biến.

Khi gõ từ khóa dịch vụ xóa nợ xấu trên google, bạn sẽ thấy hàng loạt kết quả được đưa ra. Theo đó khi bạn đăng ký, sẽ phải trả một khoản phí. Và sẽ cam kết xóa hết lịch sử nợ xấu trên CIC mà không cần bất kỳ điều kiện nào. Nhưng sau khi thanh toán, bạn sẽ bị chặn ngay lập tức.

Về bản chất, CIC là dịch vụ thu thập và lưu trữ thông tin tín dụng quốc gia do nhà nước quản lý. Không ai có thể can thiệp vào hệ thống này và xóa nợ xấu cho bạn. Chỉ bản thân khách hàng mới có thể xóa nợ xấu bằng cách thanh toán hết dư nợ.

Lý giải hình thức lừa đảo vay tiền qua mạng

Khi bạn nhấp vào những quảng cáo liên quan và đăng ký nhận thông tin tín dụng, bạn sẽ nhận được phản hồi ngay lập tức từ những công ty giả mạo này. Nhân viên sẽ xem xét và trả lời các tin nhắn trực tiếp, bao gồm cả các cuộc gọi điện thoại đến số điện thoại được cung cấp.

Sau khi làm theo lời kẻ lừa đảo, yêu cầu chụp ảnh cá nhân và chụp ảnh giấy tờ tùy thân để hoàn tất thủ tục đăng ký. Họ sẽ bắt bạn chuyển thêm một số tiền. Số tiền này có thể ít từ vài trăm nghìn đến cả triệu đồng. Có khi lên đến hàng triệu đồng tùy theo số tiền bạn muốn vay.

Nếu người vay có bất kỳ nghi ngờ nào, họ sẽ giải thích rằng đó là một khoản ứng trước hoặc bảo hiểm rủi ro hoặc một khoản phí tượng trưng nào đó. Khiến bạn không còn ngần ngại khi chuyển tiền.

Mặc dù nhiều người rất thận trọng nhưng những người cho vay đã làm giả giấy tờ và con dấu của các công ty uy tín để khiến mọi thứ trông như thật. Cũng có người lờ mờ phát hiện ra đó là lừa đảo sau khi chuyển vài trăm nghìn đầu tiên. 

Tuy nhiên, bên cho vay liên tục yêu cầu bạn chuyển khoản khác để được duyệt khoản vay. Nếu khách hàng không chuyển tiền thì bạn sẽ phải mang hồ sơ đến ngân hàng để làm thủ tục vay và bạn sẽ phải trả khoản nợ đó. Nhưng sau khi chuyển tiền xong, những kẻ lừa đảo sẽ chặn tất cả các cuộc gọi của bạn.

Bị lừa đảo vay tiền online phải làm sao?

bi lua dao vay online phai lam sao

Khi bị mắc bẫy những chiêu trò của bọn lừa đảo chúng ta cần làm gì? Trên thực tế, bạn sẽ thể nào làm gì được bọn chúng, dù có báo công an cũng không thể giải quyết triệt để vấn đề nếu số lượng tài sản không quá lớn. 

Vì vậy bạn chỉ có thể tự trang bị cho mình những kiến thức vay tiền online an toàn, cách nhận biết các hành vi lừa đảo này và phòng ngừa nó. 

Bẫy vay tín dụng đen

Các đơn vị tự động nhắn tin, gọi điện chào mời vay với lãi suất thấp và không cần điều kiện, thủ tục, gặp mặt. Tất cả đều là lừa đảo, khi thấy những lời mời chào này hãy chặn ngay để không bị làm phiền nữa.

Tuyệt đối không tin những lời mời vay của những người lạ không rõ nguồn gốc. Những kẻ này đều là những kẻ lừa đảo, vì vậy chúng ta không nên tin những lời đề nghị cho vay này. Không tham gia các nhóm vay tiền online để tránh bị dụ vay tiền.

Đối với các khoản vay tại các công ty tài chính hoặc ngân hàng uy tín, họ sẽ không yêu cầu đóng phí làm hồ sơ. Nếu phát sinh phí, vui lòng hủy yêu cầu vay ngay lập tức để tránh bị lừa đảo.

Bẫy cho vay tiền trên nhóm Zalo

  • Các nhóm Zalo là nơi những kẻ lừa đảo mạo danh hoạt động rất nhiều. Vì vậy, những ai đang tham gia nhóm cho vay nên thoát ra ngay để tránh bị lừa đảo.
  • Chỉ nên vay tiền qua trang web chính thức của các ngân hàng, công ty tài chính uy tín.
  • Không vay tiền qua trung gian: Vì bọn này sẽ lấy tiền hoa hồng và đa phần là lừa đảo.
  • Không cung cấp tên truy cập, số thẻ, số CVV hoặc mã OTP, số thẻ ATM…cho bất kỳ ai. Vì nguy cơ bị đánh cắp tiền trong tài khoản là rất lớn.
  • Không trả lời tin nhắn, cuộc gọi của những người giả danh nhân viên ngân hàng, công ty tài chính.

Một số câu hỏi thường gặp

Câu trả là không. Nếu có nhu cầu vay vốn bạn nên tìm sự hỗ trợ từ các ngân hàng, tổ chức tín dụng uy tín để đăng vay.

Nếu bị lừa ký hợp đồng vay tiền, nhưng vẫn chưa nhận được tiền giải ngân bạn có thể chủ động chặn bọn lừa đảo này trên mọi nền tảng. Chia sẻ với bạn bè, người thân để tìm phương án giải quyết tốt nhất. Không dính líu đến chúng để tránh rước họa vào thân. 

Trong trường hợp bạn bị lừa tiền từ 2.000.000 đồng trở lên. Bạn có thể nhờ đến sự giúp đỡ của chính quyền, cơ quan công an. 

Thật ra hình thức vay tiền bằng CMND và các giấy tờ tùy thân khác vẫn được chấp nhận tại những đơn vị tài chính uy tín. Do đó nhiều người nhầm lẫn nó với kiểu vay mượn tiền Zalo không an toàn. Nên tránh xa để không bị lừa đảo vay tiền qua Zalo, mắc bẫy của những kẻ giả mạo bạn nhé. Theo dõi Taichinh.vip để tìm đọc thêm nhiều bài viết thú vị. 

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *